LTS : Hiện nay, chất lượng đào tạo kỹ sư ở Việt Nam đang là vấn đề chưa làm cho mọi người yên tâm.
Là người đã từng trực tiếp lặn ngụp trên nửa thế kỷ trong vấn đề này, PGS. Nguyễn Lê Ninh (nguyên giảng viên Khoa Cơ khí, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã có bài viết bày tỏ suy nghĩ cá nhân như là người trong cuộc với vai trò trực tiếp góp phần vun đắp, tạo ra những sản phẩm là kỹ sư cho xã hội.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Người Kỹ sư là bậc thầy kỹ năng thực hiện công việc, là bậc thầy trong sự làm chủ các kiến thức khoa học liên quan đến ngành nghề mà người kỹ sư đó hành nghề về lý thuyết và triển khai ứng dụng trong sự phát triển sản xuất của toàn xã hội.
Như vậy, bậc thầy kỹ năng thực hiện công việc…. theo đúng nội hàm của từ kỹ sư ắt phải trở thành tiêu chí cho việc đào tạo kỹ sư cho mọi ngành nghề. Theo tôi, đó chính là tiêu chí tối cao trong đào tạo kỹ sư.
Bởi trong suốt quá trình thực hiện công việc, nếu gặp trắc trở gì thì người kỹ sư phải là người trả lời được câu hỏi tại sao, cũng có nghĩa là anh ta phải có bản lĩnh biết cách truy tìm ra nguyên nhân để tháo gỡ, khắc phục, nhằm làm cho công việc được tiếp tục thực hiện đạt kết quả đến cùng.
Đã là kỹ sư thì việc cho xuất hiện một sản phẩm cải tiến hay sản phẩm mới cho xã hội là điều hoàn toàn có thể (Ảnh minh họa từ vjtech.vn) |
Từ việc truy tìm nguyên nhân vì đâu công việc gặp trở ngại lại tạo cơ sở cho việc hình thành một bản lĩnh khác cho người kỹ sư, đó là khả năng sáng tạo, là phương pháp luận cho tư duy sáng tạo ra cái mới, là khả năng chủ động tiến hành công việc. Đây chính là đẳng cấp kỹ sư.
Đã là kỹ sư thì việc cho xuất hiện một sản phẩm cải tiến hay sản phẩm mới cho xã hội là điều hoàn toàn có thể. Nhưng điều đó lại phụ thuộc vào tố chất năng động của mỗi người và sự chi phối bởi bối cảnh khách quan của xã hội.
Sản phẩm được tạo ra bằng trí tuệ và kỹ năng của người Kỹ sư hiện đại phải đạt các tiêu chí tiên tiến về tính kỹ thuật, về độ tin cậy và tính hiệu quả trong sử dụng, tính thẩm mỹ công nghiệp, tính cạnh tranh trong chất lượng và giá cả.
Giáo dục đại học và kinh nghiệm phân tầng ở Việt Nam(GDVN) - Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. |
Muốn tạo được những sản phẩm đạt những tiêu chí trên, người kỹ sư phải tìm được các bí quyết kỹ thuật riêng cho từng loại sản phẩm tương ứng trên cơ sở vận dụng các kiến thức của những quy luật tự nhiên.
Bí quyết kỹ thuật này, trong tiếng Anh là từ “Know how”.
Như vậy, muốn có Know how phải làm chủ các kiến thức khoa học cơ bản và khoa học cơ sở liên quan đến sản phẩm để phản ảnh chúng vào trong sản phẩm.
Nói cách khác, lúc này sản phẩm được chứa một hàm lượng trí tuệ của người tạo ra sản phẩm, là hàm lượng chất xám chứa trong sản phẩm. Đó chính là nội hàm của từ “Kỹ thuật”.
Kỹ thuật tạo sản phẩm sẽ quyết định các khâu chọn các nguyên liệu, kỹ thuật xử lý các nguyên liệu cũng như các công việc triển khai phải được tiến hành trên những loại trang thiết bị được chọn lựa phù hợp với khả năng của điều kiện đầu tư sản xuất.
Đặc biệt lưu ý rằng, không được bỏ quên khâu xử lý các phụ liệu phái sinh có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trình tự các bước tuần tự tiến hành tạo sản phẩm trên cơ sở các khâu đã chọn kể trên phải phản ảnh và đảm bảo được bí quyết kỹ thuật đã xác định. Quá trình này được phản ảnh trong từ Công nghệ .
Vì vậy, bí quyết kỹ thuật nào sẽ quyết định Công nghệ tương ứng ấy? Câu trả lời là: Bí quyết kỹ thuật là cha đẻ của Công nghệ tiến hành sản xuất.
Không làm rõ quan hệ chi phối chủ - tớ giữa bí quyết kỹ thuật và Công nghệ triển khai tạo sản phẩm thì tính phát triển trong việc sản xuất sẽ không đảm bảo.
Lâu nay, người ta tiến hành chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến vào nước ta thì không có nghĩa là bên chuyển giao công nghệ phải đồng thời chuyển giao bí quyết kỹ thuật.
Mỗi nội dung chuyển giao công nghệ đều có giá của nó. Không làm rõ điều này thì tụt hậu và nhập phải kỹ thuật sản xuất lạc hậu là điều tất nhiên. Đó cũng đang là hiện trạng nhập công nghệ trong xã hội hiện nay mà báo chí không ngừng đưa tin cảnh báo. Vì sao lại như vậy?
Giáo sư người Việt ở Úc kiến nghị 7 vấn đề đổi mới cho giáo dục Đại học Việt Nam(GDVN) - Đã đến lúc các trường Đại học Việt Nam nên đổi mới toàn bộ; tập trung tối đa chức năng của Bộ Giáo dục theo hướng ưu tiên xây dựng, kiểm tra, giám sát. |
Câu trả lời có liên quan tới chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ thuật ở nước ta trong suốt thời gian qua. Tôi từng viết bài cũng như từng truyền đạt, trao đổi với các sinh viên và học viên cao học mà tôi từng có dịp tham gia đào tạo.
Nhưng trong cơ chế xã hội hiện nay thì những điều tôi làm ấy không thể mang lại chuyển biến gì rõ rệt cho xã hội. Đúng như dân gian ví von : “Một con én sao mang lại được Mùa Xuân”!
Việc lý giải từ kỹ sư, tiêu chí đào tạo kỹ sư và bản lĩnh của người kỹ sư như trên tất yếu là những nhân tố liên quan, chi phối lẫn nhau ấy sẽ là căn cứ mang tính nguyên tắc cho việc lựa chọn , soạn thảo nội dung chương trình đào tạo của việc đào tạo kỹ sư cho mọi ngành kỹ thuật một cách đồng bộ.
Sự đồng bộ ở đây đề cập tới danh mục các môn học lý thuyết và các môn thực hành tương ứng của mỗi ngành phải mang tính cơ bản, đồng bộ nhưng không được tách rời khỏi các yếu tố thời đại.
Các môn học thực hành là nhằm củng cố cho các môn lý thuyết chuyên ngành và bồi dưỡng kỹ năng ngành. Điều đó đòi hỏi các trường kỹ thuật phải đầu tư các trang thiết bị mang tính thời đại tương ứng.
Chí ít phải có sự liên kết với những cơ sở sản xuất có trang bị những loại thiết bị tiên tiến, hiện đại để cho sinh viên có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận và thực hành.
Từ đó giúp sinh viên có kỹ năng điều khiển và khai thác máy móc thiết bị thí nghiệm trong xưởng của trường để khi đi thực tập tại các đơn vị sản xuất các em có thể đạt ở tầm cỡ điều khiển thuần thục.
Các giảng viên hướng dẫn sinh viên đi thực tập ở các đơn vị sản xuất ngoài trường cũng là dịp để họ có cơ hội tiếp cận thực tiễn sản xuất hiện đại.
Sinh viên Việt Nam tụt hậu vì những môn học vô bổ(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết, ở nhiều nước đào tạo đại học 4 năm, nhưng sinh viên được học rất sâu về ngành, chứ không học nhiều môn vô bổ như ở Việt Nam. |
Để tạo cơ sở cho việc hình thành khả năng sáng tạo có kỹ năng cơ bản cho sinh viên được đào tạo thành kỹ sư, trong chương trình đào tạo không thể thiếu nội dung trang bị cho các sinh viên những lý thuyết về các trang thiết bị thực nghiệm, kỹ năng thực nghiệm và các nghiên cứu liên quan trong ngành học.
Đây cũng chính là sự khác biệt về năng lực và bản lĩnh giữa những người được đào tạo để có bằng kỹ sư và người được đào tạo chỉ có bằng cao đẳng kỹ thuật.
Qua đó, vị trí và chất lượng đội ngũ đào tạo trong các Nhà trường đào tạo kỹ sư nói riêng và các loại trường nói chung là vô cùng quan trọng bởi nó mang tính quyết định trong việc đóng góp vào việc tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng.
Xét về mặt triết lý, không thể tạo ra sản phẩm tốt bằng các phương tiện sản xuất cũ kỹ, lạc hậu hoặc ọc ạch.
Người Thầy trong cương vị đào tạo người cũng được ví như các phương tiện đào tạo. Các phương tiện này cũng phải có các tiêu chí chất lượng cụ thể đối với mỗi loại đối tượng đào tạo.để trở thành kỹ sư hợp chuẩn.
Đối với người làm Thầy, bằng cấp chuyên môn mà người đó sở hữu mới chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ.
Muốn đảm bảo điều kiện đủ thì ngoài việc nắm bắt toàn bộ kiến thức chuyên môn ngành đảm bảo tính khoa học cơ bản, hiện đại để đủ khả năng đối thoại với sinh viên thì người thầy cần phải có luôn cả kiến thức xã hội học để lý giải các nhân tố ảnh hưởng, chi phối quy luật phát triển của xã hội.
Ngoài ra, người thầy cần đặng truyền thụ kiến thức một cách sinh động, gắn với thực tiễn phát triển của xã hội để chỉ ra, hướng cho sinh viên cách thức ứng dụng kiến thức Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ một cách linh hoạt.