Theo đó, thông báo nêu: Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phố thông;
Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tô chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thấm định sách giáo khoa (sau đây viết tắt là Thông tư 33);
Bộ Giáo dục có thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 (Ảnh minh họa: Nguồn VOV) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Hồ sơ, điều kiện và mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa
- Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (sau đây viết tắt là hồ sơ) thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư 33;
- Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa có nhu cầu thẩm định sách giáo khoa cần thực hiện thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản đáp ứng các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 33;
- Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như quy định tại Thông tư 33.
2. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
Thời gian: Từ ngày 01/7/2019 đến hết ngày 15/7/2019 trong giờ hành chính. Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm.
Địa điểm: Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trình tự giải quyết hồ sơ: Được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 33.
Chỉ tiết đề nghị liên hệ với Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; số 35 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; điện thoại: 02438681079 — máy lẻ 527; e-mail: vuegdth(@moet.gov.vn.
Thông tư 33 quy định rõ: Điều 17. Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa 1. Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là hồ sơ) lần đầu được lập thành một bộ, bao gồm: a) Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa (mẫu đơn kèm theo Thông tư này). b) Bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định. c) Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; tên tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình và kết quả thực nghiệm; các thông tin liên quan khác (nếu có). d) Lý lịch khoa học của các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu sách có chủ biên, tổng chủ biên) và người biên tập. 2. Hồ sơ đề nghị thẩm định lại bao gồm: a) Bản mẫu sách giáo khoa đã chỉnh sửa, bổ sung; b) Báo cáo tổng hợp nội dung tiếp thu hoặc giải trình nội dung không tiếp thu kết luận của Hội đồng. Điều 18. Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa 1. Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa là nhà xuất bản được thành lập theo quy định của pháp luật, trong đó việc tổ chức xuất bản sách giáo khoa phải được ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản. |