Mỗi năm, nước ta có hàng chục cơn bão, lũ đi qua khiến cho làng quê tiêu điều, xơ xác.
Những ngôi nhà sập, tốc mái, ruộng đồng tan hoang khiến cho người dân ở nhiều nơi lâm vào cảnh khốn cùng.
Với tấm lòng tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã giúp cho những người dân vơi đi một phần mất mát để tiếp tục đứng lên vượt qua những khó khăn hiện tại.
Đó là tấm lòng đáng trân quí của cả những người có tấm lòng vàng và cả những người ở vùng quê bị bão lũ.
Không để người dân bị đói, rét, ốm đau, bệnh tật |
Thế nhưng, có một thực trạng đáng buồn mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua ở một số địa phương là những phần quà, những mặt hàng cứu trợ gửi đến các vùng quê bị bão lũ không đến được tay người dân hoặc đến với người dân cũng chỉ là những gói mì tôm hay vài kg gạo.
Những món quà của bà con cả nước đã không được cấp phát đúng đối tượng khó khăn.
Những cán bộ địa phương đã tìm cách để trục lợi cho mình và gây nên sự phản cảm cho xã hội.
Vì thế, mấy ngày nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến câu chuyện khá bức xúc trước việc chính quyền địa phương thôn 4, xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trao quà hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại do lũ lụt của các đoàn từ thiện cho dân bị ảnh hưởng trận lũ lịch sử ở địa phương [1].
Thế nhưng lại trao toàn cho người khá giả, người có điều kiện kinh tế và người thân của các cán bộ thôn, trong khi đó người nghèo, người già neo đơn thì không được.
Người dân thôn 4, xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa bức xúc trước việc làm của lãnh đạo thôn này. (Ảnh: Báo Người Lao động) |
Khi một đoàn từ thiện của ngôi chùa ở tỉnh Bình Dương có về xã Thiệu Dương ủng hộ 170 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng.
Đáng ra, những món quà này phải trao đến tay những người khó khăn nhất trong thôn thì cán bộ thôn 4 lại không làm như vậy.
Trong cấp ủy thôn 4 có 9 người thì có 8 người đều được nhận quà (trị giá 1 triệu đồng).
Thậm chí, nhà ông Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Yêng có căn nhà 3 tầng ở giữa thôn nhưng vợ vẫn đi nhận quà hỗ trợ lũ lụt, trong khi có những gia đình thực sự khó khăn: chồng già yếu nuôi vợ bị bệnh thần kinh lại không được trao quà.
Chính vì thế mà người dân bức xúc nói với phóng viên:
"Đoàn từ thiện về trao quà nhưng chẳng thấy trao cho người nghèo, người già mà toàn thấy vợ trưởng thôn, bí thư ra nhận quà, trong khi nhiều gia đình có 2 vợ chồng già, neo đơn thì không được mà toàn những nhà 2, 3 tầng được nhận.
Các anh không tin, tôi dẫn các anh đi từng nhà. Chúng tôi thấy thiếu công bằng nên đã phản ánh lên xã để đòi lại công bằng chứ không đòi cho chúng tôi”.
Hội chứng “cán bộ 00 biết” và niềm tin “người dân 00 còn” |
Sự bức xúc của người dân gợi lên nhiều điều chua chát cho lãnh đạo địa phương nơi đây:
“Sau khi chúng tôi biết chuyện và có ý kiến thì đại diện thôn cho gọi các gia đình lên nhận thêm 1 gói mì (ban đầu là 5 gói, sau cho thêm 1), nhưng hầu hết các hộ thấy buồn và không đi lấy nữa”.
Có lẽ sự mất mát của người dân sau trận lũ lụt là quá sức chịu đựng mà dân còn có thể chịu đựng được để đứng lên thì chuyện phát thêm “một gói mì tôm” có đáng là gì?
Chuyện ăn chặn tiền hỗ trợ của người dân sau khi bị thiên tai đã xảy ra nhiều nơi cho thấy một bộ phận cán bộ địa phương đã vô cảm trước nỗi khó khăn, vất vả của người dân.
Là những người lãnh đạo trực tiếp dưới cơ sở, sâu sát với cơ sở mà không hiểu được nỗi khó khăn của người dân mà mình phụ trách thì đáng phê phán vô cùng.
Chuyện thiên tai, bão lũ là điều không ai mong muốn nó xảy ra làm gì.
Chính vì thế, khi bão lũ đi qua, điều cốt lõi nhất là những cán bộ cơ sở phải bám dân và hành động vì dân.
Lấy gạo cứu trợ bão lụt đi làm giao thông nông thôn thì phải kỷ luật |
Những sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho người dân vùng bão lũ thực ra nó chẳng đáng là bao, chỉ có thể nói là xoa dịu bớt nỗi đau trước mắt cho người dân mà thôi chứ nó thấm tháp gì với những mất mát của người dân.
Vì thế, mỗi khi đón nhận tiền, quà hỗ trợ thì điều cốt lõi nhất là phải cấp phát đúng đối tượng.
Điều này không chỉ giúp dân vượt qua khó khăn mà còn giúp cho người dân tin yêu vào cuộc sống, vào lãnh đạo địa phương.
Khi mà toàn Đảng, toàn dân đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì việc một số cán bộ, đảng viên ở thôn 4, xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nhận tiền hỗ trợ tiền của các tổ chức từ thiện là một việc làm vô cùng phản cảm và đáng lên án.
Mỗi suất quà có trị giá là 1 triệu đồng thì đối với những người như Bí thư hay Trưởng thôn có lẽ cũng chẳng thấm tháp gì bởi họ dù có bị ảnh hưởng thiên tai thì những ngôi nhà 2-3 tầng vẫn ấm êm hơn nhiều so với người dân sống trong những căn nhà tạm bợ và chịu cảnh đói nghèo.
Cán bộ thôn được 1 triệu đồng nhưng cái mất lớn nhất là uy tín và niềm tin của người dân đối với chính quyền sở tại.
Chỉ tiếc, sự việc đã xảy ra như vậy nhưng Đảng ủy, chính quyền Uỷ ban nhân dân xã Thiệu Dương lại đang thoái thác, lẩn tránh trách nhiệm của mình trước công luận.
Tài liệu tham khảo:
và https://laodong.vn/xa-hoi/co-hay-khong-viec-dan-nhan-mi-tom-can-bo-nhan-tien-575443.ldo