"Rau hai luống, lợn hai chuồng" phổ biến vì sản xuất manh mún

01/11/2017 07:00
Lại Cường
(GDVN) - Lâu nay, một bộ phận người dân Việt vẫn có thói quen sản xuất “rau hai luống, lợn hai chuồng” khiến cho an toàn thực phẩm là nỗi lo thường trực.

Có lẽ chưa bao giờ việc đi chợ lại trở thành một vấn đề khó khăn cho những người nội trợ như hiện nay.

Người tiêu dùng nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn. Thịt thì nỗi lo chất tạo nạc, thủy sản lo kháng sinh vượt ngưỡng, cá sợ ướp urê, rau thì sợ dư lượng chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng, trái cây tắm hóa chất…

Nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn       

Người tiêu dùng như đang đối diện với một cuộc khủng hoảng thật sự về niềm tin khi phải liên tục tiếp nhận thông tin thiếu an toàn cho bữa cơm của gia đình.

Các cơ quan chức năng liên tục phát hiện những cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm ngâm tẩm hóa chất, thực phẩm nhập lậu đang ngày một nối dài.

Chỉ tính riêng thị trường Hà Nội, thống kê của Sở Công thương cho thấy, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017, Hà Nội đã phát hiện và xử lý hơn 700 vụ vi phạm an toàn thực phẩm.

Cũng theo thống kê của Sở này, vi phạm bị phát hiện chủ yếu là kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; không bảo đảm quy định an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, tiêu thụ; quá hạn sử dụng; kinh doanh rượu hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc...

Thực phẩm bần gườ đây là nỗi lo thường trực của người dân (Ảnh minh họa/internet)
Thực phẩm bần gườ đây là nỗi lo thường trực của người dân (Ảnh minh họa/internet)

Các mặt hàng thực phẩm hàng ngày như  thịt lợn, dù được bày bán trong các chợ như Nguyễn Công Trứ, Phan Chu Trinh, Hàn Thuyên, chợ Hôm Đức Viên… đều có dấu xanh kiểm dịch nhưng khá nhòe.

Còn theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí minh thống kê, đến tháng 5/2017,  việc sản xuất nông nghiệp tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh và qua nhiều đường khác nhau.

"Rau hai luống, lợn hai chuồng" phổ biến vì sản xuất manh mún ảnh 2

Doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm, liệu có khó khả thi?

Do vậy, thành phố lớn nhất cả nước đang gặp khó khăn trong việc quản lý và truy xuất nguồn gốc khi có sự cố về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

Hiện tượng thực phẩm bẩn bày bán nhan nhản trên thị trường khiến người dùng không hỏi hoang mang, bất an.

Lâu nay, người Việt tự sản xuất, lưu thông, buôn bán thực phẩm, hàng hóa độc hại nhưng có vẻ như chưa đủ khi một số còn tiếp tay cho những thực phẩm bẩn từ nước ngoài tuồn về Việt Nam.

Cơ quan chức năng không ít lần đã bắt gọn những lô hàng có nguồn gốc từ nước ngoài  nhưng là nhũng lô thực phẩm bẩn, thực phẩm quá hạn sử dụng và hàng hóa kém chất lượng vô tội vạ vào Việt Nam.

Vấn đề an toàn thực phẩm thực sự đang trở thành mối  quan tâm của toàn xã hội.

Dù chưa có một thống kê đầy đủ nhưng có thể thấy tình trạng mất an toàn thực phẩm từ đời sống dân sinh đang ở mức báo động đỏ.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp mà còn đe dọa sức khỏe của cộng đồng.

Đánh giá về tình trạng mất an toàn thực phẩm, trong buổi lễ phát động vận động “Phụ nữ cam kết thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm” và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mặc dù đã có nhiều nỗ lực, có những chuyển biến nhưng an toàn thực phẩm vẫn còn là vấn đề rất nóng, nhiều nơi, nhiều lúc còn có những biểu hiện rất nhức nhối.

Phải khẳng định rằng mức độ mà thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống người dân và cộng đồng đang ở mức hết sức nghiêm trọng.

Tự sản xuất, chưa chắc đã là đồ sạch

Đánh giá về vấn đề thực phẩm không an toàn,Bộ trưởng Y tế cho biết Nguyễn Thị Kim Tiến: “ Chúng ta mới thấy có 2 luống rau, hai chuồng lợn, hai chuồng gà và tại sao có bơm các chất vào tôm, tại sao rượu methanol độc như thế nhưng pha vào để một loạt người chết.

Vấn đề nữa là thịt bị hủy rồi vẫn dùng để sản xuất chà bông tức là ruốc thịt, rồi ngộ độc bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp đó đã không đủ điều kiện sản xuất vì chưa có giấy phép nhưng vẫn cho tiếp tục cung cấp thức ăn và lại xảy ra ngộ độc tiếp.

Chất cấm không được sử dụng thì cũng cho vào để tạo nạc.

"Rau hai luống, lợn hai chuồng" phổ biến vì sản xuất manh mún ảnh 3Cục An toàn thực phẩm họp đề xuất sửa đổi quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm

Như vậy, vấn đề là người sản xuất, doanh nghiệp vì lợi nhuận mà quên đi lương tri. Ở diễn đàn này cũng phải kêu gọi lương tri của những người sản xuất.

Trước hiện tượng thực phẩm bẩn, hầu hết người dân đang đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách tự cung tự cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, biện pháp này chưa hẳn đã an toàn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), cho biết rau tự trồng hoàn toàn có thể là loại rau an toàn nếu chúng ta đảm bảo tốt mọi khâu từ hạt giống, đất trồng, nước tưới, môi trường sống. Nếu rau được trồng ở những chỗ đất bẩn, không được tầm soát, nguy cơ nhiễm bẩn rất lớn, nhất là rau được trồng ở vỉa hè, dải phân cách.

Nếu tưới rau bằng nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm có thể mang theo các chất như lưu huỳnh, chì, thủy ngân… qua rễ lên thân rau sau khi tưới.

Ngoài ra, nguồn nước bẩn còn là môi trường thuận lợi để các loại trứng giun, sán phát triển và ký sinh trong rau.

Tự cung tự cấp cũng khó có thể có rau sạch (Ảnh: báo nông thôn)
Tự cung tự cấp cũng khó có thể có rau sạch (Ảnh: báo nông thôn)

Với người nông dân việc sản xuất manh mún, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật và chạy theo lợi nhuận đã khiến họ  sẵn sang “tắm hóa chất” cho sản phẩm của mình và đua theo tâm lý làm ẩu bằng “rau hai luống, lợn hai chuồng”.

Việc làm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang ở mức đang báo động. Đánh giá về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vô cơ gây tác hại lâu dài và nguy hiểm trong thời gian dài, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng cho biết: “Bất cứ một người nông dân nào cũng có thể dễ dàng mua được thuốc trừ sâu hóa học tại các cửa hàng đại lý, họ sử dụng ra sao, liều lượng như thế nào thì rất khó quản lý.

Hiện nay, chúng ta chưa có những máy móc hiện đại để có thể kiểm tra hết được 4.100 thương phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp.

 Bởi vậy, để quản lý chất lượng sản phẩm, điều quan trọng phải tổ chức sản xuất tốt từ giống, phân bón và thay đổi tập quán canh tác của người nông dân”.

Hội chứng này dường như đang không có điểm dừng với cách sản xuất manh mún hiện tại.

Hoang mang với hội chứng này, người tiêu dùng đang quay lưng với sản phẩm trong nước, quay lưng với sản phẩm độc hại.

Thật khó chấp nhận khi chúng ta đang trong thời kỳ kinh tế hội nhập sâu rộng nhưng nhà nhà, người người tự trồng trọt, chăn nuôi, quay về thời tự cung tự cấp.

Đây chính là  cơ hội để hàng hóa từ nước ngoài tràn vào, bóp chết nền sản xuất trong nước. Đó cũng sẽ là cái cớ để bạn hàng nước ngoài dìm hàng Việt Nam, ngại ngùng khi đến Việt Nam.

Dù là đất nước có sản phẩm nông nghiệp phong phú nhưng người tiêu dùng lại chọn những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài vì cho rằng nó an toàn hơn sản phẩm trong nước.

Lại Cường