Nếu không tận mắt thấy, chúng ta vĩnh viễn chỉ biết một nửa sự thật

24/07/2017 06:30
XUÂN QUANG - LÊ HỮU
(GDVN) - Có thể những câu chuyện về cuộc sống mưu sinh của nhiều người từng được gọi là thầy, cô chẳng mấy đặc biệt so với những mảnh đời bất hạnh khác, nhưng...

Vật lộn với cuộc sống mưu sinh

Trời dần về khuya, dáng người phụ nữ nhỏ nhắn lọt thỏm trong căn gác trọ vỏn vẹn hơn chục m2, nằm trong con ngõ nhỏ tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Đồ đạc trong căn phòng chị T.T.H. (chị H. từng là giáo viên có thâm niên công tác cả chục năm tại trường trung học, tiểu học Yên Thọ, Yên Định) chẳng có gì đáng giá, ngoài mớ đồ đạc, xoong, nồi, bát đũa và mấy bộ quần áo vứt ngổn ngang trên giường.

Thanh Hóa tái ký hợp đồng cho hàng nghìn giáo viên mới bị cắt hợp đồng

Chị H. bảo: “Vợ chồng làm việc theo ca, nên hôm nào cũng tốt mịt mới về tới nhà”, khuôn mặt người phụ nữ tỏ vẻ ngại ngùng như tỏ ý thanh minh vì sự bề bộn của căn phòng.

Chưa kịp ăn bữa tối, chị H. nhoằng lấy chiếc điện thoại trên giường, vội vã gọi cho ông, bà nội, hỏi thăm hai đứa nhỏ ở quê.

“Hôm nào cũng phải nghe được giọng nói của hai đứa nhỏ mới ngủ được. Tháng này anh, chị chưa có thời gian về nhà thăm cháu nên nhớ bọn trẻ lắm! Nhưng bù lại chúng đều ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, bố mẹ nên cũng bớt đi lo lắng phần nào”, chị H. tâm sự.

Đồ đạc trong căn phòng chị T.T.H. (chị H. từng là giáo viên tiểu học Yên Thọ, Yên Định) chẳng có gì đáng giá, ngoài với mớ đồ đạc, xoong, nồi, bát đũa... Ảnh: Xuân Quang.
Đồ đạc trong căn phòng chị T.T.H. (chị H. từng là giáo viên tiểu học Yên Thọ, Yên Định) chẳng có gì đáng giá, ngoài với mớ đồ đạc, xoong, nồi, bát đũa... Ảnh: Xuân Quang.

Từ khi thôi nghề đi dạy, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên đôi vai hai vợ chồng trẻ (anh Đ.N.T. là chồng chị H. có 9 năm công tác tại trường tiểu học Yên Thọ).

Cuộc sống bươn trải, kham khổ kể từ khi anh chị vào Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) làm thuê, đã âm thầm lấy đi phần nào vẻ thanh lịch, duyên dáng trong con người chị.

Chị H. nhớ lại: “Lúc hai vợ chồng cầm quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, mình có cảm giác như mọi thứ đều đảo lộn, xã hội bỏ rơi mình. Bản thân mặc cảm và xa lạ với mọi thứ! Nhiều lúc thấy bất công, đi đòi quyền lợi nhưng chỉ nhận lại được sự vô vọng, bất lực.

Đây cũng là thời điểm gia đình rơi vào tình cảnh khốn khó nhất. Hai vợ chồng là lao động chính, giờ lâm vào cảnh thất nghiệp, trong khi hai đứa nhỏ đang đến tuổi ăn, tuổi học.

Ông, bà nội thì hết tuổi lao động không làm ra kinh tế, nên không biết xoay sở cách nào.

Thế rồi theo bản năng cuộc sống, ở quê, mình thấy người ta làm việc gì thì cũng làm theo việc nấy, cốt chỉ để kiếm thu nhập. Nhưng cái nghề (làm giá đỗ - PV) nó cũng phụ mình, vì không có tay nghề như người ta.

Thu nhập không có, tiền tích lũy cũng không, nhiều lúc con cái ốm đau, vợ chồng lại phải chạy vạy khắp đây đó, vay tiền chữa bệnh cho con.

Vay người ta được 1 triệu cũng khó khăn lắm vì ở quê không phải người nào cũng dư giả”, chị H. kể.

Trước đó, hàng trăm giáo viên, nhân viên hành chính huyện Yên Định bị chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Xuân Quang.
Trước đó, hàng trăm giáo viên, nhân viên hành chính huyện Yên Định bị chấm dứt hợp đồng. Ảnh: Xuân Quang.

Áp lực cuộc sống, công việc lộ rõ trên khuôn mặt căng thẳng của chị H.

Nhiều lần vợ, chồng chạy vạy, nộp hồ sơ xin làm công nhân giày da, may mặc nhưng đều bất thành:

“Xưa nay hai vợ chồng chỉ quen cầm phấn đứng trên bục giảng, giờ chuyển sang làm nghề khác cũng khó lắm! Ở đâu họ cũng đòi hỏi tay nghề, kinh nghiệm mới tuyển. Còn mình thì…”, chị H. ngậm ngùi.

Thấy hai vợ chồng khó khăn, túng quẫn, người thân, bà con hàng xóm láng giềng cũng động viên, giúp đỡ rồi giới thiệu cho vợ chồng chị công việc phụ giúp ông chủ bán hàng ở cây xăng tư nhân để kiếm thêm thu nhập.

“Hai vợ chồng thay phiên nhau làm cả ngày, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Lương cũng được khoảng 4 triệu đồng/tháng, trong khi chi phí cho hai đứa nhỏ học hành, sinh hoạt thì ngày càng nhiều.

Nhiều lúc vợ chồng nảy sinh ý nghĩ tiêu cực, vì mặc cảm và xã hội bất công với mình.

Nhưng cứ nhìn hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học lại thấy thương chúng nó.

Những lúc đó, gia đình lại động viên nhau, gắng sức khắc phục khó khăn.

Lúc đó ở quê, người ta râm ran, đồn thổi trong Tĩnh Gia đang xây dựng khu công nghiệp nên dễ kiếm việc hơn ngoài này.

Có cơ hội kiếm được thu nhập, hai vợ chồng lại bàn nhau, nộp hồ sơ xin việc. Làm việc gì cũng được miễn là có việc làm trong lúc này.

Nhiều lúc vợ, chồng hay đùa nhau “lần này chắc ông trời không triệt đường sống của mình đâu!”, chị H. kể lại.

Rồi trong cái rủi cũng có cái may. Ngày chị H. và anh T.

Nếu không tận mắt thấy, chúng ta vĩnh viễn chỉ biết một nửa sự thật ảnh 3

Cựu Chủ tịch huyện sống trong ngôi nhà hoành tráng, mặc kệ 647 thầy cô bị bỏ rơi

được nhận vào làm công nhân tại khu kinh tế Nghi Sơn, gia đình chị cũng bớt áp lực phần nào.

“Hôm nghe tin bố mẹ sắp đi làm xa, hai đứa nhỏ cứ quấn lấy anh chị nhất quyết không rời nửa bước.

Lúc đó mình phải nói dối chúng là bố mẹ đi công tác mấy ngày rồi về, lũ trẻ mới chịu nghe.

Ngày rời quê đi làm thuê, hai vợ chồng lầm lũi ra đi từ lúc tờ mờ sáng vì sợ hai đứa nhỏ thức giấc.

Là bố mẹ phải xa con nên thương chúng lắm, nhưng không biết làm thế nào cả.

Thi thoảng nhớ con, vợ chồng chỉ biết lấy ảnh ra nhìn”, khóe mắt chị H. ngấn lệ như hối lỗi với hai đứa nhỏ vì chưa làm tròn trách nhiệm với lũ trẻ.

Vài tháng nay, công việc dần đi vào ổn định vợ chồng cũng có đồng ra, đồng vào, tạm đủ trang trải cuộc sống:

“Nếu bớt ăn bớt tiêu thì một tháng vợ chồng anh chị cũng gửi về nhà được hơn 1 triệu đồng để ông bà đóng tiền học hành cho các cháu", chị H. khoe.

Tương tự như vợ chồng chị H., hoàn cảnh chị N.T.T. (chị T. từng là giáo viên trường trung học cơ sở Nghi Sơn từ năm 2014) cũng không kém phần bi đát khi mới đây, huyện Tĩnh Gia chấm dứt hợp đồng lao động với chị và nhiều giáo viên, nhân viên hành chính khác.

Chồng chị mất sớm vì bệnh hiểm nghèo, một tay người phụ nữ phải cáng đáng mọi công việc từ làm kinh tế, đến nuôi dạy hai đứa con với mức lương hạn hẹp.

Cực chẳng đã chị đành gửi con mình cho ông ngoại ở quê (xã Hải Châu), đứa lớn thì đi theo mẹ vào Nghi Sơn.

“Thời còn được đi dạy, lương giáo viên hợp đồng chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, trừ bảo hiểm xã hội đi thì cũng còn 1,8 triệu đồng.

Thôi thì khó khăn mấy cũng cố gắng tích góp, gửi cho thằng nhỏ ở quê hơn 1 triệu để mua đồ ăn, quần áo. Còn mình sống sao cũng được, thâm chí phải ăn mỳ tôm qua bữa cũng chấp nhận, miễn sao con cái đỡ phần vất vả”, chị T. tâm sự.

Mọi sinh hoạt của gia đình chị bị đảo lộn từ khi bị chấm dứt hợp đồng. Chị T. chưa từng nghĩ cuộc sống của gia đình lại lâm vào hoàn cảnh khốn khó như vậy.

“Bây giờ ai thuê việc gì thì làm việc đó miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức con người”, người phụ nữ tâm sự.

Tâm niệm muốn trở lại nghề giáo

Những nhân vật mà phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có dịp được tiếp xúc lần này đều là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhưng khát khao, hy vọng về một ngày được trở lại, đứng trên bục giảng vẫn cháy bỏng trong tâm hồn những người từng được gọi là thầy, cô.

Trong tâm khảm họ vẫn ánh lên vẻ tự hào mỗi khi con cái, học trò cũ nhắc đến thầy, cô - những người từng sinh thành, giảng dạy chúng.

“Trong bài văn miêu tả bố mẹ, mấy đứa nhỏ vẫn tự hào

Nếu không tận mắt thấy, chúng ta vĩnh viễn chỉ biết một nửa sự thật ảnh 4

"Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cắt hợp đồng 647 giáo viên"

kể với cô giáo rằng bố mẹ chúng là giáo viên.

Nhiều mình biết lừa dối con là có lỗi với chúng, nhưng cũng chẳng còn cách nào khác vì nếu nói ra sự thật lũ trẻ sẽ bị tổn thương.

Rồi với lũ học trò cũ cũng thế, nhớ lắm! Nhất là thời điểm gần tổng kết năm, học sinh lại gọi điện hỏi thăm “cô ơi! cô đang làm ở đâu đấy ạ...?”.

Các em biết mình không còn đi dạy nữa nhưng thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi han, động viên. Những lúc đó mình lại cảm thấy ấm lòng”, chị H. nghẹn ngào.

Rồi cứ mỗi lần nghe thông báo tuyển dụng giáo viên trên báo đài, hai vợ chồng lại nhấp nhổm, chuẩn bị hồ sơ xin đi dạy với hy vọng được trở lại và cống hiến cho ngành giáo dục.

Chị H. bảo: “Cùng cực, bất đắc dĩ lắm hai vợ chồng mới phải tha phương cầu thực, xa người thân, quê hương thế này.

Đi làm công nhân lương cao hơn giáo viên một chút nhưng tình yêu, niềm đam mê của mình với nghề giáo chưa bao giờ nguôi ngoai.

Chỉ cần đứng trên bục giảng, nhìn học sinh là thấy vui rồi. Bây giờ nếu được đi dạy lại, cho dù kham khổ đến mấy, vất vả đến mấy, xa xôi đến mấy mình cũng chịu được.

Mới đây, nghe thông tin tỉnh cho các huyện tuyển dụng lại giáo viên tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh,

Trước đó, đầu năm học 2016 - 2017, tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa như: huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy, Như Thanh..., đã có hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính tại các đơn vị, trường học bị dừng hợp đồng lao động. Trong đó có nhiều giáo viên, nhân viên hành chính đã có thời gian công tác hàng chục năm.

vợ chồng cứ thấp thỏm mất ăn, mất ngủ, nhưng rồi lại thất vọng một lần nữa khi đối tượng tuyển không phù hợp với mình.

Không biết bao giờ vợ chồng mới có cơ hội được đứng trên bục giảng một lần nữa? ”, chi H. ngậm ngùi thở dài.

Trong quá trình thực hiện bài viết này, chị T. (Hải Châu, Tĩnh Gia) cùng một số giáo viên khác đề nghị phóng viên không ghi rõ tên vì sợ người đời dị nghị.

Chị tâm sự với chúng tôi rằng, bản thân mình không muốn người khác biết được hoàn cảnh éo le của mình, để người đời ban phát lòng thương, bởi ít nhất chị cũng từng là cô giáo và có lòng tự trọng của bản thân.

“Tôi sẽ cố gắng bươn trải để chờ đợi, tìm cơ hội được trở lại làm nghề giáo”, chị T. chia sẻ.

Tâm nguyện của chị N.T.T. (Tĩnh Gia); vợ chồng chị T.T.H. (Yên Định) cũng là mơ ước của rất nhiều giáo viên khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vừa bị chấm dứt hợp đồng lao động theo chủ trương tinh giản biên chế.

Có thể những câu chuyện về cuộc sống mưu sinh của nhiều người từng được gọi là thầy, cô được chúng tôi tóm tắt trên đây chẳng mấy đặc biệt so với những mảnh đời bất hạnh, những kiếp người đang lầm lũi mưu sinh ngoài xã hội.

Nhưng nếu không được một lần chứng kiến, lắng nghe chuyện đời, chuyện nghề, chuyện cơm, áo, gạo tiền của họ hằng ngày, thì người ta khó có thể thấu cảm được số phận, hoàn cảnh, nguyện vọng của những người từng được gọi là thầy, cô và những gì họ đang phải đối diện trong cuộc sống hiện tại.

(còn nữa)

XUÂN QUANG - LÊ HỮU