Thực hiện theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Đại học Mở Hà Nội ban hành báo cáo 3 công khai trên trang thông tin điện tử của trường, công khai các nội dung theo đúng quy định.
Quy mô đào tạo sau đại học có xu hướng giảm
Báo cáo 3 công khai năm học 2022-2023 nêu rõ quy mô đào tạo Trường Đại học Mở Hà Nội ở chương trình đào tạo sau đại học là 673 học viên, trong đó 11 tiến sĩ và 662 thạc sĩ; đào tạo 14.498 sinh viên đại học chính quy; 1.758 sinh viên theo hệ vừa học vừa làm và đào tạo từ xa 17.208 sinh viên.
Nhìn chung, theo tổng hợp báo cáo 3 công khai 3 năm học liên tiếp 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023 cho thấy quy mô đào tạo đại học tăng đều qua các năm học. Quy mô đào tạo sinh viên hệ chính quy và không chính quy đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020-2023.
Trong khi đó, đào tạo sau đại học có xu hướng giảm quy mô đào tạo. Cụ thể, năm học 2020-2021 tổng số học viên hệ đào tạo sau đại học là 886 học viên; tuy nhiên, số lượng này giảm dần qua các năm: Giai đoạn 2021-2022 còn 833 học viên, ít hơn 53 người học (giảm gần 4%) và tới năm học 2022-2023 chỉ có 673 học viên, đã giảm 31% so với năm học 2020-2021.
Năm học |
Sau đại học |
Sinh viên hệ chính quy |
Sinh viên không chính quy (vừa học vừa làm & đào tạo từ xa |
Tổng |
|
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
||||
2020 - 2021 |
11 |
875 |
13.055 |
17.043 |
30.984 |
2021 - 2022 |
12 |
821 |
13.367 |
17.029 |
31.299 |
2022 - 2023 |
11 |
662 |
14.498 |
18.966 |
34.137 |
Tìm hiểu báo cáo 3 công khai 3 năm học liên tiếp từ 2020-2021 đến 2022-2023 về thông tin đội ngũ giảng viên cơ hữu, có thể thấy số lượng giảng viên của trường tăng qua các năm.
Tuy nhiên, giảng viên có trình độ giáo sư rất ít biến động, chỉ tăng 1 người và theo báo cáo có 4 giáo sư tính đến năm học 2022-2023.
Đặc biệt, giảng viên trình độ tiến sĩ tăng đều trong cả 3 năm: Năm học 2021-2022 tăng 12 tiến sĩ (tăng khoảng 13%) so với năm 2021-2022, năm 2022-2023 tăng thêm 67 giảng viên trình độ tiến sĩ (tăng khoảng 64%) so với năm 2021-2022. Như vậy, trong vòng 3 năm, trường có có thêm 79 giảng viên trình độ tiến sĩ tăng 85%.
Giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm nhiều nhất trong số lượng giảng viên cơ hữu của trường và có xu hướng giảm trong 3 năm khảo sát. Cụ thể, trong 3 năm học từ 2020-2021 đến 2022-2023 trường đã giảm 31 thạc sĩ (giảm 13%).
Nguồn thu tăng mạnh sau 2 năm
Theo báo cáo 3 công khai năm học 2022-2023 của Trường Đại học Mở Hà Nội, tổng thu hợp pháp năm 2021 của trường là 425 tỷ đồng; tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên chính quy/năm của năm 2021 là 15,5 triệu đồng/sinh viên.
Bảng thống kê nguồn thu của Trường Đại học Mở Hà Nội trong 3 năm (đơn vị: tỷ đồng). |
Khảo sát thêm 2 năm học trước, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Mở Hà Nội có nguồn thu chủ yếu là từ học phí, lệ phí. Cụ thể, năm học 2020-2021, nguồn thu từ học phí đạt 285,818 tỷ đồng/ tổng thu 309,311 tỷ đồng, chiếm tới 92% tổng thu năm học này. Tương tự, năm học 2021-2022 thu từ học phí, lệ phí cũng chiếm tới 88% tổng thu của cả năm học.
Năm học 2022-2023, tổng nguồn thu là 425 tỷ đồng. Nhà trường không công khai chi tiết số liệu các nguồn thu cụ thể (từ ngân sách nhà nước, học phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nguồn thu hợp pháp khác).
Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy tổng thu năm học 2022-2023 tăng mạnh so với 2 năm học trước đó. Cụ thể, so với năm học 2021-2022 tổng nguồn thu tăng 93,43 tỷ đồng (tăng 7%) và tăng hơn 115 tỷ đồng (tăng 37%) so với năm học 2020-2021.
Theo công bố của báo cáo 3 công khai, mức học phí của trường có xu hướng tăng. Cụ thể, mức học phí chính quy chương trình đào tạo tiến sĩ (ngành Ngôn Ngữ Anh) năm học 2021-2022 là 31,1 triệu đồng/năm; mức học phí đối với thạc sĩ dao động trong khoảng 20,5-21,5 triệu đồng/năm; còn học phí đối với sinh viên đại học chính quy khoảng từ 10,8-14,3 triệu đồng/năm tùy ngành đào tạo.
Chi tiết mức học phí Trường Đại học Mở Hà Nội năm học 2021-2022:
Mức học phí năm học 2022-2023 so với năm học 2021-2022 đã có xu hướng tăng rõ rệt. Theo công bố của báo cáo 3 công khai năm học 2022-2023, mức học phí chính quy chương trình đào tạo tiến sĩ năm học này là khoảng 42,7 triệu đồng/năm, tăng 11,6 triệu đồng (tăng 37%) so với năm học trước đó.
Mức thu đối với trình độ thạc sĩ cũng tăng khoảng 4 triệu đồng/năm, dao động trong khoảng 24,2-25,7 triệu đồng/năm.
Học phí cho sinh viên đại học chính quy cũng tăng lên dao động trong khoảng 16,1-17,1 triệu đồng/năm tùy ngành đào tạo.
Cụ thể, báo cáo 3 công khai năm học 2022-2023 đã chỉ rõ về mức học phí:
Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường đạt 94,71%
Thống kê số liệu kết quả khảo sát tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường, kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp năm 2021, tình hình có việc làm năm 2022 có tỉ lệ đạt 94,71%. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2021 có việc làm sau 1 năm ra trường cao hơn 4,3% sinh viên tốt nghiệp năm 2020.
Trong đó, ngành Thiết kế công nghiệp có tỉ lệ cao nhất, đạt 100% tăng 12,9% so với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2020.
Hầu hết các ngành đào tạo đều có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tương đối cao, dao động trong khoảng từ 91,03%-98,56%. Riêng chỉ có ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành có tỉ lệ thấp nhất, chỉ đạt 84,17%; sinh viên tốt nghiệp ngành này năm 2020 cũng có tỉ lệ việc làm thấp nhất, chỉ 78,81%.
Được biết, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm được tính theo công thức: ((Số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm + Số lượng sinh viên tốt nghiệp đang học nâng cao)/tổng số sinh viên tốt nghiệp được khảo sát)*100.