Chuyện về khoa học và những hệ lụy xuyên thời đại

11/08/2019 06:17
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Chưa khi nào, thế giới loài người phải đối mặt với những thế lực lớn mạnh xuyên quốc gia như vậy.Chúng có khả năng điều chỉnh quyền lực quốc gia và quốc tế.

Tôi luôn thắc mắc khi vào học nghiên cứu về Quản trị giáo dục đại học ở Mỹ.

Bởi thú thật, tôi không phải dân “chuyên” chỉ học, tôi là dân “làm” và “dạy”, vì thế những lý luận, học thuyết trong nghiên cứu, dựa trên những giả thuyết luôn làm tôi thắc mắc và khổ thay, từ môn học cụ thể như những Luật Giáo dục đại học Mỹ hay chương trình, tất cả đều có vô vàn những điều mà nếu muốn nhìn nó ở góc độ nào cũng đều cần có câu hỏi.

Tương tự vậy, với hoạt động quốc tế hóa giáo dục sau khi trào lưu toàn cầu hóa về kinh tế đã “chạy” được hơn 30 năm qua và theo nhà nghiên cứu đoạt giải Noble, J. Stiglizt, “đây là thời đại toàn cầu bất mãn”.

Bởi, chúng đã được “lèo lái” chệch hướng, tạo dựng nên những hệ thống độc quyền tự nhiên (nature monopoly), biến nhân dân thành nô lệ (trên mạng xã hội, qua dữ liệu cá nhân và những xâm phạm không ngừng nghỉ vào tất cả mọi thứ cuộc đời cá nhân của tất cả) và khốn thay, chính phủ và quyền lực kinh tế đã bắt tay để “cai trị” với tư thế của chủ nô, và ăn chia trên đầu trên cổ tất cả.  

Tại sao lại có những chiến lược “internet hóa tất cả”? Internet cả con người, số hóa con người và tìm kiếm những cơ hội “người – máy” mà để cho auto và AI thay thế 60% lực lượng lao động trong xã hội trong 10 năm tới, trong khi họ đang vẽ ra “thu nhập tối thiểu toàn cầu”, nhằm biến con người chỉ làm việc ít nhất có thể và hưởng mức lương tối thiểu mà sống.

Đại học trong thời đại công nghệ?
Đại học trong thời đại công nghệ?

May thay, có những nhà nghiên cứu kinh tế thế giới và bất bình đẳng trong hơn 100 năm qua ở Mỹ và thế giới đã nhận xét như sau:

“Chúng ta cần cảm ơn những nhà nghiên cứu kinh tế và các dự báo của họ. Hầu hết các dự báo đều sai và may mắn cho chúng ta, điều đó giúp chúng ta hiểu rõ những quan điểm và dự báo kinh tế đều của những người đã từng là gương mặt nổi trội trong thời đại họ, nhưng hầu hết là sai.

Chưa khi nào, thế giới loài người phải đối mặt với những thế lực lớn mạnh xuyên quốc gia đến như vậy. Chúng có khả năng điều chỉnh quyền lực quốc gia và quốc tế.

Nhân danh đói nghèo, những kẻ đi xóa đói nghèo giàu lên gấp 4 lần, còn những kẻ nghèo vẫn hoàn nghèo”. [Bất Bình Đẳng Toàn Cầu, cách tiếp cận mới trong thời đại toàn cầu hóa, B. Milanovic].

“…không thể có đủ cơ sở khoa học để chứng minh việc áp dụng mô hình giáo dục ở đây sẽ đúng với nơi khác, với làng khác và thậm chí, với làng bên cạnh”. [A. Deaton, Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại].

Thế nhưng, như chúng ta biết đấy, tất cả mọi thứ của thời toàn cầu hóa này đều đề cập đến 2 chữ “global scale” phạm vi ứng dụng toàn cầu mà trong khoa học giáo dục đã và đang là nạn nhân của những nhận định và nghiên cứu khoa học về ứng dụng giáo dục, với phạm vi toàn cầu này. (Tôi có bài viết riêng về những vấn nạn này độc lập, nên xin không trình bày ở đây).

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn đến khoa học, dù là ở bất kỳ ngành nào, chứ không riêng gì kinh tế và giáo dục, hóa ra, nhân loại cũng phải trả giá lớn, rất lớn và rất lâu để “lê chậm từng bước” đến với tiến bộ, đến với giá trị đích thực của một nền nghiên cứu khoa học vì con người và vì sự tiến bộ dành cho tất cả.

Hai ví dụ dưới đây thật hài hước vô cùng, nếu nhìn đến giáo dục phổ thông và năng lực “giáo dục” tri thức dành cho thế hệ không giới hạn sắp tới đây:

Darwin và Hậu Darwin: Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại. [1] 

Thư ngỏ gửi UNESCO, UNICEF về khủng hoảng giáo dục và những giải pháp cách mạng
Thư ngỏ gửi UNESCO, UNICEF về khủng hoảng giáo dục và những giải pháp cách mạng

Chủng tộc: Một khái niệm không có cơ sở khoa học và sự phát triển nhân loại. [2] 

Không những thế, cho đến tận bây giờ, rất nhiều nghiên cứu hàng chục năm, nhiều năm của giới khoa học hàng đầu, từ các trường hàng đầu, đều có “định hướng” phục vụ mục tiêu chính trị và kinh tế, hoặc theo một cách mà tôi đọc được ở Boston, MA, US vào tháng 1/2019 “Chúng ta được đặt hàng để bảo vệ ESSA” [ESSA là chương trình của Mỹ, Đạo luật Mọi Trẻ Em Thành Tựu, https://www.ed.gov/essa].

Điều này ở Mỹ và trên toàn cầu đã và đang là nguy cơ lớn cho tự do học thuật, cho định hướng phát triển giáo dục và tương lai của toàn thế giới. 

Bởi, từ những năm 1970s, Bok – cựu chủ tịch Harvard (1978-2006) [https://en.wikipedia.org/wiki/Derek_Bok] đã cảnh báo về những vấn nạn của thương mại hóa nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học. 

Hầu hết những nghiên cứu dài hạn tại đại học hoặc có tài trợ của chính phủ hoặc của các tập đoàn lớn, đều chỉ phục vụ cho chính lợi ích của họ, chứ không phải phục vụ vì lợi ích của xã hội tiến bộ và nhân dân nói chung.

Để đến một ngày sau hơn 50 năm xuất bản cuốn The Affluent Society cũng của John Galbraith, một giáo sự kinh tế Harvard, một nền kinh tế 1% của Mỹ và thế giới đã được ghi nhận là “Những bộ óc xuất sắc nhất thế hệ chúng tôi chỉ để tìm kiếm cách nào để mọi người click nhiều hơn nữa, dành thời gian nhiều hơn nữa trên hệ thống internet” (The internet is NOT the answer, A. Keen).

Vậy, nền nghiên cứu khoa học và công nghệ mà người ta gọi là “Disrutive Progress” (Tiến bộ nhờ Đổ vỡ) đã và đang biến thế giới toàn cầu “lệch hướng” này ra sao? 

Hãy nhìn vào 4 cuốn sách dưới đây và đọc tóm tắt ngắn để tham khảo. Chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi: Toàn cầu hóa là gì cho “Cách mạng Khoa học – Công nghệ” và “Giáo dục – Con Người”?

Cuốn "Thăng Trầm Quốc gia mô tả về lịch sử phát triển các quốc gia", nền kinh tế hiện thực thế giới sau 2 lần tan nát về khủng hoảng và cho đến giờ vẫn chưa hồi phục.

Cuốn Thăng Trầm Quốc gia mô tả về lịch sử phát triển các quốc gia.(Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn Thăng Trầm Quốc gia mô tả về lịch sử phát triển các quốc gia.(Ảnh: tác giả cung cấp).

Mọi thứ đều có vẻ hợp lý dưới góc nhìn của một nhà đầu tư chuyên nghiệp và phân định những giá trị để đầu tư, nhưng trừ đầu tư vào con người – giáo dục và an sinh xã hội, bởi theo họ đó là con đường quá dài, hơn 17 năm và lâu hơn, với sự hoàn vốn chậm và nhỏ, dẫu cho có thể giúp xã hội phát triển bền vững hơn khi có nền giáo dục tốt. 

Với những nhà đầu tư toàn cầu, họ không nhìn gì quá 5-7 năm, bởi quy luật của khủng hoảng có thể đã được ấn định như vậy, nhằm để sau một chu kỳ ngắn, lại xóa đi chơi lại trò chơi “lửa bỏ tay người”.

Kẻ nào không trong dòng chảy, không nằm trong danh sách “địa lý trọng điểm trên hệ thống phân phối dịch vụ và sản xuất toàn cầu hóa”, gần như họ không có bất kỳ tương lai nào và dù có thế nào, chuyện không phải bạn có năng lực gì, mà bạn có đứng cùng với những “kẻ chơi lớn” hay không?

Cuốn sách thứ 2, tôi kính trọng nội dung và nghiên cứu của J. Diamond, nhưng thú thật, khi đọc phần đề xuất cùng những lý giải của nó, tôi đành tự nhắc lại lời tôi đã hỏi và phát biểu tại Họp Liên Bang về Nghiên Cứu Giáo dục AERA 2016/17 tại Mỹ “Khi những nghiên cứu của chúng ta, lại chỉ phản ánh quan điểm của người da trắng, Mỹ, tầng lớp trung lưu và hơn, có địa vị xã hội được bảo đảm và con cái chúng ta cũng được đảm bảo cuộc đời, hình như chúng ta đang nói về “một chúng ta khác”, nhất là những đề xuất về giải quyết các vấn nạn kinh tế - giáo dục - xã hội Mỹ, cho chính cùng người Mỹ”. 

Cuốn "Những điểm thay đổi cuộc chơi quốc gia khi đối mặt với khủng hoảng" (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn "Những điểm thay đổi cuộc chơi quốc gia khi đối mặt với khủng hoảng" (Ảnh: tác giả cung cấp).

Để nói thêm ví dụ khác cho rõ, khi đọc và nghiên cứu về sinh viên khó khăn và bỏ học tại Mỹ, một nghiên cứu kéo dài hơn 6 năm của một giáo sư da trắng, cũng tầng lớp khá và được coi là gương mặt mới nổi “chiến đấu” cho sinh viên “Hope for Colleges”, mọi thứ nghiên cứu đều có vẻ hợp lý dù chỉ là việc nhắc lại chính xác những gì đã xảy ra từ 1996-1999 từ “Financing an American Higher Education”.

Nhưng, điều làm tôi ngạc nhiên nhất, lại chính ở đề xuất “chuẩn hóa mức sống/chi phí sống cho sinh viên toàn Mỹ” như một giải pháp để nâng cao hiệu quả trợ giúp tài chính cho sinh viên Mỹ khi đi học. 

Hãy hình dung, lại một tư duy về chuẩn hóa mức sống, mà ở một đất nước như Mỹ liệu có khả thi, có giúp cho học sinh được đủ ăn, có chỗ ở và được học với đủ sự hỗ trợ trong quá trình học?   

Mọi thứ nghiên cứu khoa học xã hội, liệu có gì tốt hơn nếu nhìn vào thực tế những đề xuất đó, mà lại phải sau khi đã trả giá bao nhiêu năm?

Để nói tiếp 2 cuốn cuối cùng, “Ai đang cai trị nước Mỹ?” được viết từ 1967 – 2013 (gần 20 năm) với ghi nhận sự thắng lợi tuyệt đối của giới tập đoàn kinh doanh lớn và các gia đình kinh doanh - chính trị “gốc” làm nên một nước Mỹ khác, dù chỉ là 1 %, và vì vậy, nó buộc phải có “Những Người Mỹ bị lãng quên: Một đề xuất kinh tế dành cho một đất nước bị chia rẽ”. 

Cuốn "Ai đang cai trị nước Mỹ?" (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn "Ai đang cai trị nước Mỹ?" (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn “Những Người Mỹ bị lãng quên: Một đề xuất kinh tế dành cho một đất nước bị chia rẽ” (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn “Những Người Mỹ bị lãng quên: Một đề xuất kinh tế dành cho một đất nước bị chia rẽ” (Ảnh: tác giả cung cấp).

Hai cuốn sách này, dù viết ở những góc nhìn rất khác nhau, bởi với cuốn “Ai đang cai trị nước Mỹ”, họ nghiên cứu sâu về hệ thống chính trị, chính sách và cách thức các tập đoàn lũng đoạn quyền lực chính trị và nguồn lực công ở Mỹ làm “giàu” cho số ít như thế nào, thì Sawhill nhấn mạnh đến sự đổ vỡ toàn diện các nền tảng cơ bản của một xã hội Mỹ: sức khỏe – giáo dục – bất bình đẳng và quan hệ hôn nhân, gia đình đã thay đổi toàn bộ nước Mỹ ra sao. 

Sawhill và nhiều nhà nghiên cứu đã viết thế này “Lần đầu tiên trở thành hiện thực với giới trẻ Mỹ và thế hệ sau là họ không còn có một tương lai tốt đẹp như thế hệ trước nữa”, dẫu bà có đưa ra những đề xuất về “trách nhiệm tập thể” giải quyết những vấn nạn lớn nước Mỹ phải đối mặt mà chả còn gì để mất.

Tuy nhiên, lời kêu gọi về trách nhiệm tập thể của Sawhill được cuốn “Ai đang cai trị nước Mỹ” trả lời giùm: nước Mỹ thuộc về thiểu số 1% và không cần đến một nước Mỹ hùng mạnh, hay có tương lai tốt đẹp hơn, bởi những thế lực đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo tiền của họ được tăng lên 40%, trong khi 40% dân số Mỹ thì đi xuống hố trong 20 năm qua.

Diamond có câu bình này vô cùng thú vị “8000 năm trước công nguyên đang thò tay vẽ hiện thực”. Đại thể, chúng ta đang tự vỗ ngực về thời đại “không giới hạn”, nhưng bản chất, hình như cũng vẫn đang mò mẫm trong “tư tưởng của chủ nô-nô lệ”: hệ thống thống trị của thiểu số lên đa số.

Khoa học nào, giáo dục nào, không để phụng sự điều này? Nhất là khi chính phủ, tập đoàn và đủ các chính sách công đã và đang “bần cùng hóa” nền giáo dục và tất cả những ai liên quan đến giáo dục?

Tài liệu tham khảo:

[1] http://nghiencuuquocte.org/forums/topic/thuyet-tien-hoa-darwin-da-den-luc-cham-dut-su-lua-doi-vi-dai/

[2] http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Chung-toc-Mot-khai-niem-khong-co-co-so-khoa-hoc-18530

Nguyễn Thị Lan Hương