LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi đến độc giả phần tiếp theo của bài viết "Giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi của đại học?".
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Theo thông báo của UNESCO, trong 16-18/5/2019, hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì về “Lên Kế hoạch Giáo dục AI” sẽ diễn ra ở Bắc Kinh [1].
Việc tổ chức ở Bắc Kinh, cũng như với nhiều tài liệu nghiên cứu về AI được in ấn dưới tên tuổi của UNESCO, UN Courier trong 2 năm qua (2017/8) nhưng trên trang nhất ghi rõ, “Dưới sự tài trợ của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc” [2], để hiểu là không tự nhiên, các vấn đề về AI và xã hội tiến bộ được Trung Quốc tài trợ nhắm xây dựng hình ảnh của mình trên thế giới như thế nào.
Tất cả mọi phát triển về công nghệ, phục vụ cho con người, cho tiến bộ của xã hội, cho nhân loại đều rất đáng trân trọng, dù đó là từ đất nước nào, cá nhân nào.
Tuy nhiên, trong hơn 30 năm qua, chỉ dấu rõ từ thực tiễn phát triển toàn cầu hóa, với xu hướng dịch chuyển lao động giá rẻ sang các nước như Trung Quốc, ngoài tạo ra cơ hội cho người dân Trung Quốc, đất nước Trung Quốc phát triển, nhưng khốn thay “bằng giá của người khác” [3].
Đặc biệt, trong nghiên cứu khoa học giữa công nghệ và con người, Trung Quốc là một câu hỏi lớn về nhân quyền và đạo đức nghiên cứu khoa học, tôi rất muốn hỏi Chủ Tịch Trung Quốc, tôi muốn hỏi UN – UNESCO và kể cả UN-OCHA rằng, những vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ kết nối giữa AI và con người, ai xác nhận được họ đã không vi phạm quyền con người.
Trung Quốc là một đất nước không được đánh giá cao về nhân quyền, tự do báo chí, thậm chí họ đã sử dụng công nghệ để “đánh giá lòng trung thành của công dân với chính quyền”, “chỉ số đo lường tín nhiệm công dân” [4], mà xét về bản chất, họ đã và đang dùng chính người dân của mình để nghiên cứu và phát triển công nghệ, bất chấp điều đó có vi phạm quyền con người, tự do cá nhân và những quyền khác của một công dân một đất nước thực sự vì nhân dân hay không?
Khi nói đến Trung Quốc, tôi xin nói rõ, tôi trân trọng một đất nước và một dân tộc có ý chí vươn lên. Nhưng những hình ảnh của những con người tập Pháp Luân Công cũng có thể “bị đàn áp” [5], những thành phố mà con người, người dân Trung Quốc không còn một chút tự do vì ở đâu cũng bị giám sát theo hình thức “camera cài AI” [6], nhận diện theo gương mặt [6].
Theo đó, những nghiên cứu khoa học, như kiểu “biến đổi gene người” [7] vô đạo đức và phi nhân tính, đòi hỏi tất cả chúng ta cần đặt ra một vấn đề lớn hơn, không chỉ với Trung Quốc và nghiên cứu khoa học của họ mà với cả thế giới loài người.
Chúng ta muốn phát triển công nghệ, mà AI, machine learning, BHI, BCI…phục vụ con người bằng chính giá phải trả của bao nhiêu triệu, bao nhiêu tỷ người?
(Ảnh minh họa: TTXVN). |
“Giá phải trả” (Paying the Price) [8] là một cuốn sách viết về khủng hoảng đại học Mỹ, với các chính sách cắt giảm tiền hỗ trợ sinh viên học, những hệ thống chính trị lèo lái chính sách về giáo dục không vì người học, mà vì “kinh doanh ngân hàng” và các thị trường thứ cấp.
Khủng hoảng đại học Mỹ thì có liên quan gì đến AI, machine learning và công nghệ giáo dục, nhất là với Trung Quốc?
Tôi muốn quay trở về lịch sử đại học Mỹ đôi chút, mặc dù ở phần 1 của giáo viên và sinh viên: Tác nhân sáng tạo, thay đổi đã chia sẻ.
Hơn 30 năm qua là thời kỳ bùng nổ internet, công nghệ máy tính (gồm cả AI, machine learning) và những ứng dụng của nó trên toàn thế giới, tiếc thay nó đang là một trong những tác nhân gây nên bất bình đẳng lớn chưa từng có, chia cách các giai tầng xã hội chưa từng có [3] và đại học, sinh viên, giáo dục từ cấp 1 – cấp 3 là nơi gánh chịu toàn bộ, hay đúng hơn là cả xã hội Mỹ, trừ 1% vẫn tăng trưởng gấp 4 lần thu nhập ròng, trong khi 40% người Mỹ tụt xuống mức sống đói nghèo.
Chuyện này không chỉ diễn ra ở Mỹ, ở châu Âu và những khu vực như Úc và NZ, ở tất cả mọi góc phố trên thế giới này.
Nghiên cứu hơn 200 năm về kinh tế Mỹ của Robert Gordon chỉ rõ, công nghệ tiên tiến về máy tính và AI ứng dụng có thể làm một vài tác động vào nền kinh tế đang bị lũng đoạn, nhưng nó hoàn toàn không có tác dụng “cách mạng” thay đổi toàn xã hội như ai đó đang "vẽ" ra tương lai, khi auto và AI sẽ giúp chuyển đổi xã hội từ lao động quá nhiều giờ sang làm 4 giờ/tuần [3], đặc biệt khi sức mạnh công nghệ và tài chính đang tập trung quá lớn vào tay quá ít thiểu số cá nhân!
Trong cuốn viết ca ngợi về toàn cầu hóa "Thế giới phẳng" của Thomas Friendman (2005), và sau này, Friedman đã phải “viết chữa” lại những “suy đoán sai chết người” về thế giới phẳng trong cuốn “Cảm ơn vì đã đến muộn” (2018), về tác động “Quá nhanh, Quá nguy hiểm” [9] của toàn cầu hóa với sức mạnh của công nghệ.
Tuy nhiên, để nói đến khía cạnh công nghệ AI, Friedman, một lần nữa, ca ngợi lên mây về “machine learning” và Watson – AI của IBM [10], mà cha đẻ của ngành nghiên cứu AI của Mỹ, Roger Schank [11], có nói “Watson là một lừa dối” [11].
Vì tôi không phải là người làm về công nghệ, tôi là “nạn nhân” của công nghệ nghiên cứu giữa trí não con người và AI machine, phục vụ cho giáo dục [12], tôi muốn hỏi, đã hỏi và chưa có ai trả lời rằng "trong trích dẫn của Friedman, khi nói đến khả năng computer và AI copy 30 năm kinh nghiệm làm việc và tri thức, chỉ trong một đêm” [13], sự thật nó đến đâu?
Ai cho phép copy tri thức, kinh nghiệm, của trí não người khác? Nhân quyền ở đâu? Tự do cá nhân, trong đó gồm có tự do tư duy và tự do cảm xúc, ở đâu?”.
Một dẫn chứng hài hước khác về machine learning (học máy), về học máy này có hay không có cài AI, hay thú vị hơn, vụ robort công dân [11], mà tốn bao giấy mực của cả thế giới, chỉ để nhằm marketing cho một hình ảnh, khái niệm về chúng ta đã “sáng tạo” được một em robort trả lời được những câu hỏi cài đặt trước thế nào.
Nếu tất cả những trò “dối trá” chỉ để nhằm phục vụ marketing toàn cầu cho vài hãng lớn kinh doanh, câu chuyện trong giáo dục nó lại đang chứng minh những điều tệ hại hơn rất nhiều.
Câu hỏi trên EAIA về việc, “Làm thế nào để thu hút học sinh thích học hơn, học tốt hơn trên online?” là lời thú thật về việc, học sinh “chán” các trò công nghệ - giáo dục đến như thế nào.
Chỉ vì những con số về những thị trường hàng chục tỷ giáo dục online toàn cầu được ai đó “thiết kế” [14], rất nhiều các trường đại học lớn Mỹ và châu Âu khởi động để xây dựng và phát triển giáo dục online, trong khi tỷ lệ bỏ học và chất lượng học không hề được bảo đảm tương ứng với giáo dục trực tiếp.
Những báo cáo gần đây của nhiều tổ chức nghiên cứu tại Mỹ về chất lượng giáo dục online, distance learning (học từ xa), personalized learning [15], đều không dẫn đến điều gì khả quan, nhưng họ vẫn tiếp tục “số hóa” con người, “số hóa” tri thức loài người, với mô hình “copy qua 1 đêm”, hy vọng tìm kiếm những mô hình học tập và paste nó vào hàng triệu, hàng tỷ người khác trên thế giới này?
Khi nghĩ đến những gì mà Robert Schank gọi là “điều dối trá”, cá nhân tôi không thực sự quan ngại về vấn đề đó, bởi dối trá là một phần bản tính của những hệ thống kinh doanh thiếu đạo đức, nhưng vấn đề lớn nhất, chính là thời gian và cuộc đời của những thế hệ trẻ, của những người học, với chất lượng kém từ công nghệ - giáo dục đó, họ sẽ đi về đâu?
Tại sao chúng ta có quyền lấy chính học sinh, con em của chúng ta ra thử nghiệm công nghệ giáo dục mà không hề có tác dụng tích cực, hay thúc đẩy chúng học tập?
Hay mô hình kinh doanh toàn cầu cho máy tính, điện thoại thông minh, mong tất cả chuyển đổi sang "số hóa” và internet-based, mới là động lực chính của những “dối trá” trên đây? [16]
Nếu có ai muốn hiểu, giá phải trả là gì, hãy nhìn lại về nhân quyền, về sự thật của chất lượng giáo dục trong hơn 30 năm qua và ai đang phải trả?
Liệu có giáo dục toàn cầu, giáo dục có chất lượng, dựa trên những điều dối trá kéo dài mãi không?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://en.unesco.org/themes/ict-education/ai-education-conference-2019 (hài hước thật, khi nào giáo dục về quyền con người, quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư, rồi mới đến giáo dục ICT và AI chứ nhỉ?)
[2] https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000265211; https://en.unesco.org/courier/2018-3/towards-global-code-ethics-artificial-intelligence-research
[3] The Rise and Fall of American Growth: The U.S. Standard of Living Since the Civil War, Robert Gordon, 2016; Everything Is Broken Up and Dances: The Crushing of the Middle Class, 2018; Edoardo Ne; Global Inequality, New approach in the age of globalization, 2018, Branko Milanovic
[4] https://www.businessinsider.com/china-social-credit-system-punishments-and-rewards-explained-2018-4; https://www.insidehighered.com/news/2019/04/19/another-case-censorship-china-studies-journal;
[5 https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_%C4%91%C3%A0n_%C3%A1p_Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng
[6] https://www.hrw.org/report/2019/05/01/chinas-algorithms-repression/reverse-engineering-xinjiang-police-mass-surveillance; https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-05-01/alibaba-backed-face-scans-show-big-tech-ties-to-china-s-xinjiang; https://www.forbes.com/sites/zakdoffman/2019/05/03/china-new-data-breach-exposes-facial-recognition-and-ethnicity-tracking-in-beijing/#42e5856c34a7; https://www.business-humanrights.org/en/new-study-reveals-racial-bias-in-facial-recognition-software; https://foreignpolicy.com/2018/07/24/beijings-big-brother-tech-needs-african-faces/; https://www.nytimes.com/2018/07/08/business/china-surveillance-technology.html; https://www.theguardian.com/world/2018/jan/18/china-testing-facial-recognition-surveillance-system-in-xinjiang-report; https://www.businessinsider.com/why-china-chinese-people-dont-care-about-privacy-2018-6
[7] https://www.npr.org/2019/02/05/690828991/gene-editing-scientists-actions-are-a-product-of-modern-china;
[8] Paying the Price: College Costs, Financial Aid, and the Betrayal of the American Dream, 2017, Sara Goldrick-Ra
[9] Thomas Friedman, Xin cảm ơn vì đã đến trễ (Thank you for being late), Chương 7, Quá Nhanh, Quá Nguy hiểm, p. 276-297
[10] Thomas Friedman, Xin cảm ơn vì đã đến trễ (Thank you for being late), p. 36, Siêu Tân Binh, chương 4, p.130-156 (hài hước ghê, khi cha đẻ của chuyên ngành thì phủ nhận Watson, còn toàn bộ chương này thì ca ngợi không thiếu mảng gì!) Đúng là chuyện cười thế kỷ 21, và cười Friedman của thế giới chưa phẳng!
[11] https://skymind.ai/wiki/ai-vs-machine-learning-vs-deep-learning; https://theconversation.com/an-ai-professor-explains-three-concerns-about-granting-citizenship-to-robot-sophia-86479; https://www.businessinsider.com/facebook-ai-yann-lecun-sophia-robot-bullshit-2018-1; https://www.rogerschank.com/fraudulent-claims-made-by-IBM-about-Watson-and-AI
[12] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tien-da-lo-xong-dat-cam-roi-thu-cua-mot-Nha-nghien-cuu-gui-lanh-dao-toan-cau-post180057.gd
[13] Thomas Friedman, Xin cảm ơn vì đã đến trễ (Thank you for being late), p. 36, 74;
[14] Young, J. (November 5, 2016). Online education is now a global market. The Chronicle of Higher Education. Retrieved http://www.chronicle.com/article/Online-Education-Is-Now-a/237993?cid=at&utm_source=at&utm_medium=en&elqTrackId=831f568a401a4b17b602f438f40f34ed&elq=254e2aba273a40b7859281fed4841a43&elqaid=11000&elqat=1&elqCampaignId=4211; Aspillara, M. ( August 5th, 2010). What are the potential benefits of online learning?. WorldwideLearn. Retrievedhttp://www.worldwidelearn.com/education-articles/benefits-of-online-learning.htm; Dodd, T. (November 19, 2016). The high quality of global university which costs next to nothing. Financial Review. Retrieved http://www.afr.com/leadership/management/business-education/the-highquality-global-university-which-costs-next-to-nothing-20161115-gspvyk?platform=hootsuite; Smith, B. (November 30, 2016). Chinese MOOC learners to top 10 million by year end. The Pie News. Retrieved http://thepienews.com/news/chinese-mooc-learners-top-10-miilion-year-end/; Africa: NHANDO, D. (November 27, 2015). Why e-learning is key to democraticizing higher education in Africa? Elearning Industry. Retrieved https://elearningindustry.com/elearning-in-africa-democratizing-higher-education-africa
[15] MOOCs, High Technology, and Higher Learning (Reforming Higher Education: Innovation and the Public Good), by Robert A. Rhoads; Higher Education in the Digital Age, by William G. Bowen
https://www.rand.org/pubs/research_briefs/RB9994.html; https://theconversation.com/the-failure-of-udacity-lessons-on-quality-for-future-moocs-20416; https://www.insidehighered.com/news/2013/02/25/study-finds-some-groups-fare-worse-others-online-courses; https://credo.stanford.edu/pdfs/OnlineCharterStudyFinal2015.pdf; https://www.nea.org/assets/docs/Online%20Learning%20Programs%20Research%20Brief%20NBI%20135%202017.pdf
[16] 21 LESSONS FOR THE 21TH CENTURY, Yuval Noah Harari, 8/2018; http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/hay-nho-dang-sau-nhung-con-so-la-mang-nguoi-la-con-nguoi.html; https://www.brookings.edu/research/global-manufacturing-scorecard-how-the-us-compares-to-18-other-nations/