LTS: Tiếp tục mạch bài về hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Mỹ, hôm nay, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương tiếp tục bàn thảo các vấn đề chi tiết.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Tiếp theo bàn về mô hình hợp tác công – tư trong đại học – thế giới công nghiệp/dịch vụ trong quá trình “Đại học lãnh đạo thay đổi”, xin được chia sẻ về một điểm rất nhỏ nhưng rất lớn và ảnh hưởng hầu hết đến tất cả các thỏa thuận hợp tác mà theo Derek Bok, cựu chủ tịch Trường Harvard hơn 20 năm xác nhận, là một trong những nguyên nhân gây ra sự “đổ vỡ” trong tự do học thuật ở các đại học đó là: điều khoản về “không tiết lộ” trong thỏa thuận hợp tác.
Giáo dục đại học (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) |
Trong cuốn sách Universities in The marketplace: The Commercialization of Higher Education (William Bowen) ** (tạm dịch, Trường đại học trong Thế giới thị trường: Thương Mại Hóa Giáo dục Đại học), tác giả nhắc đến một sự thật “khác” trong thỏa thuận hợp tác giữa các đại học và các đối tác, mà việc tuân thủ đúng điều khoản “Không được tiết lộ” có thể gây ra rất nhiều điều khó khăn.
Khi những thỏa thuận hợp tác vượt xa hơn những nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu, tự do học thuật và cơ bản nhất, mục tiêu phục vụ con người và tiến bộ xã hội.
Trước khi nói đến điều khoản này, cần nhắc sơ lại mấy scandal nổi tiếng trong đạo đức nghiên cứu khoa học gần đây trên thế giới:
Cả thế giới “sốc” với biến đổi gen người…[1]
Không ai đặt câu hỏi về quyền con người trong những nghiên cứu về “mạng xã hội liên kết qua não”…[2]
Và còn nhiều nữa…[3]
Phải nói ngay trước khi nói sâu hơn vào điều khoản và những tác động “không tích cực” trong mối quan hệ giữa đại học nghiên cứu và các tập đoàn, công ty khai thác nghiên cứu ứng dụng khoa học rằng những điểm mạnh, những điểm tích cực trong quá trình hợp tác giữa các đại học với các tập đoàn, công ty và các đối tác vẫn rất nhiều.
Đại học luôn cần mọi thứ xung quanh nó, từ cộng đồng, từ giới kinh doanh, từ chính phủ và cơ bản nhất người dân và xã hội, giúp đỡ và tác động qua lại với những sản phẩm và dịch vụ mà đại học cung ứng cho các đối tác.
Đại học luôn là một phần và là tấm gương phản chiếu nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp và của cộng đồng, bởi đó là nơi cung ứng “chất xám”, lao động tri thức và tri thức bậc cao cho nền kinh tế tri thức hiện nay.
Giáo dục Đại học bây giờ phải giúp sinh viên trả lời bốn câu hỏi |
Đại học là nơi, các doanh nghiệp, chính phủ và xã hội trông cậy để tìm kiếm và phát triển các mô hình thử nghiệm, nhằm giúp cho xã hội và cộng đồng cập nhật với tri thức và tiến bộ của xã hội.
Tuy nhiên, trong hơn 2 thập kỷ qua, thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
Theo ghi nhận của những nhà kinh tế Mỹ [4], tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã chậm lại từ 1970, còn với cả thế giới, kể cả Trung quốc, từ 2000, các đỉnh tăng trưởng kinh tế và chu kỳ hồi phục sau khủng hoảng từ 1997 đã là “không hiện thực kéo dài”, nếu tính tiếp đến khủng hoảng 2008 và cho đến nay.
Một trong những điều được “ưu tiên” để giải quyết khủng hoảng là cắt giảm chi công, trong đó có ưu tiên số 1 là cắt giảm ngân sách dành cho giáo dục ở tất cả các cấp, theo báo cáo từ Mỹ [5] và nước Mỹ, thế giới đều cùng đang “trả giá” cho cả 2 điều: khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng giáo dục, cấp độ toàn cầu.
Không xa lạ gì, chúng ta hãy cứ nhìn thật kỹ các mục tiêu của UN-SDG 2030 để nhận thức đầy đủ độ khẩn cấp và phức tạp của các vấn nạn xã hội mà theo như các chuyên gia tuyên bố, “Không có cá nhân nào, không có tổ chức nào, không có đất nước nào, đủ sức một mình giải quyết các vấn nạn toàn cầu. Khủng hoảng toàn cầu đòi hỏi hợp tác toàn cầu để giải quyết”. [6]
Tuy nhiên, hãy quay trở lại với mô hình hợp tác đại học – tập đoàn, doanh nghiệp để tìm hiểu, tại sao Derek Bok, William Bowen lại quan ngại đến thế, về “điều khoản không tiết lộ” trong các thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương diện, trong thế giới giáo dục khi mang tính thương mại cao độ?
Những khủng hoảng gần đây trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng theo xu hướng “thương mại hóa” giáo dục đại học, nghiên cứu ứng dụng tại đại học nghiên cứu, đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến chính môi trường học thuật trong sạch, đạo đức nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và giáo sư, qua đó, tác động trực tiếp đến thái độ và quan hệ hợp tác giữa các đại học và các tập đoàn lớn, đã và đang hợp tác, đầu tư cùng nghiên cứu với hệ thống đại học.
Thiếu hụt ngân sách buộc các đại học phải ưu tiên những nguồn, những cá nhân có khả năng mang lợi “lợi ích tài chính”. [7]
Thiếu hụt ngân sách buộc các đại học phải “thỏa hiệp” các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu và sẵn lòng trở thành nơi “chứng thực” cho những chương trình, những kết quả nghiên cứu do doanh nghiệp đặt hàng, mà không phản ánh đúng sự thật. (**)
Thiếu hụt ngân sách buộc các đại học phải “mềm dẻo” với tất cả các quy định, luật pháp, các chính sách nhằm đảm bảo sao cho nâng cao tỷ lệ “xin” được ngân sách công, tiền tài trợ từ các tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời với việc tăng tối đa trong khả năng, tiền học và phí mà sinh viên phải trả cho những khóa học bắt buộc. (**)
Thiếu hụt ngân sách đại học đang buộc đại học thay đổi về bản chất cấu trúc của đại học, không còn giáo viên suốt đời, thay bằng trợ giảng theo hợp đồng năm một và theo đó, chất lượng giảng dạy, chất lượng nghiên cứu, chất lượng dạy và học đang là những cảnh báo nguy cơ hụt hẫng về chất lượng, không chỉ ở cấp đại học mà kể cả ở cấp sau đại học, chưa tính đến việc “sản xuất dư thừa” nhu cầu đại học và tiến sỹ so với thị trường lao động. [8] (**)
Tái cấu trúc hệ thống, giáo dục đại học trong năm mới sẽ bật lên |
Nghiêm trọng nhất, chưa khi nào khủng hoảng đạo đức trong mọi khía cạnh với quản trị đại học, từ đạo đức giáo viên, đạo đức nghiên cứu, tư cách học sinh và trách nhiệm với xã hội, quy trình tuyển chọn sinh viên, đào tạo và phát triển kỹ năng nghiên cứu và lao động phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đều đang “nửa đời” như hiện tại.
Các đối tác của đại học, như chính phủ, như doanh nghiệp, như cộng đồng và xã hội chỉ tay “đổ lỗi” cho đại học, giáo viên và sinh viên.
Còn các đại học, giáo viên và sinh viên thì đặt câu hỏi: “Các người đã giúp gì chúng tôi? Hay chỉ đòi hỏi thay đổi, đổi mới, trong khi bóp chặt túi từng đồng?”.
Sinh viên, hàng năm ra trường hàng triệu triệu, nhưng đâu cũng bảo, anh chị học nhầm ngành nghề, chưa đủ kỹ năng, không có kinh nghiệm sống và làm việc…
Thất nghiệp cùng với nợ, nợ của sinh viên, nợ của gia đình, nợ của chính phủ…nhưng hay và lạ nhất, các doanh nghiệp hợp tác và kinh doanh từ ứng dụng với các đại học vẫn sống tốt. [9]
Rất nhiều các thỏa thuận hợp tác đã không cho phép các đại học (mà bản chất là các lãnh đạo đại học), các giáo sư và nhà nghiên cứu đại học, được phép lên tiếng về những gì họ đã và đang thỏa thuận làm việc với các tổ chức đối tác, dẫu họ biết, họ đang bị “bóc lột”, bị “lạm dụng”, hay được sử dụng cho những nghiên cứu trái với những quy định về đạo đức và nguyên tắc nghiên cứu khoa học.
Đó là điều khoản “không được tiết lộ cho bên thứ 3”.
Ai bảo minh bạch trong đại học là công bố những gì luật định là đủ, là đúng cho những người phải trả giá bằng 4 năm học đại học, bằng những hợp đồng lao động tại đại học với 1 năm một và những hệ lụy sau đó kéo dài suốt đời?
Ai có thể giải thích tốt hơn, tại sao tất cả các đại học đều có quy định về đạo đức nghiên cứu khoa học, đều có quy định ràng buộc trách nhiệm hành xử với xã hội và con người, nhưng tất cả những sai phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu, trên con người, trong thực tiễn, không tính gì đến quyền con người, lợi ích cộng đồng và xã hội, vẫn bị vi phạm nghiêm trọng?
Những ai đứng đằng sau các thỏa thuận giữa các đại học và các tập đoàn tư nhân?
Những ai muốn đẩy khủng hoảng giáo dục đại học đi sâu hơn nữa, bởi những bất lực hay hạn chế của những con người thiếu tiền và tự do nghiên cứu tại các đại học, hơn 2 thập kỷ qua? [10]
Ai được lợi từ các hợp tác giữa đại học và các tập đoàn tư nhân? Khi toàn bộ các nghiên cứu hàng đầu về rất nhiều lĩnh vực phát triển khoa học và xã hội hiện nay đều thuộc sở hữu tư nhân, trong quá trình hợp tác với đại học để thực hiện.
Tài liệu tham khảo:
** https://www.amazon.com/Universities-Marketplace-Commercialization-Education-William/dp/0691120129
[1] https://www.nytimes.com/2019/01/21/world/asia/china-gene-editing-babies-he-jiankui.html
[2] https://www.technologyreview.com/s/612212/the-first-social-network-of-brains-lets-three-people-transmit-thoughts-to-each-others-heads/
[3] https://www.the-scientist.com/news-analysis/the-biggest-science-scandals-of-2017-29835; https://www.the-scientist.com/careers/dealing-with-unethical-or-illegal-conduct-in-higher-education-30206
[4] The Rise and Fall of Nations: Forces of Change in the Post-Crisis World; The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living since the Civil War; Crashed: How a Decade of Financial Crises Changed the World
[5] https://www.cbpp.org/research/state-budget-and-tax/a-punishing-decade-for-school-funding; https://www.americanprogress.org/issues/education-k-12/news/2019/03/11/467178/trumps-education-budget-ignores-needs-students-schools/; http://rooseveltinstitute.org/wp-content/uploads/2018/10/The-Student-Debt-Crisis-and-Labor-Market-Credentialization_FINAL.pdf
[6] http://www.foodsecurityportal.org/finding-global-solutions-global-challenges
[7] https://www.aceacps.org/duties-responsibilities/
[8] https://www.theguardian.com/commentisfree/2015/jun/22/adjunct-professor-earn-less-than-pet-sitter; https://www.chronicle.com/article/How-to-Fix-the-Adjunct-Crisis/243535; https://www.amazon.com/Making-Harvard-Modern-Americas-University/dp/019532515X (Making Harvard Modern: The Rise of America's University); The Price of Admission: How America's Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges - and Who Gets Left Outside the Gates;
[9] https://www.chronicle.com/article/How-to-Protect-Your/242616; https://theconversation.com/why-schools-and-corporate-brands-shouldnt-mix-6087
[10] https://publicintegrity.org/federal-politics/why-the-koch-brothers-find-higher-education-worth-their-money/; http://time.com/4148838/koch-brothers-colleges-universities/; Funding the Future: Philanthropy's Influence on American Higher Education; https://www.ncrp.org/news/sorry-walmart-charter-schools-wont-fix-poverty;