Nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021, giáo viên thiệt thòi những gì?
Theo Thư Kí Luật,Điểm a, Khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019 sửa đổi Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì từ năm 2021, người lao động phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nam đủ 60 tuổi 3 tháng; nữ đủ 55 tuổi 4 tháng (sau đó mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam; 4 tháng với nữ để đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và năm 2035, nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi).
Có thể thấy, điều kiện để người lao động được nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 cũng sẽ được siết chặt tương ứng.
Cụ thể, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, năm 2021 người nghỉ hưu trước tuổi chỉ được hưởng lương hưu nếu:
Thứ nhất, có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, tức là nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
Thứ hai, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, tức là nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng; bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Cho nên điều kiện về tuổi đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi năm 2021 cũng được tăng lên so với năm 2020.
Từ năm 2021, giáo viên nghỉ hưu trước tuổi chịu nhiều thiệt thòi. (Ảnh minh họa: TTXVN) |
Hơn nữa, theo nội dung tại Mục III.6 Nghị quyết 27-NQ/TW, nhằm khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động, sắp tới sẽ sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.
Đồng thời, để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trong thời gian sắp tới cũng sẽ sửa đổi các quy định theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, từ năm 2021 trở đi, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi sẽ bất lợi hơn nhiều so với hiện nay, mà trước hết là tác động của việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, tiếp đến là việc tăng tỷ lệ giảm trừ lương hưu nếu nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Nghỉ hưu vào năm 2020, giáo viên được nhận thêm một khoản tiền
Chi tiết tuổi nghỉ hưu của giáo viên từ năm 2021 |
Thư Kí Luật giải đáp, theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cộng với mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56.
Hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau.
Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội |
Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu |
|||
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
|
20 năm |
7,27% |
5,45% |
3,64% |
1,82% |
20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng |
7,86% |
5,89% |
3,93% |
1,96% |
20 năm 07 tháng - 21 năm |
8,42% |
6,32% |
4,21% |
2,11% |
21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng |
8,97% |
6,72% |
4,48% |
2,24% |
21 năm 07 tháng - 22 năm |
9,49% |
7,12% |
4,75% |
2,37% |
22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng |
10,00% |
7,50% |
5,00% |
2,50% |
22 năm 7 tháng - 23 năm |
10,49% |
7,87% |
5,25% |
2,62% |
23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng |
10,97% |
8,23% |
5,48% |
2,74% |
23 năm 07 tháng - 24 năm |
11,43% |
8,57% |
5,71% |
2,86% |
24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng |
11,88% |
8,91% |
5,94% |
2,97% |
24 năm 07 tháng - 25 năm |
12,31% |
9,23% |
6,15% |
3,08% |
25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng |
10,91% |
8,18% |
5,45% |
2,73% |
25 năm 07 tháng - 26 năm |
9,55% |
7,16% |
4,78% |
2,39% |
26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng |
8,24% |
6,18% |
4,12% |
2,06% |
26 năm 07 tháng - 27 năm |
6,96% |
5,22% |
3,48% |
1,74% |
27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng |
5,71% |
4,29% |
2,86% |
1,43% |
27 năm 07 tháng - 28 năm |
4,51% |
3,38% |
2,25% |
1,13% |
28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng |
3,33% |
2,50% |
1,67% |
0,83% |
28 năm 07 tháng - 29 năm |
2,19% |
1,64% |
1,10% |
0,55% |
29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng |
1,08% |
0,81% |
0,54% |
0,27% |
Như vậy, trong năm 2020, đối với những lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng thì tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội mà mức lương hưu được điều chỉnh sẽ được tính như sau:
Mức lương hưu được điều chỉnh = mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 + mức điều chỉnh.
Trong đó: Mức điều chỉnh = mức lương hưu tính theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tại bảng nêu trên.
Toàn bộ chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi của giáo viên |
Tóm lại, nếu lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2020 và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng thì sẽ được nhân thêm một khoản tiền được tính bằng mức lương hưu theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bên cạnh mức lương hưu được nhận theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ngoài ra, thầy cô cũng nên biết Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
Đối tượng được hưởng trợ cấp
Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định 14/2020/NĐ-CP bao gồm nhà giáo là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm nhà trẻ, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1994 đến ngày 31/5/2011 tại các cơ sở giáo dục công lập.
Cụ thể, Cơ sở giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục phổ thông; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Cơ sở giáo dục đại học; Cơ sở giáo dục thường xuyên; Các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1994 đến ngày 31/5/2011 tại cơ sở giáo dục bán công nhưng trước đó được điều động từ các cơ sở giáo dục công lập hoặc tại cơ sở giáo dục bán công do cấp có thẩm quyền chuyển đổi từ cơ sở giáo dục công lập và được xếp lương theo bảng lương của ngạch viên chức ngành giáo dục.
Nhà giáo làm công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền cử làm chuyên gia giáo dục ở ngoài nước, khi hết thời gian làm chuyên gia về nước thì nghỉ hưu ngay.
Nhà giáo nghỉ hưu có thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong mà chưa hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho thanh niên xung phong; nhà giáo là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu sau đó chuyển ngành về công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập khi nghỉ hưu là giáo viên, giảng viên trong lương hưu có phụ cấp thâm niên lực lượng vũ trang nhưng không có phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Lưu ý, đối tượng nêu trên đã được giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định 52/2013/QĐ-TTg thì không được hưởng, không được điều chỉnh mức trợ cấp đã hưởng theo quy định tại Nghị định 14/2020/NĐ-CP.
Nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Quyết định 52/2013/QĐ-TTg mà hồ sơ đã được cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận nhưng chưa ban hành Quyết định chi trả trợ cấp trước ngày 15/3/2020 thì mức trợ cấp được hưởng theo quy định tại Nghị định 14/2020/NĐ-CP.
Nghị định 14/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2020 và thay thế Quyết định 52/2013/QĐ-TTg.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/nghi-huu-truoc-tuoi-tu-2021-cong-chuc-vien-chuc-va-nld-chiu-nhieu-thiet-thoi-71689.html
[2] //thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/nghi-huu-vao-nam-2020-nhieu-nguoi-duoc-nhan-them-mot-khoan-tien-71758.html
[3] Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 về chính sách tinh giản biên chế
[4] Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế