Ngày 5/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Góp ý chính sách ưu đãi về thuế đối với trường tư thục”. Tại Tọa đàm, thầy Nguyễn Anh Tuấn - đại diện Trường phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội, chia sẻ quan điểm:
"Trường phổ thông Wellspring, Hà nội, là trường đầu tiên áp dụng Nghị định Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ, còn trước đây các trường áp dụng theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP.
Chính sách của nhà nước về xã hội hóa thì có 2 vấn đề, thứ nhất là các trường ngày xưa đều là các thầy cô giáo mở trường tư, vì vậy có nhiều thầy cô không biết thủ tục làm thế nào để mình được hưởng chính sách ưu đãi.
Khi thầy cô tham gia những hoạt động đó thì phải hiểu, như thầy Cường có nói là bản thân mình cũng phải tham gia, nghiên cứu các chính sách, chế độ, quy định của nhà nước, và để được hưởng ưu đãi thì đầu tiên phải có xác nhận là trường xã hội hóa."
Video: Trường tư muốn hưởng ưu đãi phải hiểu và tuân thủ chính sách.
"Mọi người có rất nhiều ý kiến về số mét vuông đất cho 1 học sinh. Đầu tiên chúng ta phải có một cái tổng thể và là tiêu chuẩn của trường, là trường tư thục thì đầu tiên phải đạt theo tiêu chuẩn của trường quốc gia là 6 m2 trên 1 học sinh.
Nhà nước đang có chính sách thu hút các nhà đầu tư xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục, vậy thì tối thiểu chất lượng của trường tư đó phải đạt theo chuẩn quốc gia. Vì thế nên tôi không có ý kiến gì về việc này.
Như cô Hiền nói rằng cơ sở vật chất của trường rất quan trọng, ngoài việc Giáo dục đào tạo kiến thức ra thì còn rất nhiều kỹ năng khác nữa, và cơ sở vật chất cũng là thế mạnh cạnh tranh của các trường tư thục.
Ngoài ra một vài chính sách của nhà nước về chính sách thuế, hiện nay vấn đề 10% hay 20% thuế thu nhập doanh nghiệp thì rất ít trường phải chịu mức 20%, có thể mọi người đang quá lo lắng.
Có một giai đoạn chuyển giao, khi mà các trường đáp ứng đủ điều kiện hay không? Nếu như tôi không nhầm thì có một văn bản của Tổng cục Thuế đã hướng dẫn việc này rồi.
Trường học có phải là doanh nghiêp không? Người làm chính sách phải nhìn tích cực hơn nữa với các trường ngoài công lập |
Một ngôi trường trước đây với số lượng học sinh ngày một đông lên, nhưng diện tích lại không thay đổi, lúc mới thành lập trường thì số học sinh khoảng 1.000 em, nhưng sau vài năm thì số lượng đã tăng lên 2.000 em, thì đương nhiên diện tích đất trên 1 học sinh sẽ bị giảm đi, vậy bây giờ đảm bảo việc tiêu chuẩn thế nào?
Việc này là tổng thể các bộ phận quản lý chứ không đơn thuần chỉ là việc của trường, vậy theo tôi thì bản thân các trường cũng phải chủ động, vì nếu muốn nâng cao chất lượng thì phải giảm sĩ số tuyển sinh, lúc nào cũng muốn nhiều nhưng cơ sở vật chất chỉ có vậy thì làm sao đảm bảo được chất lượng.
Tôi thấy hiện nay các loại thuế nếu mọi người nghiên cứu sâu thì sẽ thấy đối với giáo dục là đã rất ưu đãi, còn một cái quan trong nhất nữa là từ năm 2013 Luật Đất đai thay đổi.
Đất đai hiện nay là phải thỏa thuận, nếu nhà nước thu hồi thì phải đấu giá, đấu thầu. Ngày xưa thì nhà nước giao đất, nhưng bây giờ tất cả phải thuê của nhà nước. Nếu thành phố hay quận huyện nào có tiền thì làm đất sạch, rồi sau đó đấu giá.
Những nhà đầu tư trước năm 2013 thì vẫn được áp dụng theo Luật Đất đai trước đây."
Tới dự tọa đàm có chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội. Tiến sĩ Võ Thế Quân - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đông Đô (Hà Nội). Thầy Nguyễn Anh Tuấn và cô Đàm Thùy Dương - đại diện Trường phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội. Cô Nguyễn Hồng Nhung - Kế toán trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội). Cô Đỗ Thu Hiền - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giáo dục và Đào tạo phát triển kỹ năng sống Minh Trí (tỉnh Quảng Ninh). |