LTS: Sau khi xem clip học sinh bị “tra tấn” tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 (Thái Nguyên), Báo Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều ý kiến từ phía độc giả bày tỏ sự bất bình trước việc giáo viên thản thiên đánh học sinh. Chúng tôi xin đăng tải bài viết của độc giả Minh Châu. Tôi còn nhớ như in những trận đòn giữa trưa hè của mình. Đó là những lần trốn ngủ trưa, đi ăn trộm xoài, trộm ổi bị bố dùng roi mây quật. Từ đó, tôi mới biết như thế nào là bài học về lòng trung thực. Bố và mẹ tôi đều có những cách dạy con khác nhau. Nếu là mẹ, mẹ sẽ khuyên bảo và dặn dò tôi lần sau không như thế nữa. Thế nhưng, lời nói của mẹ rất dễ...đi từ tai này sang tai khác, hoặc có nhớ lời mẹ dặn nhưng vì bạn bè rủ rê tôi cũng vẫn cứ đi trộm hoa quả mà thôi. Vì nếu có đi thì tôi thường nghĩ rằng nếu bị phát hiện cũng sẽ bị la như hôm trước là cùng. Nhưng những trận đòn của bố luôn làm tôi... nhớ đời. Những trận đòn ấy có tác dụng lớn hơn tất cả những lời khuyên bảo và có hiệu quả ngay tức thì.
Thương cho roi cho vọt? - Ảnh minh họa |
Sau này có gia đình, tôi trở thành người mẹ của hai đứa trẻ nhỏ, đã qua rồi tuổi thơ bị đánh đòn, tâm lý thương cho roi cho vọt luôn thường trực trong tôi. Nếu con hư, tôi sẵn sàng đánh đòn và cho mình quyền đánh con là chuyện hết sức bình thường. Đã bao nhiêu lần đánh con, tôi cũng không hề biết được, cũng đã nhiều lần khóc vì thương con, nhưng lúc đó không còn biết làm thế nào khác. Dường như chỉ có roi vọt mới làm con sợ hãi. Hai vợ chồng tôi sống cùng con từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành, vì vậy hầu như cháu không phải lo bất cứ chuyện gì, vì luôn có bố mẹ bên cạnh. Việc dạy dỗ con của tôi hầu như không có kết thúc. Sau những áp lực bởi công việc, tôi rất dễ nổi cáu, khi đó cháu thường bị ăn đòn. Bởi đó là cách dạy con nhanh nhất và thiết thực nhất. Chắc hẳn ai cũng đã từng sợ đòn roi, trừ những trường hợp phản ứng lại đến mức lì lợm. Rồi cũng chính họ trưởng thành từ đòn roi, sau này khi lớn lên sẽ hiểu, nghe lời bố mẹ bởi bố mẹ nào chả thương con, mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với con. Nhiều khi chỉ đơn giản là một lần xấu hổ với bạn bè vì bố đánh, một lần mẹ chạm tự ái là người con sẽ có động lực vươn lên chứng tỏ mình. Đúng như người xưa đã từng nói: "Thương cho roi cho vọt". Đó là một cách biểu hiện tình yêu con rất khác. Giáo dục bằng thuyết phục và lý lẽ, bằng câu chuyện cụ thể kiểu "con mà không ngoan thì không bằng bạn" xem ra khó có thể đem lại kết quả tốt. Nghiêm khắc để con biết được cái giá phải trả sau những lỗi lầm cũng là cách dạy con hiệu quả nhất. Người xưa nói câu này là có hàm ý nghiêm khắc với con từ lúc chúng còn tấm bé, chứ không phải khuyến khích đánh trẻ bằng những trận đòn thậm tệ, không phải cách đánh thục mạng như của ông thầy xuất hiện trong clip. Sự nghiêm khắc phải đến từ thái độ của người dạy, và cũng đến từ chính đức độ của người dạy. Trên thực tế, rất nhiều thầy giáo nghiêm khắc khiến học sinh nể sợ mà họ không hề phải dùng đòn roi, và cũng có nhiều người dùng đòn roi "tra tấn" trẻ, mà rốt cuộc chẳng đạt được kết quả gì. Người ta quên mất rằng, bản chất của vấn đề ở đây là phải làm thế nào cho trẻ thích học, như vậy thì chúng sẽ hứng thú và học tốt, chứ không thể dùng bạo lực để ép uổng. Đáng tiếc, nhiều bậc phụ huynh lại đang hiểu sai câu nói "Yêu cho roi cho vọt", và vì thế họ mù quáng đưa con cho người ngoài đánh, mà không cần biết tới cảm xúc của con, không hề biết rằng sau những lần chịu đòn ấy, đứa trẻ có thể bị trầm cảm, có thể dẫn tới những hành động dại dột.
ĐÁP ÁN TIẾNG ANH KHỐI A1, D1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VĂN KHỐI C, D HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN SINH KHỐI B HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ KHỐI A, A1 HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012 - ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KHỐI C HỆ CAO ĐẲNG 2012
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
|
|
Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên |
ĐIỂM NÓNG |
|
Độc giả Minh Châu