Trường học là ngôi nhà thứ hai “đẹp như mơ” của trẻ em DTTS ở Quảng Ninh

23/01/2023 06:49
Phạm Linh
GDVN- Khi được hỏi cảm nhận về trường học, những đứa trẻ người DTTS ở vùng cao Quảng Ninh hào hứng chia sẻ: “Trường là ngôi nhà thứ hai đẹp như trong mơ!”.

Năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đặt chủ đề công tác là: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; giữ vững đà tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Với chủ đề trên, tỉnh Quảng Ninh xác định ngành giáo dục và đào tạo là nền tảng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cần được quan tâm hàng đầu.

Trước đó, trong 2 năm ứng phó với dịch Covid-19, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh vẫn chi khoảng 20% tổng chi ngân sách (trong đó chiếm 30 – 35% tổng chi thường xuyên của tỉnh) đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Hệ thống giáo dục của tỉnh không ngừng được đầu tư, mở rộng, nâng cấp về cơ sở vật chất, tạo nên diện mạo khang trang, môi trường giáo dục hiện đại.

Tỉnh Quảng Ninh cũng dành nguồn lực đầu tư trọng điểm vào xây mới, cải tạo và sửa chữa trường học ở vùng cao.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, năm học 2022 - 2023, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) có hơn 6.000 học sinh ở 3 cấp học. Huyện đang duy trì hoạt động của 14 trường phổ thông và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Năm nay, ngành giáo dục và đào tạo huyện nhận được sự quan tâm đầu tư xây mới và sửa chữa một số cơ sở giáo dục để chuẩn bị điều kiện tốt nhất đón học sinh đến trường.

Diện mạo trường lớp khang trang hơn góp phần giúp thầy và trò ở các địa phương hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt.

Điển hình như tại Trường Mầm non Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), hiện nhà trường có khoảng 150 trẻ được chia thành 8 nhóm lớp. Sau khi được xây mới vào năm 2012, hằng năm nhà trường đều được quan tâm đầu tư các hạng mục sửa chữa, cải tạo cảnh quan khuôn viên trường.

Năm học 2021 – 2022 vừa qua, nhà trường tiếp tục được đầu tư sơn, sửa toàn bộ hệ thống phòng học tại điểm trường chính và các điểm lẻ cũng như chỉnh trang cảnh quan trường học.

Cô Trần Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Sơn chia sẻ: “Đa số trẻ ở khu vực xã Thanh Sơn là người dân tộc thiểu số, phụ huynh ở đây có quan điểm độ tuổi mầm non chưa quan trọng việc đến lớp học, phải đến khi trẻ 5 tuổi, học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1, phụ huynh mới cho con em ra lớp.

Theo đó, công tác huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi các nhóm lớp có những khó khăn nhất định. Trẻ hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng dân tộc ở nhà nên nếu 5 tuổi mới ra lớp sẽ mất khoảng 1, 2 tháng đến 1 kỳ để tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

Việc nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất không chỉ tạo điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất cho trẻ mà còn tạo sự tin tưởng cho phụ huynh, góp phần giúp công tác vận động trẻ ra lớp thuận lợi hơn”.

Còn tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), trước mỗi năm học, huyện đều dành nguồn lực đầu tư, nâng cấp, sửa chữa nhiều hạng mục công trình để đảm bảo số phòng học phục vụ nhu cầu học tập của học sinh.

Trường Tiểu học Đông Hải (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) được đầu tư xây dựng 13 phòng học mới để thực hiện việc dồn ghép điểm trường. (Ảnh: Phạm Linh)

Trường Tiểu học Đông Hải (huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) được đầu tư xây dựng 13 phòng học mới để thực hiện việc dồn ghép điểm trường. (Ảnh: Phạm Linh)

Cụ thể, năm học 2021 – 2022, Uỷ ban nhân dân huyện đầu tư xây dựng mới 9 công trình với số phòng học được bổ sung mới là 20 phòng; cải tạo, sửa chữa 49 phòng học. Tổng kinh phí xây mới, cải tạo, sửa chữa trên là 15 tỷ đồng.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện dạy và học tốt hơn cho các nhà trường, đến nay, toàn huyện Tiên Yên đã có 33/35 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 94,28%).

Ghi nhận thêm tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), xác định việc tăng cường, nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất trường học là điều kiện thuận lợi để xây dựng trường chuẩn quốc gia, những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện Bình Liêu luôn yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo huyện phải thường xuyên tiến hành rà soát cơ sở vật chất, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo cơ sở vật chất cho từng năm học.

Năm học 2021 – 2022, huyện đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp 19 hạng mục công trình trường học. Hiện tại, các trường học trên địa bàn huyện đã ngày càng được chuẩn hóa về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đảm bảo cho việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Được biết toàn huyện Bình Liêu có 21/24 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 87,5%. Trong đó, có 3/24 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt tỷ lệ 12,5%.

Nhờ việc sát sao trong công tác rà soát, nắm bắt nhu cầu và đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, theo năm tháng, những ngôi trường vùng cao ở Quảng Ninh đang từng ngày “thay da đổi thịt” với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Đối với phụ huynh và học sinh người dân tộc thiểu số, trường học chính là ngôi nhà “đẹp như mơ”!

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận những điểm trường được đầu tư trọng điểm cơ sở vật chất tại huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu – tỉnh Quảng Ninh:

Đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, trường học chính là ngôi nhà thứ hai "đẹp như mơ". (Ảnh: Phạm Linh)

Đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, trường học chính là ngôi nhà thứ hai "đẹp như mơ". (Ảnh: Phạm Linh)

Phòng học của trường mầm non tại huyện Tiên Yên khang trang, sạch đẹp. (Ảnh: Phạm Linh)

Phòng học của trường mầm non tại huyện Tiên Yên khang trang, sạch đẹp. (Ảnh: Phạm Linh)

Đồ dùng học tập được nhà trường quan tâm đầu tư giúp trẻ học tập, tiếp thu tốt hơn. (Ảnh: Phạm Linh)

Đồ dùng học tập được nhà trường quan tâm đầu tư giúp trẻ học tập, tiếp thu tốt hơn. (Ảnh: Phạm Linh)

Trường Mầm non Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) hiện có khoảng 150 trẻ được chia thành 8 nhóm lớp. Sau khi được xây mới vào năm 2012, hằng năm nhà trường đều được quan tâm đầu tư các hạng mục sửa chữa, cải tạo cảnh quan khuôn viên trường. (Ảnh: Phạm Linh)

Trường Mầm non Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) hiện có khoảng 150 trẻ được chia thành 8 nhóm lớp. Sau khi được xây mới vào năm 2012, hằng năm nhà trường đều được quan tâm đầu tư các hạng mục sửa chữa, cải tạo cảnh quan khuôn viên trường. (Ảnh: Phạm Linh)

Năm học 2021 – 2022 vừa qua, nhà trường tiếp tục được đầu tư sơn, sửa toàn bộ hệ thống phòng học tại điểm trường chính và các điểm lẻ cũng như chỉnh trang cảnh quan trường học. (Ảnh: Phạm Linh)

Năm học 2021 – 2022 vừa qua, nhà trường tiếp tục được đầu tư sơn, sửa toàn bộ hệ thống phòng học tại điểm trường chính và các điểm lẻ cũng như chỉnh trang cảnh quan trường học. (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Trần Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Sơn chia sẻ: “Đa số trẻ ở khu vực xã Thanh Sơn là người dân tộc thiểu số, phụ huynh ở đây có quan điểm, phải đến khi trẻ 5 tuổi mới cần ra lớp. Việc nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất không chỉ tạo điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất cho trẻ đã giúp tạo sự tin tưởng cho phụ huynh, góp phần khiến công tác vận động trẻ ra lớp thuận lợi hơn”. (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Trần Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Mầm non Thanh Sơn chia sẻ: “Đa số trẻ ở khu vực xã Thanh Sơn là người dân tộc thiểu số, phụ huynh ở đây có quan điểm, phải đến khi trẻ 5 tuổi mới cần ra lớp. Việc nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất không chỉ tạo điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất cho trẻ đã giúp tạo sự tin tưởng cho phụ huynh, góp phần khiến công tác vận động trẻ ra lớp thuận lợi hơn”. (Ảnh: Phạm Linh)

Điểm trường Khe Pụt của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), một trong những điểm trường được xây mới hoàn toàn. (Ảnh: Phạm Linh)

Điểm trường Khe Pụt của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), một trong những điểm trường được xây mới hoàn toàn. (Ảnh: Phạm Linh)

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), bắt đầu từ năm 2019, nhà trường được đầu tư xây dựng 3 dãy nhà gồm phòng học, phòng học chức năng và khu bán trú tại điểm trường chính. (Ảnh: Phạm Linh)

Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), bắt đầu từ năm 2019, nhà trường được đầu tư xây dựng 3 dãy nhà gồm phòng học, phòng học chức năng và khu bán trú tại điểm trường chính. (Ảnh: Phạm Linh)

Đến năm 2021, trường tiếp tục được đầu tư xây mới điểm trường Khe Pụt, đây là một trong những điểm trường khang trang và có cơ sở vật chất tốt nhất trong các điểm trường ở huyện Ba Chẽ. (Ảnh: Phạm Linh)

Đến năm 2021, trường tiếp tục được đầu tư xây mới điểm trường Khe Pụt, đây là một trong những điểm trường khang trang và có cơ sở vật chất tốt nhất trong các điểm trường ở huyện Ba Chẽ. (Ảnh: Phạm Linh)

Giờ học của học sinh người dân tộc thiểu số tại điểm trường Khe Pụt. (Ảnh: Phạm Linh)

Giờ học của học sinh người dân tộc thiểu số tại điểm trường Khe Pụt. (Ảnh: Phạm Linh)

Phòng học nội trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Thanh Sơn. (Ảnh: Phạm Linh)

Phòng học nội trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở Thanh Sơn. (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Lài Thị Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) cho biết, nhà trường hiện có 1 điểm trường chính và 5 điểm lẻ. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất các điểm trường đều đảm bảo điều kiện dạy và học cho giáo viên, học sinh. (Ảnh: Phạm Linh)

Cô Lài Thị Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) cho biết, nhà trường hiện có 1 điểm trường chính và 5 điểm lẻ. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, đến thời điểm hiện tại, cơ sở vật chất các điểm trường đều đảm bảo điều kiện dạy và học cho giáo viên, học sinh. (Ảnh: Phạm Linh)

Năm học 2021 - 2022, nhà trường được đầu tư xây mới 3 dãy nhà. Trong đó, điểm chính được xây 1 dãy phòng học còn điểm trường Đồng Cậm được xây 9 phòng chức năng, 8 phòng học và dãy nhà (9 phòng) cho học sinh học bán trú tuần. (Ảnh: Phạm Linh)

Năm học 2021 - 2022, nhà trường được đầu tư xây mới 3 dãy nhà. Trong đó, điểm chính được xây 1 dãy phòng học còn điểm trường Đồng Cậm được xây 9 phòng chức năng, 8 phòng học và dãy nhà (9 phòng) cho học sinh học bán trú tuần. (Ảnh: Phạm Linh)

Dãy phòng chức năng, phòng học đang xây dựng tại điểm trường Đồng Cậm. (Ảnh: Phạm Linh)

Dãy phòng chức năng, phòng học đang xây dựng tại điểm trường Đồng Cậm. (Ảnh: Phạm Linh)

Phạm Linh