Kết thúc của quốc tế hóa giáo dục?

15/09/2019 06:53
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Liệu quốc tế hóa giáo dục có nên chấm dứt khi những dòng chảy tội ác từ thương mại hóa cao độ giáo dục và đại học đã dùng con người để thử nghiệm tội ác.

Tiêu đề bài này do Giáo sư De Wit/Boston College đặt ra từ năm 2017 với câu hỏi cho tương lai nào về giáo dục và quốc tế hóa giáo dục. (*)

Quan sát từ 2000, tôi ngẫm thấy có đủ lý do để De Wit hỏi và có lẽ cũng có câu trả lời, bởi 3 lý do cơ bản sau đây:

(1) Khái niệm quốc tế hóa giáo dục đi theo cùng với toàn cầu hóa. Hãy thử nhìn xem, thế giới sau hơn 30 năm toàn cầu hóa đã và đang dẫn chúng ta đến đâu?

Với chủ nghĩa tư bản giám sát bằng công nghệ, người ta nhân danh vì tương lai, vì thế hệ trẻ, để sử dụng dữ liệu lớn hacking trí não con người, tích cóp tri thức nhân loại, số hóa nó, chia nhỏ lẻ và “bán” ra thị trường toàn cầu với những gì không rõ đó là sự thật khi cho thế hệ sau học từ algorimths? [6]  

Một nền kinh tế được “toàn cầu” hóa, do bởi những kẻ giật đổ nền kinh tế và chính trị ổn định của kẻ khác (khủng hoảng 1997 và 2007), xây dựng một hệ thống thế giới toàn trị qua internet và các hệ thống tra cứu, mạng xã hội và cơ sở dữ liệu lớn [6], với một tay mang quân đội đi ăn cướp và một tay mang “dân chủ, hòa bình, cùng chung vận mệnh” chào mời, nhưng đều để phục vụ cho “số hóa dữ liệu cá nhân” của tất cả các quốc gia khác. Chúng ta sẽ có một nền quốc tế hóa giáo dục nào trong bối cảnh này?

Học để làm người và những con Bò nối mạng
Học để làm người và những con Bò nối mạng

(2) Như De Wit đã nói từ 2015 tại NAFSA về “cắt giảm ngân sách là từ khóa ở mọi nơi” [1], thực trạng về “thương mại hóa giáo dục đại học và dùng quốc tế hóa giáo dục” như một công cụ để kiếm chác trên đầu học sinh sinh viên, mà chỉ tập trung vào chưa đầy 7 quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu là Mỹ, đã là một trò chơi “bất bình đẳng thông tin đối xứng” [2]. 

Theo đó, người nào marketing tốt thì bán được nhiều, bất chấp thông tin và giá trị thật của dịch vụ giáo dục đại học đó hoàn toàn không đúng như những gì được quảng bá, đặc biệt là giáo dục online.

Xin đọc báo cáo của NAFSA 2014 về “Xóa bỏ những khoảng cách giữa tuyển sinh và đào tạo giáo dục sinh viên quốc tế” [3], trong đó chỉ rõ những vấn nạn mà Mỹ và các quốc gia đang cố tình tạo dựng chương trình “chảy máu chất xám” cho các quốc gia nghèo đói khác, thu hút nhân tài qua các chương trình học, hoặc thu hút sinh viên quốc tế vào đất nước mình, nhưng không hề đảm bảo cho họ cơ hội và hỗ trợ đủ để họ có thể thành tựu. 

Sinh viên quốc tế đã và đang là “con bò vắt sữa” [4] cho những trường đại học thuộc các quốc gia G7, mà với một thực trạng được T. Friedman viết rõ “Thời đại xâm chiếm và gây ảnh hưởng với các quốc gia khác qua vũ lực đã chấm dứt. Chúng ta cần làm điều đó qua việc khai thác tri thức con người của họ ở định dạng online”. [5]

Sinh viên quốc tế, ngoài những nguy cơ bị trở thành “con bò vắt sữa”, họ đã và đang đối mặt với những nguy hiểm lớn hơn nữa, trong suốt cuộc đời còn lại của họ, đó là việc bị khai thác trí tuệ qua hệ thống ứng dụng công nghệ hacking/mining trí não và thậm chí, họ có thể nhận được lời đề nghị của những quốc gia/những điệp vụ muốn tuyển dụng họ để làm việc “hoặc đi lính/đi làm điệp vụ/hoặc không có gì để học?.

Sự thật này, xin đọc tham khảo ở cuốn Những Trường Học Điệp Vụ - Làm sao để CIA-FBI và những Điệp vụ nước ngoài phá nát nền giáo dục đại học Mỹ (Daniel Golden) hoặc cuốn về Lịch sử Harvard (Making Harvard Morden, M & P Keller).

(3) Khi nói đến thời đại toàn cầu hóa và công nghệ hóa (IoT), người ta thường ít nói đến “tự động hóa” trí não con người, kết nối trí não con người với các hệ thống máy tính nhằm “giáo dục” máy tính nhận thức có khả năng tư duy và làm việc như một con người. [6]

Đấy là họ viết vậy, nhưng câu hỏi tôi hỏi rằng, ai có quyền hacking trí não con người để “đọc” họ đang nghĩ gì, đang tính toán gì, đang có cảm xúc gì, dùng đó để dạy dỗ robot và các chương trình giáo dục?  

Quốc tế hóa trí tuệ (Internationalization of Intellectual), nhưng trong thời đại của những thế giới ma - ảo được tạo lập bởi những hãng công nghệ, đầu tư và các chính phủ bất lương, tìm kiếm mọi cách để kinh doanh mọi thứ thuộc về kẻ khác, dù đó là trí não con người.

Họ có quyền gì để chà đạp lên con người chúng ta? Đó là câu hỏi cho cái chết của dân chủ [7], của xã hội loài người, khi giữa con người với con người, họ sẵn sàng phạm mọi tội ác, dù đó là xâm phạm quyền riêng tư tối thiểu: tự do tư duy của một con người độc lập.

Cuốn sách của S. Zuboff về Chủ nghĩa tư bản giám sát (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn sách của S. Zuboff về Chủ nghĩa tư bản giám sát (Ảnh: tác giả cung cấp).

Những khổ nạn trên đây của một hệ thống quyền lực kinh tế - chính trị đã và đang lèo lái thế giới này, bao gồm cả giáo dục và con người, sẽ đi đến đâu? 

Nếu toàn cầu hóa đã được coi là “kết thúc” bởi chúng đã bị quản trị sai (theo chính J.Stiglitz, giáo sư chuyên nghiên cứu về toàn cầu hóa), nếu “chủ nghĩa tư bản đã tàn phá không thương tiếc thế giới tự nhiên của nhân loại, thì điều gì để đảm bảo chủ nghĩa tư bản giám sát công nghệ sẽ không phá hủy nốt bản thể tự nhiên của con người?”, câu hỏi của S. Zuboff trong thời đại của chủ nghĩa tư bản giám sát. [6]

Và khi con người không còn là con người nữa, giáo dục đã và đang có vai trò gì? Quốc tế hóa giáo dục, trong nhiều trường hợp, có là công cụ của những tập đoàn và chính phủ bất lương, trong việc tìm kiếm mọi cách để “số hóa”, “tự động hóa” trí não con người [6], để hướng đến những thế giới ảo ảnh, “thật chết giả ăn tiền”, “toàn trị” và ăn chia bởi rất rất ít kẻ đứng trên tất cả?

Liệu quốc tế hóa giáo dục có nên chấm dứt khi những dòng chảy tội ác từ thương mại hóa cao độ giáo dục và đại học (thời đại online) đã dùng con người để thử nghiệm tội ác trong công nghệ và tâm lý thế giới “ảo”, dùng con người để “kết nối internet vạn vật”, dùng con người để thiết kế và xây dựng hệ thống giáo dục “ảo” cho chương trình “dạy” máy tính, như một bài báo gần đây có nêu? (**)

Con người là gì, khi trí não họ được coi là một “máy” học và đọc tự động, để lọc, lưu trữ, phân tích và dạy dỗ “tư duy” cho máy học? Chỉ để cho dăm bảy quốc gia và tập đoàn bất lương kiếm chác dựa vào giáo dục toàn cầu?

Tài liệu tham khảo:

[1] Làm thế nào để giáo dục đại học tồn tại?, Nguyễn Thị Lan Hương, NEWASIA GLOBAL LEARNING

[2] J. Stiglitz, Globalization and its Discontent

[3] NAFSA, 2014, Report on “Bridging the Gap Recruitment and Retention to Improve International Students Experiences”

[4] Universities need to stop thinking their international students as “cash cow”, Inside Highered

[5] Thank you for being late, T. Friedman

[6] The Age of Surveillance Capitalism, The Fight for Human Future at a new frontier of power, S. Zuboff;

[7] People vs. Tech, How the internet is killing our democracy (and how we save it), J. Barlett

(*) The end of internationalization, Hans De Wit

(**) https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-dong-chay-thuong-mai-toan-cau-den-nhung-toi-ac-toan-cau-post200601.gd

Nguyễn Thị Lan Hương