Xe ôm lạnh gáy khi bị "pê đê" gạ tình

29/04/2012 11:54
“Hơn 10 năm trong nghề rồi, nhưng lần ấy tôi mới trực tiếp gặp pê đê, nghĩ lại cũng ghê người".

Vừa quay ra được vài giây, gã này vạch cả cái của quý to tướng, chạy xô về phía tôi, dúi dúi vào tay tôi, rồi còn buông lời gạ gẫm...Nghĩ lại mà ghê người”, bác Nghĩa (Quốc Oai, Hà Nội) có thâm niên làm xe ôm ở bến xe Mỹ Đình, vừa rợn người nhớ lại.

Giật mình vì bị “sờ mó” ngay giữa ban ngày

Đứng trò chuyện với cánh xe ôm ngay ở cổng bến xe vào một ngày đầu hè nắng nóng, chúng tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu trường hợp, mà mỗi khi các bác xe ôm nghĩ lại, là một lần được cười nghiêng ngả, hay cũng là một lần phải thoáng giật mình, lạnh gáy.

“Hơn 10 năm trong nghề rồi, nhưng lần ấy tôi mới trực tiếp gặp pê đê, nghĩ lại cũng ghê người".
“Hơn 10 năm trong nghề rồi, nhưng lần ấy tôi mới trực tiếp gặp pê đê, nghĩ lại cũng ghê người".

“Làm cái nghề này, đi đêm hôm, trở đủ các loại khách, gái làng chơi cũng có, dân xã hội cũng có, nhưng thấy lạnh người nhất vẫn là lúc gặp phải dân pê đê (đồng tính nam) cô ạ.” Bác Nghĩa mở đầu câu chuyện bằng lời tâm sự rất thật.

Theo bác Nghĩa, làm cái nghề xe ôm này cũng lắm gian truân, vất vả lắm, cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt với kiếm được đồng tiền. Ngày mới vào nghề, hôm nào bác cũng phải đứng phơi mặt ở cổng bến xe từ sáng, tới tận đêm khuya mới mò về nhà.

Nhà cũng hoàn cảnh, vợ thì đau yếu luôn, mà lại phải nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi học, chỉ trông vào mấy sào ruộng thì chỉ đủ ăn, nên bác Nghĩa mới phải lặn lội ra thủ đô làm cái nghề này.

“Ngày nào, may thì được hơn 100 nghìn, còn không thì chỉ vài chục cô ạ, bây giờ xăng tăng, khách đi xe cũng mặc cả lắm. Đấy là suôn sẻ đấy, còn đi làm cả tháng, để rồi bị lừa, hay bị cướp một lần chắc mất nghề luôn...” Bác Nghĩa chia sẻ.

Nhớ lại những ngày đầu mới vào nghề, bác Nghĩa cũng đã được cánh xe ôm có thâm niên ở bến xe cảnh báo hay kể cho nghe những câu chuyện rủi ro trong nghề, khi thì bị khách quỵt tiền, khi thì bị khách đưa tiền giả, thậm chí còn có người bị lừa, cướp mất cả con xe. Nghe thấy vậy, lòng nơm nớp lo, nên bác Nghĩa cũng cố gắng đề phòng, cẩn thận trong mọi trường hợp.

“Nhưng tránh vỏ dưa, lại gặp vỏ dừa cô ạ, tôi chỉ nơm nớp đề phòng kẻ gian, đề phòng khách quỵt tiền, chứ ai biết đâu mà đề phòng bọn pê đê hở cô. Bởi ngày ấy, tôi có biết pê đê là gì đâu?” Bác thật thà kể lại.

Hôm ấy, đang lúc nghỉ trưa, vẫn như mọi khi, bác Nghĩa dựng xe ở gốc cây gần quán trà đá, nằm ngả lưng định chợp mắt tranh thủ cho đỡ mệt. Đang lơ mơ trong giấc ngủ, bỗng có cảm giác cứ buồn buồn khắp người, như có ai đang cù mình.

“Giật mình mở mắt, tôi đỏ hết mặt khi thấy có một gã thanh niên đang sờ mó, lần mò khắp người mình, một tay sờ vào người tôi, tay kia cứ ôm khư khư cái của quý của hắn...” Bác Nghĩa vừa cười vừa nhớ lại.

Bất ngờ quá, không kịp phản ứng gì, bác Nghĩa phải mất mấy giây bất động, rồi như chợt nhận ra vội quát lên, đẩy gã thanh niên này ra. Thấy bác tỉnh dậy, tay này vội kéo khoá quần, chạy biến mất.

Mãi hôm sau, khi nghe câu chuyện của bác, cánh xe ôm mới ôm bụng cười nắc nẻ, bởi không ít những người xe ôm mới đến ở đây, đều bị tay pê đê kia “sờ mó”.

Hoá ra, gã pê đê kia đã lượn lờ ở đây từ lâu, luôn có thói quen và dở trò bậy bạ khi mấy bác xe ôm say ngủ, hoặc không để ý.

“Có ông xe ôm, đang đứng chắp tay ra phía sau nói chuyện, bỗng thấy tay nóng ran, cảm giác có cái gì ấm ấm, nóng nóng trong tay mình. Vội quay lại, mới phát hoảng khi thấy cả cái của quý to tướng đang nằm trọn trong tay mình...” Bác Nghĩa tủm tỉm cười nhớ lại.

Nhớ lại trường hợp của một đồng nghiệp khác khi gặp dân pê đê vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu.

Bởi lần ấy, bác xe ôm này đi vào trong nhà vệ sinh của bến xe, đang loay hoay “giải quyết nỗi buồn”, thì bỗng thấy gã thanh niên đứng ngay bên cạnh, cũng đang “giải quyết”, cứ nhìn chằm chằm vào bác, nhìn từ trên xuống dưới, rồi cứ nhìn mãi vào cái của quý của mình.

“Thấy vậy, ông xe ôm này hốt hoảng giải quyết nhanh, kéo quần lên rảo bước đi ra, thì liền bị tay thanh niên chặn ngay lại, cứ kéo lấy tay ông này, để sờ vào của quý của gã, miệng gã không ngớt nói ra những lời tục tĩu, rồi tay kia dúi cho ông xe ôm một nắm tiền. Ú ớ kêu mãi, ông này mới giằng ra được, chưa kịp làm gì thì thằng thanh niên ấy chạy mất.”

Bác Nghĩa dẫn chứng thêm cho chúng tôi về những trường hợp oái oăm, lạnh người khi cánh xe ôm như bác gặp phải dân đồng tính.

Đến “lạnh người” khi bị pê đê gạ tình

Thấy chúng tôi có vẻ hào hứng nghe câu chuyện dở khóc dở cười, những câu chuyện từng làm cánh xe ôm lạnh gáy, bác Nghĩa càng hào hứng kể hơn.

“Làm cái nghề này, nắng mưa giãi dầm, cứ phơi mặt ra đường còn đỡ khổ, chứ chẳng may bị ăn quỵt tiền, hay bị bọn xấu cướp xe, và nhất là bị những gã khách là dân xăng pha nhớt dở trò, mới thấy ghê người, lạnh gáy cô ạ.

Nhất là, những gã bệnh hoạn này, nhìn bình thường khó nhận lắm, đố ai đoán được giới tính thật của chúng, và đến khi biết bị lừa, mới ngã ngửa.” Vừa vuốt lại mái tóc đã nhuốm những sợị bạc, bác Nghĩa vừa trần tình.

Cũng theo bác, có những người có thâm niên trong nghề rồi, mà đôi lần vẫn rơi vào những trường hợp oái oăm, bị dân pê đê thẳng thừng “ngã giá”, thậm chí là “sờ mó” nhiệt tình bởi những chiêu thức lừa hết sức đa dạng.

Còn nhớ có lần, chính bác Nghĩa cũng bị dân pê đê khoá trái cửa vào trong nhà, dở trò sàm sỡ không được, gã này quay ra nịnh nọt, hứa cho tiền để gạ tình bác.

Tuy đã có gần chục năm trong nghề, nhưng nhìn gã thanh niên này, từ cách ăn mặc, đến nói năng, lại lịch sự đến mức lạ thường, làm bác không hề mảy may có suy nghĩ gì về giới tính của hắn, nhiệt tình trở về tận nhà, rồi còn cho gã này số điện thoại, để lần sau có đi thì gọi bác tới trở tiếp.

“Ngay tối hôm ấy, gã khách này gọi tôi tới trở ra bến xe, tôi hào hứng đi luôn. Đến nhà, hắn lấy cớ còn phải tắm, và chuẩn bị ít đồ, mời tôi lên nhà để chờ, tôi cũng không ngần ngại lên luôn. Ai ngờ vừa bước lên phòng, hắn đóng sầm cửa lại, lột phăng quần áo trên người ra, rồi cứ thế lao vào người, đè tôi ra sàn nhà.

May mà lúc ấy còn tỉnh táo, tôi đẩy vội hắn dậy, quát vào mặt rồi rút con dao nhỏ luôn mang theo trong người ra doạ.” Bác Nghĩa kể lại.

Thấy thế, gã thanh niên này có chút sợ sệt, vội vã lắp bắp xin lỗi bác Nghĩa. Thấy bác có vẻ bớt giận, gã này lại ngọt nhạt, rút ra tờ 500 nghìn mới cứng, nói sẽ cho bác nếu bác chịu qua đêm với gã.

“Tôi lừ mắt, đạp vào người thằng đó một cái, định đánh cho nó nhớ thì thôi, nhưng nó cứ van xin, mà thấy tôi cũng chưa thiệt hại gì, nên tôi tha cho, rồi mở cửa ra về.” Bác Nghĩa nhớ lại.

Cũng tiếp những câu chuyện về những gã bệnh hoạn, luôn kiếm cách khoe của quý cho người khác, hay có những hàng động sờ mó, nhằm thoả mãn nhu cầu sinh lý của bản thân, bác Nghĩa nói còn nhiều trường hợp lắm.

Bởi, cái nghề xe ôm của bác, đi đêm đi hôm, trở khách đêm hôm là chuyện thường tình, và nhiều khi, cũng vì cố thêm vài đồng, mà có những bác xe ôm vừa bị chúng lợi dụng sờ mó, còn vừa bị chúng “tống tiền” trắng trợn, nhưng cũng may vẫn giữ được mình trước những lời dụ dỗ của dân đồng tính.

Nhưng, cũng có trường hợp khiến bác Nghĩa nhớ mãi, khi cậu đồng nghiệp trẻ tuổi của bác chỉ vì loá mắt bởi đồng tiền, đã trở thành bạn tình của dân pê đê lúc nào không hay biết. Bác thở dài tiếc nuối, nhớ lại trường hợp của cậu này.

“Cậu này tên Minh, nghe bảo là dân tỉnh lẻ, đang học đại học năm thứ 2, muốn kiếm thêm tiền đỡ bố mẹ ở quê, nên tranh thủ ban tối được nghỉ, ra đây làm vài cuốc xe ôm kiếm thêm thu nhập. Nó cao, to, nhìn trắng trẻo và hiền khô ý mà.”

Bác Nghĩa chậm rãi kể. Lần ấy, tầm 9h tối, định rong xe về rồi, nhưng lại có một vị khách trông rất lịch sự, đến bảo cậu Minh này trở về Cầu Giấy.

Tiện đường về nhà mình, lại không có chút gì nghi ngờ, Minh hào hứng đưa mũ bảo hiểm cho ông khách, rồi nổ máy cho xe chạy.

Trở khách về nhà xong, Minh còn vui mừng khi được ông này boa cho hẳn một tờ 200 nghìn mới cứng, rồi còn nở nụ cười thân thiện và cũng không quên xin số điện thoại để lần khác có đi đâu thì nhờ Minh trở. Từ bữa đó, lâu lâu vị khách này lại gọi điện, bảo Minh đến trở đi đâu đó, rồi lại hào phóng thưởng thêm cho cậu.

“Cứ nghĩ là thằng bé chạy tới chở ông khách này đi đâu, ai ngờ, tình cờ một lần cũng chở khách về khu đó, tôi bắt gặp thằng Minh dắt xe bước vào ngôi nhà 3 tầng khang trang, mà người chủ nhà ra mở cổng lại là vị khách lịch sự, hay cho tiền mà thằng Minh hay kể.

Tò mò quá, tôi lân la hỏi quán trà đá gần đó, thì giật mình khi nghe bà bán nước hồn nhiên nói: ông kia là dân pê đê đấy, cả tháng này không biết kiếm đâu ra thằng bồ trẻ, đẹp, cao to thế kia, mỗi tuần chả vài lần thằng này hú hí, qua đêm ở nhà lão ấy...”

Bác Nghĩa nhớ như in lời bà bán nước nói, lòng không khỏi ngạc nhiên, có chút gì đó vừa giận, vừa thương cậu sinh viên nghèo hiếu học.

Đúng lúc ấy, cánh cửa cổng của ngôi nhà 3 tầng mở ra, Minh thoáng bối rối khi bắt gặp ánh mắt tỏ vẻ thất vọng và giận giữ của bác Nghĩa ở quán trà đá kế bên.

Và cũng từ tuần sau, Minh lặng lẽ không đi làm thêm nữa, mà không một lời từ biệt mọi người ở bến xe. Không ai biết lí do, chắc chỉ có mình bác Nghĩa biết và hiểu căn nguyên mọi chuyện mà thôi.

“Phải chăng, vì sức mạnh của đồng tiền mà Minh mới “nhắm mắt làm liều như thế. Nghĩ vừa giận, vừa thương nó cơ cô ạ.”Bác Nghĩa thở dài, nói giọng ngậm ngùi.

Vừa lúc ấy, thấy có chiếc xe khách chạy vào bến, bác Nghĩa vội vàng đội mũ, gạt chân chống chạy theo bắt khách. Vẫn kịp ngoái lại nói với chúng tôi một câu, bác vẫn cười tươi, hóm hỉnh: “Cái nghề này vất vả thế đấy, nhưng vì miếng cơm, vẫn cứ phải lao vào thôi cô ạ. Gặp lại cô sau nhé...” Bóng bác khuất xa, lẫn vào dòng người tấp nập nơi bến xe đầy nắng, đầy bụi và đầy những tiếng ồn ào.

Theo Minh Đức (Phunutoday)