Xem nhẹ giáo dục nhân văn trong giáo dục đại học, cái giá sẽ phải trả

09/06/2019 06:33
TRẦN NGỌC
(GDVN) - Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, giỏi nghề thì các trường Đại học cũng cần rèn luyện sinh viên những phẩm chất tốt đẹp, nhân văn.

Nội dung hội thảo hướng đến giải quyết vấn đề là làm sao để đào tạo được cho xã hội một lực lượng lao động có kiến thức, có nhân cách tốt, với ba điểm nhấn:

Vì sao giáo dục nhân văn trong môi trường đại học có tầm rất quan trọng? Tri thức nhân loại có vai trò gì, kinh nghiệm thế giới có thể gợi ý gì cho giáo dục nhân văn Việt Nam?

Giải pháp cụ thể nào cho giáo dục nhân văn ở đại học Việt Nam hiện nay?

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhân (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh rằng: nhân văn là giá trị cốt lõi của một nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Ảnh: TN
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhân (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh rằng: nhân văn là giá trị cốt lõi của một nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Ảnh: TN

“25 năm qua, Đại học Duy Tân luôn thực hiện phương châm: đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm trên nền nhân văn hiện đại.

Qua đó, xây dựng chương trình và phương pháp giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ tri thức trẻ vừa có năng lực chuyên môn cao, vừa có đạo đức nghề nghiệp.

Đồng thời có trách nhiệm với đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, Đại học Duy Tân và có lẽ cũng như nhiều cơ sở đào tạo khác đã và đang phải đối mặt với những đánh giá không vui của xã hội về lối sống, đạo đức của thế hệ trẻ.

Mô hình đại học trong đại học của Việt Nam chẳng giống ai

Trong đó, có những sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời, ngay trong thực tế tiếp nhận, giảng dạy và quản lý sinh viên, chúng tôi cũng gặp phải vô số những khúc mắc trong hành xử của các em.

Những khó khăn trong việc giúp sinh viên nhận ra: đâu là nhân bản, đâu là các giá trị sống đích thực…” – Tiến sĩ Hoàng Thị Hường (Đại học Duy Tân) chia sẻ.

Còn theo Giáo sư Huỳnh Như Phương, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, đời sống kinh tế xã hội đất nước đang phát triển, nhưng có lẽ đời sống văn hóa, tinh thần chưa đáp ứng được mong mởi của người dân.

Những giá trị nhân văn đang bị xét duyệt và thử thách. Khi văn hóa – tinh thần không phát triển tương xứng, chưa nói tình trạng thụt lùi hay khủng hoảng, thì phát triển kinh tế - xã hội khó mà bền vững.

Trong khi đó, với góc nhìn của bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Thạc sỹ Bùi Huy Tùng (Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho rằng;

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, các giá trị nhân văn cũng đã bị lãng quên.

Trong sinh viên, học sinh đã xuất hiện ngày càng phổ biến những biểu hiện phi nhân văn. Chính vì thế, bên cạnh mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực giỏi về kiến thức chuyên môn, giỏi nghề…

Nhân văn trong Giáo dục là phải làm đến cùng và công khai gian lận điểm thi

Mục tiêu tạo ra những công dân có phẩm chất tốt đẹp, mang tính nhân văn cần phải được đặt ra và cụ thể hóa trong chương trình đào tạo và phương pháp giáo dục của các trường đại học, cao đẳng. Nhất là trong bối cảnh, tình hình hiện nay – Thạc sĩ Tùng cho hay.

Đồng tình với nhìn nhận này, Tiến sĩ Hoàng Thị Hường (Đại học Duy Tân) phân tích thêm, giáo dục giá trị nhân văn cho sinh viên, được chúng tôi hiểu theo nghĩa nhân cách làm người, đạo đức của con người trong các mối quan hệ (như gia đình, cộng đồng xã hội).

Bởi chúng tôi quan niệm “sản phẩm” của nhà trường là những người trẻ tuổi sẽ tham gia lâu dài vào nhiều hoạt động của xã hội, sẽ là chủ nhân của các gia đình nhỏ - nơi tạo ra và nuôi dưỡng các thế hệ tương lai tiếp theo.

Nói cách khác, chúng tôi ý thức được rằng, đó là một “sản phẩm” cần phải có và nên bao gồm cả tri thức, kỹ thuật và hiểu biết về cách sống để góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp.

TRẦN NGỌC