Cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới, nếu không vì tiền, vì quan hệ thì vì cái gì?

30/10/2016 08:22
QUỐC TOẢN
(GDVN) - 674 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng có nguyên nhân từ việc tuyển dụng thả cửa của bà Hoa. Nguồn tin cho hay, trong số này có cả "con, cháu các cụ".

Tuyển dụng tràn lan để vụ lợi?

Những vi phạm của bà Ngô Thị Hoa, cựu Chủ tịch huyện Yên Định trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí nhân sự theo kiểu “thả cửa” trên địa bàn huyện đã được nêu rõ tại kết luận Thanh tra số 719/KL-TTTH ngày 14/7/2016.

Cùng với đó, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định tiến hành kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với bà Ngô Thị Hoa trước những vi phạm có liên quan.

Sự việc huyện Yên Định, Thanh Hóa bất ngờ cắt hợp đồng 647 giáo viên rồi lại xin tuyển mới 253 giáo viên vì thiếu chỉ tiêu đã đẩy nhiều giáo viên vào tình cảnh thất nghiệp, gây bức xúc dư luận! (Ảnh: vietnamnet.vn).
Sự việc huyện Yên Định, Thanh Hóa bất ngờ cắt hợp đồng 647 giáo viên rồi lại xin tuyển mới 253 giáo viên vì thiếu chỉ tiêu đã đẩy nhiều giáo viên vào tình cảnh thất nghiệp, gây bức xúc dư luận! (Ảnh: vietnamnet.vn).

Về phía người lao động, việc 674 giáo viên, nhân viên hành chính vừa bị huyện này chấm dứt hợp đồng thực chất họ chỉ là nạn nhân của những hành vi sai trái trong tuyển dụng của lãnh đạo huyện Yên Định nhiệm kỳ trước. 

Trong sự việc này, không thể phủ nhận cái sai đầu tiên thuộc về lãnh đạo huyện Yên định. Tuy nhiên khách quan mà nói, "người chơi" khi chấp nhận tham gia vào trò “đỏ, đen”, buộc phải chấp nhận luật chơi, và khi đó rủi ro là không thể tránh khỏi.

Tuy vậy, xung quanh sự việc này, có ý kiến cho rằng, khi những quy định về tuyển dụng được mở rộng bằng cơ chế phân cấp, thì không thể tránh khỏi các biểu hiện tiêu

Cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới, nếu không vì tiền, vì quan hệ thì vì cái gì? ảnh 2

Cựu Chủ tịch huyện sống trong ngôi nhà hoành tráng, mặc kệ 647 thầy cô bị bỏ rơi

cực đi kèm, đặc biệt là đối với việc tuyển dụng giáo viên.

"Thực tế, tại nhiều địa phương, các trường cũng được tuyển dụng lao động chứ không riêng gì huyện/thị/thành phố mới được quyền đó.

Bởi thế mới có chuyện, quyền lực trong tuyển dụng dễ bị "tha hóa" nếu không có sự kiểm soát.

Sự "tha hóa" đó còn được biểu hiện ở việc người ta lợi dụng công tác tuyển dụng (tuyển công chức theo hình thức thi tuyển nhưng không công khai thông báo tuyển dụng, ban hành quy định cá biệt…) để vụ lợi. 

Thậm chí, để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng bất chấp quy định trong tuyển dụng, bằng việc tuyển người thấp điểm, loại người cao điểm trong tuyển dụng như cách làm của bà Ngô Thị Hoa", một chuyên gia (xin giấu tên) từng nhiều năm công tác trong ngành giáo dục cho biết. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, bà Ngô Thị Hoa được gì khi tuyển dụng tràn lan, "ưu tiên" người điểm thấp, loại người điểm cao, bổ nhiệm, tiếp nhận cán bộ thiếu chuẩn...?

Thắc mắc trên vẫn chưa được người trong cuộc giải đáp thỏa đáng.

Đây là hiện tượng không bình thường

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội khóa XIII cho rằng, từ vụ việc tương tự như trên có thể thấy rõ dấu hiệu bất thường trong việc tuyển dụng, sa thải cán bộ, người lao động.

Điều này có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân của người, đơn vị tuyển dụng.

"Đào tạo được 1 giáo viên là cả một quá trình, từ tuyển

"Trong số 647 giáo viên, nhân viên hành chính vừa bị cắt hợp đồng, có cả con, cháu lãnh đạo gửi gắm trước đó", ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch huyện Yên Định nói với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 27/10.

đầu vào, đào tạo... Nhưng khi ra trường người ta vì không có việc làm, hoặc vì một nguyên nhân nào đó nên bị sa thải, chấm dứt hợp đồng dễ dàng.

Vấn đề sa thải ở đây không phải là chuyện thừa giáo viên, mà sa thải người khác để người ta có cớ để nhận con em, người nhà vào cơ quan. Đây là hiện tượng không bình thường, và có chủ đích", ông Lê Như Tiến nhận định.

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Vietnamnet.
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Vietnamnet.

Ông Tiến tiếp tục nêu dẫn chứng: "Tôi còn được biết là có những giáo viên dạy giỏi, có uy tín nhưng vẫn bị sa thải, rồi lấy cớ thiếu giáo viên để tuyển dụng. Và đằng sau câu chuyện tuyển dụng đó không tránh khỏi việc phong bao, phong bì.

Hay những cán bộ có năng lực tốt, dám đấu tranh để nói

Cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới, nếu không vì tiền, vì quan hệ thì vì cái gì? ảnh 4

Tuyển dụng "bát nháo, hại người", cựu Chủ tịch Yên Định đang bị xét kỷ luật

lên sự thật, hoặc phê bình góp ý cho lãnh đạo cũng bị sa thải. Đây là những sự việc đáng buồn!".

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội khóa XIII tỏ vẻ ngạc nhiên khi hàng trăm lao động bị chấm dứt hợp đồng, sa thải nhưng chưa thấy phản ứng của các tổ chức có liên quan, đứng lên bảo vệ quyền lợi của người lao động.

"Ở địa phương nào cũng có Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ... Đây là những tổ chức có trách nhiệm giám sát việc làm của chính quyền, người đứng đầu, bảo vệ người lao động, hội viên của mình?

Nhưng tại sao trong những trường hợp này họ không lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hội viên của mình?", ông Tiến băn khoăn.

Từ vụ việc nói trên, ông Lê Như Tiến đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là đơn vị quản lý cán bộ công nhân viên chức, các tỉnh thành, đơn vị giáo dục đào tạo cần xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng quy chế tuyển dụng chặt chẽ.

"Không thể để cho một người, hoặc một nhóm người có quyền lực muốn sa thải ai cũng được, đặc biệt là những người có trình độ.

Do đó, vấn đề tuyển dụng hay không tuyển dụng phải được chuẩn hóa rõ ràng, cụ thể hơn", ông Lê Như Tiến đề nghị.

QUỐC TOẢN