Vụ án gian lận thi cử ở Hà Giang đang được xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.
Tại phiên xét xử chiều 17/10, trong phần luận tội của Viện kiểm sát về bị cáo Lê Thị Dung (nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang) đánh giá bị cáo này tích cực khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong giải quyết vụ án và phát hiện tội phạm.
Có nhiều thành tích trong quá trình công tác, bệnh tật phải đi điều trị tại bệnh viện, gia đình bị cáo là người có công với cách mạng để hưởng tình tiết giảm nhẹ vụ án.
Bị cáo Lê Thị Dung đã nhờ Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh (ảnh Trinh Phúc). |
Bị cáo Lê Thị Dung bị đề nghị xử phạt từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 366 Bộ Luật hình sự 2015.
Dung là người nhờ Lương nâng điểm cho 20 thí sinh và cả 20 thí sinh này đều được nâng điểm.
Việc đánh giá bị cáo Lê Thị Dung tích cực khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác liệu có khách quan?
Trong khi, tại phiên tòa ngày 15/10, trong phần xét hỏi bị cáo Lê Thị Dung phủ nhận có nhận lợi ích vật chất từ những người nhờ mình.
Liêm sỉ nhà giáo nhìn từ vụ án gian lận điểm thi năm 2018 ở Hà Giang và Sơn La |
Bị cáo Lê Thị Dung khai trước Tòa rằng: “Tôi không nghĩ gì sai phạm, tôi muốn tạo phúc cho người ta. Lúc đầu, tôi nhờ anh Hoài xem xét giúp đỡ, không đặt vấn đề cho bao nhiêu điểm để vào trường nọ trường kia.
Đến khi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định, tôi mới nghĩ như vậy mới sai pháp luật. Chứ tôi nghĩ như vậy chỉ nâng điểm là tạo phúc thôi”.
Nhiều lần tại phiên tòa, bà Dung nói: “Trong cuộc sống tôi quá khổ, tôi nhờ nhiều người nên khi họ nhờ tôi thì tôi giúp chứ không có mục đích gì”.
Trước câu hỏi của thành viên Hội đồng xét xử, lý do vì sao bà Dung nhờ Nguyễn Thanh Hoài mà không nhờ người khác thì bà Dung cho rằng do quen biết với Hoài.
Một điểm bất cập mà trong phần xét hỏi được đưa ra, đó chính là việc trong danh sách 20 thí sinh, có những người là con cháu, có những người quan hệ xã hội, rõ ràng bị cáo Dung không nằm trong ngành giáo dục tại sao họ lại nhờ bị cáo Dung?
Tuy nhiên, bị cáo Lê Thị Dung không trả lời được câu hỏi này.
Việc bà Dung khai không nhờ nâng điểm, nhưng có trường hợp một thí sinh người Thanh Hóa được nâng tới 29,5 điểm đó là vấn đề mà thành viên Hội đồng xét xử cảm thấy không thỏa đáng.
Vụ án ở Hà Giang: “nhờ vả là thường tình” và “nâng điểm để…tạo phúc” sao? |
Trong phần xét hỏi của Kiểm sát viên, bà Dung đã khai giữa bị cáo Dung và Hoài đã quen biết 10 năm.
Tuy nhiên, một lần nữa bị cáo Dung cho rằng, không đặt vấn đề nâng điểm, không đặt vấn đề các cháu học trường này, trường kia.
Cũng tại phiên tòa sáng nay, trong phần luật sư xét hỏi, dư luận đặt ra việc chạy một "suất" vào trường công an, quân đội hơn 1 tỉ đồng thì bị cáo Dung có muốn làm rõ vấn đề này không?
Bị cáo Dung cho rằng, cần cơ quan điều tra làm rõ vấn đề dư luận đặt ra là chạy một suất vào quân đội, công an mất hơn 1 tỉ đồng để làm trong sạch cho bị cáo.
Luật sư đặt câu hỏi tiếp là tại sao thí sinh ở Thanh Hóa, các tỉnh khác lại đến Hà Giang thi? Bị cáo Dung cho rằng, không biết, chỉ biết muốn thi thì phải đủ điều kiện mới được thi.
Bà Lê Thị Dung còn cho biết nhiều lần tham gia công tác tổ chức thi cử.
Những lý do khó tin mà bà Dung khai ra trước tòa để giúp nâng điểm: “Chị Ngân, trú ở tỉnh Thanh Hóa. Nói thật với quý tòa, hơn 1 tháng điều trị bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai, tôi cùng chị ấy điều trị và quen nhau. Nhiều lúc tôi đang khỏe lại quay ra chếnh choáng mà không có người nhà tôi bên cạnh thì chị ấy và người nhà chị ấy giúp tôi, kể cả đi vệ sinh cá nhân. Chị ấy là ân huệ của bản thân tôi nên tôi nhờ nâng điểm cho con trai chị Ngân. Người tiếp theo là chị Vụ ở Triệu Sơn, Thanh Hóa; là người thân bên bên gia đình thông gia, nhờ nâng điểm giúp con và cháu. Người tiếp theo là cháu Hoàng làm nghề lái xe, chuyên cắt thuốc nam cho tôi bao nhiêu năm nay rồi. Còn cháu Công, nhân viên nhà hàng cá ở Sơn Dương, tôi hay ăn nhà hàng này, thấy cháu ngoan ngoãn lễ độ nên giúp”. |