Chùm ảnh: Địa đạo ngầm Cách mạng “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội

27/04/2012 05:23
Hoàng Lâm
(GDVN) - Nói đến Hoàng thành Thăng Long có lẽ nhiều người biết nhưng trong khu di tích này lại có một khu nhà Cách Mạng cực kì đặc biệt ít người biết tới.
Trong Hoàng Thành, bên cạnh các di tích nổi tiếng như điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Kỳ Đài, Đoan Môn, Hậu Lâu, có một di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đó là Nhà D67.
Trong Hoàng Thành, bên cạnh các di tích nổi tiếng như điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Kỳ Đài, Đoan Môn, Hậu Lâu, có một di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đó là Nhà D67.
Nhà D67 có chiều rộng 604m2, thiết kế toàn bộ mái, tường, móng là một khối bê tông cốt thép. Mái nhà đổ 3 lớp trần, mỗi lớp cách nhau bằng phần đệm cát từ 0,7- 1,15m. Nhà D67 có phòng họp của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, hai đầu là phòng làm việc của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng.

Nhà D67 có chiều rộng 604m2, thiết kế toàn bộ mái, tường, móng là một khối bê tông cốt thép. Mái nhà đổ 3 lớp trần, mỗi lớp cách nhau bằng phần đệm cát từ 0,7- 1,15m. Nhà D67 có phòng họp của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, hai đầu là phòng làm việc của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng. 

Khu nhà D67 đặc biệt hơn nhiều với hệ thống hầm ngầm sâu hàng chục mét dưới lòng đất với 45 bậc cầu thang. Căn hầm có 4 phòng rộng 50m2 gồm: Phòng họp, phòng cho ban thư ký, phòng máy móc, điện đài và hệ thống lọc khí đồ sộ do Liên Xô sản xuất. Toàn bộ hệ thống này đều xây bằng bê tông cốt thép cực kì kiên cố có thể chống được bom tấn. Hầm được xây dựng sáu tháng thì hoàn tất. Vào những năm 1965-1966, khi đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang cuộc chiến tranh bằng hành động bắn phá miền Bắc, Bộ Tổng tham mưu lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại Nhà D67 với ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm dưới nhà D67 được sử dụng ở mức báo động 2.
Khu nhà D67 đặc biệt hơn nhiều với hệ thống hầm ngầm sâu hàng chục mét dưới lòng đất với 45 bậc cầu thang. Căn hầm có 4 phòng rộng 50m2 gồm: Phòng họp, phòng cho ban thư ký, phòng máy móc, điện đài và hệ thống lọc khí đồ sộ do Liên Xô sản xuất. Toàn bộ hệ thống này đều xây bằng bê tông cốt thép cực kì kiên cố có thể chống được bom tấn. Hầm được xây dựng sáu tháng thì hoàn tất. Vào những năm 1965-1966, khi đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang cuộc chiến tranh bằng hành động bắn phá miền Bắc, Bộ Tổng tham mưu lập kế hoạch bảo đảm an toàn cho cơ quan đầu não tại Nhà D67 với ba mức: báo động, xuống hầm và di tản. Hệ thống hầm ngầm dưới nhà D67 được sử dụng ở mức báo động 2.
Căn hầm có 6 cửa ra vào bằng thép dày 12cm, có gioăng chống nước và khí độc.
Căn hầm có 6 cửa ra vào bằng thép dày 12cm, có gioăng chống nước và khí độc.
Trong hầm có tất cả sáu cửa thép sơn xanh dày tới 12 cm.
Trong hầm có tất cả sáu cửa thép sơn xanh dày tới 12 cm.
Phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô mang về Việt Nam
Phòng chứa hệ thống thông hơi, lọc khí đồ sộ chạy điện được chế tạo tại Liên Xô mang về Việt Nam

Phòng họp chính dưới hầm nhà D67 có hình chữ nhật. Nơi đây vào tháng 12.1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" chấn động địa cầu.
Phòng họp chính dưới hầm nhà D67 có hình chữ nhật. Nơi đây vào tháng 12.1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu đã chỉ đạo chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" chấn động địa cầu.
Tại hầm ngầm dành riêng cho Cục Tác chiến trong thành cổ Hà Nội hôm nay vẫn còn rất nhiều máy điện thoại cùng những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ
Tại hầm ngầm dành riêng cho Cục Tác chiến trong thành cổ Hà Nội hôm nay vẫn còn rất nhiều máy điện thoại cùng những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ
Bi đông và ăng - gô được trang bị phổ biến cho chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bi đông và ăng - gô được trang bị phổ biến cho chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Máy điện thoại TA - 57 của Lữ đoàn Thông tin 205 – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo chỉ huy, tác chiến của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1967 – 1975.
Máy điện thoại TA - 57 của Lữ đoàn Thông tin 205 – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo chỉ huy, tác chiến của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1967 – 1975.
Tổng đài 12 số của Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc sử dụng bảo đảm nối mạng thông suốt từ “Tổng hành dinh” – Khu A Bộ Quốc phòng (thành cổ Hà Nội) với các đơn vị trên chiến trường miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1969 – 1975.
Tổng đài 12 số của Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc sử dụng bảo đảm nối mạng thông suốt từ “Tổng hành dinh” – Khu A Bộ Quốc phòng (thành cổ Hà Nội) với các đơn vị trên chiến trường miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1969 – 1975.
Chiếc quạt máy được sử dụng cho các cuộc họp tại khu nhà D67
Chiếc quạt máy được sử dụng cho các cuộc họp tại khu nhà D67
Loại điện thoại được Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc lắp đặt tại Nhà D67, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã sử dụng chỉ đạo các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1968 đến năm 1975.
Loại điện thoại được Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc lắp đặt tại Nhà D67, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã sử dụng chỉ đạo các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1968 đến năm 1975.
Đầu ra của cửa hầm tại nhà con rồng
Đầu ra của cửa hầm tại nhà con rồng

Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong nhà D67 trên mặt đất
Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong nhà D67 trên mặt đất

Phòng họp này cũng là nơi diễn ra hội nghị mở rộng quyết định chiến dịch Hồ Chí Minh
Phòng họp này cũng là nơi diễn ra hội nghị mở rộng quyết định chiến dịch Hồ Chí Minh

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng tham mưu), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng tham mưu), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).




Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên mặt đất
Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên mặt đất
Mặt nghiêng của nhà D67 huyền thoại
Mặt nghiêng của nhà D67 huyền thoại
Hành lang trên mặt đất đi từ phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hành lang trên mặt đất đi từ phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoàng Lâm