Theo thông tư mới, các cơ sở y tế phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B: bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu, quai bị.
Biểu đồ thống kê của Bộ Y tế về trường hợp bệnh nhân tử vong do các bệnh truyền nhiễm trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: YT. |
Theo thông tư mới ban hành số 17/2019/TT - BYT về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các cơ sở y tế phải tổ chức cách ly y tế đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B sau: bạch hầu, ho gà, sởi, rubella, than, viêm màng não do mô cầu, chân tay miệng, thủy đậu, quai bị.
Nội dung giám sát bao gồm, đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, các nội dung giám sát.
Gồm: Họ và tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc, địa chỉ nơi sinh sống, nơi học tập, làm việc; địa điểm và thời gian mắc, khởi phát bệnh; diễn biến bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và quá trình điều trị, cơ sở y tế chăm sóc, điều trị trước khi mắc bệnh.
Thông tin về xét nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh phù hợp; tiền sử sản khoa, tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và tình trạng miễn dịch, tiền sử đi lại trong và ngoài nước, các thông tin về tiền sử phơi nhiễm, tiếp xúc và yếu tố dịch tễ liên quan… là các yếu tố thuộc nội dung cần được giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh |
Đối với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, nội dung giám sát bao gồm: chủng, loài, nhóm, týp, phân týp, gen, kiểu gen, các đặc tính sinh học về tính kháng thuốc, biến đổi về hình thể, gen và phương thức lây truyền.
Nội dung giám sát đối với trung gian truyền bệnh bao gồm động vật: số lượng, mối liên hệ với con người và các đặc điểm khác theo yêu cầu.
Riêng đối với côn trùng cần giám sát thêm: đặc điểm sinh vật học, thành phần loài, các chỉ số giám sát, tính nhạy cảm với hóa chất; Thực phẩm: nguyên liệu, nguồn gốc, phương thức chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối; Môi trường: đất, nước, không khí; Các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Căn cứ vào bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đối tượng giám sát, yêu cầu của các loại hình giám sát, đơn vị chịu trách nhiệm giám sát lựa chọn các nội dung giám sát phù hợp.
Giám sát dựa vào sự kiện là việc thu thập các thông tin, sàng lọc, xác minh các dấu hiệu cảnh báo từ nguồn tin của cộng đồng, mạng xã hội… Thông tư cũng nêu rõ việc giám sát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện trên toàn phạm vi địa bàn quản lý hành chính.
Chú trọng tại một số nơi tập trung đông người như cơ sở y tế; khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm; khu đang có ổ dịch, dịch; nơi cư trú, học tập, làm việc, điểm đến du lịch; khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy; khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa.