LTS: Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều tới thuật ngữ “Giáo dục khai phóng” (Liberal arts education) trong mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới.
Vậy nên hiểu thực chất khái niệm "Giáo dục khai phóng” xuất xứ từ giữa Thế kỷ 20 trên nước Mỹ như thế nào cho đúng và đầy đủ?
Từ hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả loạt bài của Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, Phó trưởng ban nghiên cứu chính sách, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về vấn đề này.
Kỳ I: Xem xét toàn bộ kết quả xếp hạng đại học của Tạp chí Wall Street/Times Higher Education năm 2018
Hình minh hoạ, nguồn Getty |
"Mức độ toàn vẹn của học vấn là tuyệt vời. Nó luôn thách thức và buộc bạn phải suy nghĩ bên ngoài cái hộp (Box)”;
"Các giáo sư thực sự quan tâm đến việc dạy cho tôi phải biết tư duy phê phán";
"Nó có thể sẽ làm tươi mới và cải tiến xuất sắc ... nếu nhà trường tiếp tục khuyến khích sự khác biệt trong tư duy theo hệ tư tưởng";
"Chúng tôi nói nhiều chuyện về sự đa dạng và hòa nhập, nhưng không có gì khi bàn về sinh viên ở tầng lớp trên trung lưu."
Thế nào là "giáo dục đại học khai phóng"? |
Những lời nói này của sinh viên các trường giáo dục khai phóng Massachusetts, California và Minnesota đã tổng kết các đặc điểm giáo dục được nhận thức tại các cơ sở đào tạo tư thục có quy mô nhỏ ở nước Mỹ.
Trong lúc giáo dục khai phóng được hoan nghênh rộng rãi như một thứ ánh sáng dẫn đường của giáo dục khi nói về sự tham gia của sinh viên, thì các trường giáo dục khai phóng cũng thường được coi là mô hình phục vụ độc quyền.
Kết quả xếp hạng năm 2018 của Time Higher Education (THE) về các đại học và cao đẳng Hoa Kỳ, cộng tác với Tạp chí The Wall Street, cho thấy:
Sự trải nghiệm của các sinh viên trong số 200.000 người tham gia cuộc khảo sát sinh viên Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 2016 và 2017, là phù hợp với thực tế (xem đồ thị dưới đây).
Số liệu thống kê quan trọng: làm thế nào để so sánh các trường đại học khai phóng với các trường đại học khác?
Lưu ý: Toàn bộ điểm danh tiếng về học thuật là rất thấp bởi vì nó chỉ dựa trên khuyến nghị của những học giả có xu hướng nhấn trọng tâm vào đánh giá các trường qui mô nhỏ.
Các đại học khai phóng chiếm khoảng một phần ba các trường đại học trong bảng xếp hạng đại học của Mỹ do tổ chức WSJ/THE tiến hành, với lần cập nhật mới nhất được công bố ngày 28 tháng 9 năm 2017.
Điểm trung bình của các đại học khai phóng là 35,8 trên thang điểm 100 theo thước đo số sinh viên xuất thân từ gia đình nghèo, so với 49,0 điểm trung bình của các cơ sở đào tạo đại học khác.
Giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ được áp dụng tại Đông Á như thế nào? |
Các trường đại học khai phóng cũng nằm phía sau các cơ sở giáo dục đại học khác khi nói về tính đa dạng sắc tộc của sinh viên và giảng viên;
Điểm trung bình của đại học khai phóng theo các số liệu này là 42,8 và 35,8 trong thang điểm 100, so với 56,0 và 55,2 điểm ở các cơ sở đào tạo đại học khác.
Nhưng khi nói về các chỉ số cam kết của sinh viên, theo quan điểm các sinh viên tham gia khảo sát, các trường giáo dục khai phóng lại dẫn đầu về cạnh tranh cải tiến chất lượng.
Các trường đại học này đạt điểm trung bình 87,2 về tỷ lệ tương tác giữa sinh viên-giảng viên và bạn đồng đẳng (so với 82,6 ở các trường đại học khác).
Chúng cũng đạt điểm 83.9 về sự tương tác (so với 81.4 ở những trường khác): một thước đo đánh giá mức độ nhà trường thách thức sinh viên, hỗ trợ tư duy phê phán và giúp sinh viên suy nghĩ về việc học và áp dụng tư duy phê phán vào thế giới thực.
Một phần của kết quả này là do tác động của đồng tiền.
Các trường giáo dục khai phóng giống như một cơ quan có nội dung phong phú hơn nhiều so với các trường đại học khác.
Trung bình, chi tiêu cho học tập/năm/đầu sinh viên tại một đại học khai phóng là 18.300 đô la Mỹ (13.500 Bảng Anh), so với 15.700 đô la Mỹ ở các trường đại học khác.
Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên/cán bộ nhân viên ở các trường giáo dục khai phóng là 12:1, so với 16:1 ở những trường đại học khác.
Tuy nhiên, trong khi sự giàu có tương đối tích cực về tỷ lệ giảng viên-sinh viên và tỷ lệ tốt nghiệp cao, cũng có thể có một phần lý do giải thích tại sao các trường đại học khai phóng lại có những cộng đồng đồng nhất như vậy.
Những đại học có vị trí cao nhất và nhiều tiền của nhất lại có xu hướng tồi tệ nhất khi tuyển sinh viên xuất thân từ gia đình nghèo túng (xem bảng phân loại, dưới đây).
Luật cân đối:
Làm hài hòa toàn bộ điểm số với các số đo khác như thế nào
Hài hòa vè tài chính tính trên đầu sinh viên
Có thể dường như có một lý do là, nhiều cơ sở đào tạo đại học tinh hoa có các chương trình hỗ trợ tài chính hào phóng, nhưng giá học phí cao ngất ngưởng của họ làm nản lòng nhụt chí sinh viên có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp hơn.
Một lý do khác nữa là danh tiếng về chủ nghĩa tinh hoa của các trường top đầu về giáo dục khai phóng.
Và trong khi các cơ sở đào tạo đại học Hoa kỳ được cải tiến để thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn và làm đa dạng hóa chủng tộc sinh viên tại khuôn viên nhà trường, thì năng suất của các trường về tuyển sinh có hoàn cảnh nghèo khó hơn lại trở nên tồi tệ hơn so với xếp hạng của năm ngoái.
Nhận xét của sinh viên trong cuộc khảo sát đưa ra gợi ý rằng thậm chí các trường đại học tuy có tiến bộ về lĩnh vực này thì cũng phải vật lộn khi tích hợp các sinh viên như thế trong khuôn viên nhà trường.
Ví dụ, có ý kiến cho rằng trường đại học của họ “cần thuê giáo viên da màu có thâm niên và nên lắng nghe ý kiến các sinh viên da màu hơn là sử dụng họ để quảng cáo trên website nhà trường”.
Một ý kiến khác nói rằng trường của họ có thể cải tiến bằng cách “làm cho sinh viên thuộc nhóm thiểu số cảm thấy đựợc chào đón nhiều hơn so với chỉ có dịch vụ qua đầu môi chót lưỡi”.
Còn nữa...