Sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hình ảnh một nam sinh tự do đạp, ngồi lên đầu rùa tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhiều phản ứng từ dư luận cho rằng đó là hình ảnh đáng lên án và vô giáo dục. Được biết, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện tại có khoảng gần 40 bảo vệ, chưa tính lực lượng sinh viên tình nguyện trước đó được Thành đoàn Hà Nội huy động để bảo vệ khuôn viên Khu di tích trong đợt thi đại học. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh “vượt rào” để sờ đầu rùa vẫn diễn ra, thậm chí bảo vệ lơ là một tí là cả một đoàn học sinh ùa vào khu vực bia Tiến sĩ để sờ mai rùa. Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc – Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cho biết, mỗi năm cứ đến mùa thi là lưu lượng khách, trong đó lượng học sinh, sinh viên đổ về Văn Miếu đông hơn thường lệ rất nhiều, thậm chí đông vượt mức bình thường mà các lực lượng bảo vệ có thể kiểm soát được.
Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc – Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám cho rằng, hiện tượng phản cảm của một nam sinh ngồi lên đầu rùa ở bia Tiến sĩ là một hình ảnh phản cảm. Ảnh Xuân Trung |
Nói về hình ảnh một nam sinh đạp, ngồi lên đầu rùa gây phản cảm bị nhiều dư luận lên án. Ông Ngọc cũng cho biết, ngoài hành động phản cảm này còn có nhiều hiện tượng khác như sờ đầu rùa, bỏ tiền cầu may, xoa bia tiến sĩ… vẫn xuất hiện thường xuyên, ban đầu thì nhiều người thấy "lạ" nhưng rồi nó xảy ra liên tục nên trở thành "chuyện thường".
Đầu Rùa ở Văn Miếu rồi sẽ biến thành... đầu Kiến
Thâm nhập lớp học "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên
“Tôi cho rằng đây chỉ là hiện tượng cá biệt thôi, nếu tôi không lầm đây chỉ có duy nhất một trường hợp. Một di tích có tính chất giá trị lịch sử văn hóa lớn như thế, đặc biệt bây giờ đã trở thành di sản tư liệu của thế giới, công tác bảo vệ, giữ gìn di sản đó là hết sức cần thiết, cần phải truyền đạt tới tất cả người dân vào Văn Miếu. Những hành động ngồi lên đầu rùa như vậy đúng là phản cảm, hết sức đáng trách. Trách nhiệm thuộc về bảo vệ. Tôi không trực tiếp ở đó nhưng dám chắc lúc đó mấy anh em không có mặt ở đó, chứ nếu bất kỳ ai có trách nhiệm như bảo vệ, sinh viên tình nguyện thì hiện tượng đó không xảy ra”, ông Ngọc giải thích. Chia sẻ với phóng viên, ông Ngọc cho rằng đây chỉ là bắt nguồn từ hệ ý thức của người dân còn kém. “Hành động này không được đổ cho cái này hay cái kia. Nếu ý thức tốt sẽ không có em học sinh ngồi, đứng trên đầu rùa như thế, đấy là ý thức nghịch, vấn đề này nằm ở giáo dục. Chúng ta không thể cầm roi vọt rồi đánh những em như thế, mà cần phải giáo dục”- ông Ngọc nhấn mạnh. Để tránh lặp lại trong thời gian tới cũng như vào thời gian thi cử sau, ông Ngọc đề xuất một số biện pháp trước mắt: Trước hết cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, vấn đề này phải làm rất bền bỉ, thường xuyên và liên tục. Tăng cường đội ngũ bảo vệ (hiện tại có khoảng gần 40 người). Nghiên cứu phối kết hợp những giải pháp biến khu văn bia thành khu bán trưng bày (mang hiện vật ra bày trên nền thảm đỏ), theo ông Ngọc biện pháp này sẽ hạn chế được rất đáng kể hiện tượng trèo kéo vào trong. “Để xảy ra “sự cố” vừa qua chúng tôi cũng hết sức rút kinh nghiệm, cũng đã nhắc nhở người trông coi ở đó cần xem xét, tập trung hơn cho công tác bảo vệ các văn bia tiến sĩ” ông Ngọc thẳng thắn nhận khuyết điểm.
ĐÁP ÁN TIẾNG ANH KHỐI A1, D1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012
ĐÁP ÁN TIẾNG ANH KHỐI A1, D1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Câu chuyện xúc động về 'thần tượng' trong bài thi văn khối D |
|
Có con là “Fan cuồng” thà đẻ ra “cái trứng để ăn” còn đáng hơn |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Xuân Trung