Số lượng doanh nghiệp vẫn đang là ẩn số
Có bao nhiêu doanh nghiệp, trung tâm được tham gia dạy liên kết ngoại ngữ? câu hỏi tưởng chừng rất dễ trả lời nhưng đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Không biết đây có phải là dụng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội muốn giữ kín để tính toán điều gì đó hay không? Trong khi Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Sở về liên kết ngoại ngữ có được báo cáo tường tận về vấn đề này hay không?
Trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam từng thông tin có gần chục chương trình liên kết ngoại ngữ tại Hà Nội. Tuy nhiên, con số theo ghi nhận của phóng viên lớn hơn nhiều.
Khi phóng viên đi đến mỗi quận, mỗi trường mới luôn bắt gặp những cái tên doanh nghiệp, trung tâm hoàn toàn mới.
Dạy liên kết ngoại ngữ là dạy như thế nào đang là câu hỏi cần giải đáp (ảnh nguồn giaoduc.net.vn). |
Càng tìm hiểu về liên kết ngoại ngữ mới thấy đó là một thế giới bí ẩn khó tự khám phá hết. Một số người tư duy, có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh để phát triển.
Nhưng thực tế, trong liên kết ngoại ngữ luôn có một bàn tay vô hình bên sau tác động, sắp đặt cho hoạt động liên kết.
Nhiều doanh nghiệp tham gia thì miếng bánh bị chia nhỏ, hoạt động manh múm và nghiệp dư. Vì bản thân doanh nghiệp liên kết ngoại ngữ không tính được đường dài nên không ít doanh nghiệp quay sang làm ăn kiểu chộp giật.
Học phí kiểu gì doanh nghiệp dạy liên kết ngoại ngữ cũng ...chơi được! |
Bản chất việc dạy liên kết ngoại ngữ là bổ trợ cho chương trình tiếng Anh của Bộ. Yếu tố đầu tiên đòi hỏi, từ lãnh đạo trung tâm cho đến giáo viên người bản ngữ phải hiểu chương trình ngoại ngữ của Bộ như thế nào? Sau đó mới hy vọng hoạt động liên kết ngoại ngữ có thể dạy bổ trợ cho chương trình chính khóa được hay không?
Đến nay, chưa có một cuộc khảo sát nào của Sở Giáo dục và Đào tao Hà Nội đối với giáo viên người bản ngữ về sự hiểu biết của họ về chương trình tiếng Anh của Bộ.
Với lượng lớn doanh nghiệp cùng tồn tại như vậy mà không tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng nên khó kiểm soát chất lượng người dạy, người quản lý. Điều này đã dẫn đến tình trạng, mỗi doanh nghiệp tiếng hành dạy học tiếng Anh theo cách của mình theo hiểu biết nông hay sâu về chương trình chính khóa.
Sự đa dạng trong chương trình tiếng Anh liên kết cho thấy hiện tượng “trăm hoa đua nở”. Nói đúng hơn là hiện tượng đổ xô vào kinh doanh dạy học liên kết ngoại ngữ. Vì là nhiều chương trình nhưng yêu cầu lại giống nhau nên trên thực tế có hiện tượng chế chương trình cho đúng yêu cầu chung.
Thiếu chuẩn nên dẫn đến tình trạng hiểu sao, làm vậy
Quá trình tìm hiểu của phóng viên cho thấy, mỗi chương trình khi đi vào giảng dạy đã không còn đúng bản chất của chương trình được cấp phép từ đầu nữa.
Biết con làm việc này ở lớp liên kết ngoại ngữ, cha mẹ nào dám cho con đi học? |
Chương trình DynEd bản chất cách dạy học tương tác giữa học sinh với phần mền tiếng Anh. Đây là chương trình được nhập từ Mỹ dành cho những người học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai nhưng không có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ.
Tuy nhiên, khi vào dạy tại các trường phổ thông, doanh nghiệp tổ chức dạy học có giáo viên bản ngữ và giáo viên người Việt làm trợ giảng. Thế rồi, từ chổ tương tác với máy thì các em tương tác với chính giáo viên bản ngữ, giáo viên người Việt và với máy.
Chương trình này thiết kế để quản lý đến từng người học. Thì nay đưa vào dạy theo lớp. Với số lượng lên đến 50 em thì việc đảm bảo chất lượng đồng đều là quá khó khăn.
Chưa kể, nhiều doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của trẻ thay vì dạy theo chương trình được thẩm định thì họ đầu tư vào các hoạt động ngoại khóa, chương trình văn nghệ, hội diễn mang tính giải trí cao để đánh vào tâm lý ham vui, thích vận động của học sinh và bề nổi của nhà trường.
Không chỉ DynEd mà Bình Minh, Phonix cũng thế. Nói là chương trình được Bộ, Sở thẩm định, phê duyệt nhưng khi đi vào thực tế giảng dạy thì nhiều nơi không dạy chính chương trình được cấp phép.
Cách tổ chức dạy học từ đề án cho đến trên thực tế hoàn toàn khác xa. Do đó, nói là chương trình được Bộ và Sở phê duyệt nhưng cái đó chính xác chỉ là các đề án trên giấy.
Cần loại ngay những chương trình liên kết ngoại ngữ đắt đỏ, rườm rà! |
Khi trò chuyện về vấn đề này có chuyên gia (xin giấu tên) cho rằng: “Nếu liên kết ngoại ngữ là bổ trợ cho chương trình chính khóa của Bộ, tăng cường kỹ năng nghe nói và thói quen sử dụng tiếng Anh thông qua giao tiếp với người bản ngữ thì chỉ cần giáo viên bản ngữ tham gia dạy chương trình tiếng Anh chính khóa của Bộ là được.
Hai tiết chính khóa do giáo viên người Việt dạy, còn hai tiết bổ trợ, tự chọn do người bản ngữ dạy có phụ là giáo viên người Việt.
Tuy nhiên, cách dạy này đòi hỏi giáo viên người bản ngữ phải nắm vững chương trình chính khóa. Muốn như vậy, bản thân giáo viên người bản ngữ phải được huấn luyện về chương trình chính khóa.
Đàng này, chương trình chính khóa chưa nắm được. Trong khi đó, dạy một chương trình, giáo trình khác với chương trình chính khóa nên nói bổ trợ thì mức độ bổ trợ đến đâu là câu hỏi cần phải trả lời”.
Trên thực tế, có một Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo của một quận ở nội thành đã nhận ra được những hạn chế này nên trong dạy tiếng Anh liên kết họ tìm cách hạn chế sự tham gia của nhiều trung tâm ngoại ngữ. Chỉ cho phép ba doanh nghiệp trực tiếp tham gia dạy liên kết trên địa bàn.
Nội dung dạy học là bám sát chương trình tiếng Anh của Bộ, giáo án dạy liên kết ngoại ngữ là dạy nghe nói theo sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ. Người dạy kỹ năng nghe nói cho các em chính là giáo viên bản ngữ. Cách tổ chức dạy học làm sao tạo điều kiện cho các em học sinh sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.
Chia tay liên kết vì trường không cần thứ dạy ngoại ngữ "chết cứng" |
Quận này cũng nói không với những chương trình tiếng Anh cao siêu, tiếng anh đắt tiền vì nhận thấy cách dạy học đó không phù hợp với áp dụng đại trà trong nhà trường.
Nói như vậy để thấy, cách tổ chức dạy học liên kết ngoại ngữ hiện nay tại Hà Nội đang có tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu. Việc tổ chức dạy học không theo bất cứ khuôn mẫu nào, sự tiệm cận với chương trình chính khóa của Bộ đang phụ thuộc vào trình độ của người quản lý.
Thực trạng về dạy liên kết ngoại ngữ là thiếu hẳn chuẩn quy định nên dễ sinh ra tùy tiện trong tổ chức dạy học.