Thời gian qua, phụ huynh và học sinh quan tâm nhiều đến việc dạy và học liên kết ngoại ngữ trong nhà trường hiện nay.
Điều phụ huynh quan tâm đó chính là chất lượng dạy và học, độ tương thích của chương trình liên kết với chương trình chính khóa của bộ, cam kết về chất lượng đầu ra của học sinh, vấn đề minh bạch hóa trong thu chi về hoạt động liên kết ngoại ngữ…
Đặc biệt, khi đoàn đoàn Đoàn Giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với các quận, huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường trên địa bàn Hà Nội để thẩm tra về hoạt động liên kết ngoai ngữ thì quý phụ huynh lại càng kỳ vọng hơn về những băn khoăn của họ sẽ được giải đáp và làm rõ.
Học sinh chơi game trong giờ dạy học liên kết ngoại ngữ DynEd (ảnh Trinh Phúc). |
Quá trình tìm hiểu về hoạt động liên kết ngoại ngữ, nhiều phụ huynh học sinh đã chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về những điều mà họ trăn trở, cảm thấy bất cập.
Anh Nguyễn Văn Nam, ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên cho biết:“Ở trường con anh học có dạy liên kết ngoại ngữ, thu 280 nghìn một tháng, tuần hai tiết.
Chất lượng không biết như thế nào?. Nhà trường không biết kiểm định chất lượng trung tâm này như thế nào? Phụ huynh cứ giao phó con cho nhà trường thôi, hàng tháng đóng tiền.
Giáo dục Thủ đô không thể thờ ơ với liên kết ngoại ngữ DynEd kèm chơi game |
Gia đình có hai cháu nhỏ học liên kết ngoại ngữ, cháu học lớp 1, một cháu học lớp 4. Cháu học lớp 1 từ đầu năm đến nay nhìn chung là biết vài từ.
Cháu học lớp 4 gia đình từ nhỏ đã cho cháu đi học ở Trung tâm ngoại ngữ bên ngoài, nên có học được. Trong trường học chính khóa 2 tiết rồi, học thêm của Trung tâm Bình Minh hai tiết nữa.
Chúng tôi chỉ biết nạp tiền và gửi niềm tin vào nhà trường, nhưng chất lượng nói chung thì không đánh giá được.
Tôi là phụ tôi thấy nóng ruột về chất lượng thực sự của liên kết ngoại ngữ, việc nhà trường được trích phần trăm tiền đóng học của phụ huynh nên chất lượng dễ bỏ mặc cho trung tâm bên ngoài tự lo.
Trung tâm bên ngoài ai kiểm soát được đó là câu hỏi cần phải giải đáp trong khi hàng tháng thì phụ huynh như tôi phải đóng tiền.
Phụ huynh không cho con học thì cũng khó. Bởi, nếu không học thì giáo viên chủ nhiệm phải trông các cháu mà bản thân giáo viên chủ nhiệm không muốn, không thích thế.
Hôm trước họp phụ huynh tôi có phản ánh với các cô giáo, việc trung tâm thuê hai cô giáo trong trường dạy. Vừa trợ giảng, vừa kiểm soát chất lượng của trung tâm. Trong khi, người ta thuê thì người ta trả lương cho các cô nên cái gì các cô bảo chả tốt.
Các cô được giao giảng dạy giám chê trung tâm không? Tôi nghĩ, nhà trường giao phó hết cho hai cô thực ra rất khó để quản lý nên sốt ruột quá đành phản ánh thôi.
Tâm lý, hiện nay phụ huynh sẵn sàng đầu tư tiền để con học ngoại ngữ, nhưng học ai, học thế nào đó là điều quan trọng.
Người đứng đầu doanh nghiệp liên kết là ai, đạo đức ra sao, văn hóa doanh nghiệp đó như thế nào. Dạy chữ còn dạy người nữa, mà giao cho trung tâm thì chúng tôi lo lắm”.
Tâm lý lo lắng của anh Hùng cũng là nỗi lo chung của nhiều phụ huynh ở Hà Nội hiện nay.
Có thể thấy rằng, khi cho con tham gia học liên kết ngoại ngữ, nhiều phụ huynh vẫn không yên tâm chút nào vì thấy rất mơ hồ. Ngoại ngữ liên kết đã được đưa vào Hà Nội 10 năm nay tuy nhiên chưa có một đợt khảo sát chất lượng.
Chính vì thế, nhà trường thì luôn ca ngợi nhờ liên kết ngoại ngữ mà chất lượng dạy học, thành tích học tập ngoại ngữ của các em học sinh tăng cao.
Biết con làm việc này ở lớp liên kết ngoại ngữ, cha mẹ nào dám cho con đi học? |
Trong khi, ngay chính doanh nghiệp nói rằng: “Học liên kết ngoại ngữ, thực ra chỉ bộ trợ chương trình chính khóa thôi. Tức là tăng kỹ năng giao tiếp cho học sinh với người bản ngữ, còn vơ hết thành tích để ca ngợi liên kết ngoại ngữ là không đúng”.
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin liên quan đến liên kết ngoại ngữ, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận thấy đã nãy sinh rất nhiều bất cập cần trả lời rõ ràng.
Trước hết, dạy liên kết ngoại ngữ là dạy cái gì? Câu trả lời tưởng là dễ nhưng thực tế rất mơ hồ. Đang có tình trạng, mỗi doanh nghiệp một giáo trình, nên ngay cả người quản lý cấp Phòng, Sở hỏi về các giáo trình trên thì cũng ậm ờ.
Nói là bổ trợ cho chương trình ngoại ngữ chính khóa nhưng thực tế, có doanh nghiệp dạy chương trình của chính mình mà không liên quan đến chương trình chính khóa. Cách dạy này chả khác nào học sinh đang học hai môn tiếng Anh song song.
Khi trao đổi với phóng viên về độ tương thích của chương trình đến đâu, ngay cả chuyên viên phụ trách chuyên môn của một doanh nghiệp cũng không trả lời được. Cuối cùng, chỉ biết bao biện bằng cách là Bộ, Sở cho phép rồi!
Đến chuyên viên phụ trách chuyên môn của doanh nghiệp còn thế thử hỏi giáo viên đứng lớp họ làm sao biết được độ tương thích của chương trình liên kết với chương trình của Bộ mà tổ chức giảng dạy.
Thậm chí, có doanh nghiệp khi ở quận này thì dạy một kiểu, sang quận khác dạy kiểu khác. Nói chung, nội dung dạy học phụ thuộc vào trưởng phòng hay hiệu trưởng là ai.
Chủ doanh nghiệp liên kết ngoại ngữ kể góc khuất phải quan hệ từ Trường đến Sở |
Vì là ngành nghề kinh doanh nên doanh nghiệp sẵn sàng chiều thượng đế (ở đây là người quản lý chứ không phải học sinh - chủ thể cần phải hướng tới).
Tâm lý của doanh nghiệp được vào dạy để thu tiền, vào nhiều trường thì khả năng thu lợi càng cao nên việc dạy cái gì luôn là vấn đề thứ yếu.
Chính vì, mỗi nơi dạy mội kiểu nên việc quản lý giáo viên dạy như thế nào, dạy cái gì của các trung tâm đứng ra tổ chức dạy liên kết cũng trở nên nan giải.
Điều này, chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong giờ học liên kết của ngoại ngữ DynEd ở Trường Trung học Cơ sở Gia Thụy, Long Biên, học sinh chơi game bạo lực nhưng chính doanh nghiệp, nhà trường không quản được.
Cho đến khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin thì nhiều phụ huynh mới “kêu trời” vì không thể tin nổi vào mắt mình.
Thiết nghĩ, những băn khoăn của phụ huynh về nội dung liên kết ngoại ngữ là chính đáng vì thế đề nghị cơ quan chức năng cần thiết phải làm rõ nội dung trên.
Thậm chí, cần có một đánh giá, báo cáo tổng kết toàn diện về ưu, nhược điểm của từng cách triển khai nội dung liên kết ngoại ngữ để từ đó tìm ra được phương pháp ưu việt nhất cho liên kết ngoại ngữ.