Xúc động tâm sự của người mẹ lo lắng con bị "tra tấn" bằng roi mây

27/07/2012 06:04
Độc giả Như Quỳnh
(GDVN) - Nếu ngọn roi ấy vạch ra khuôn thước trong tâm hồn các em để chỉ ra rằng phải sống sao cho tốt, học sao cho tốt thì tôi hoàn toàn tán thành. Thế nhưng, hẳn ai xem clip này đều thấy rùng mình khiếp sợ, bởi thầy giáo ra sức quất roi vào mông các em với thái độ đầy căm tức, lạnh lùng khi những đứa trẻ cố van xin.
LTS: Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài viết và clip về việc thầy giáo của trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở TP. Thái Nguyên, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư của một người mẹ ký tên Như Quỳnh đã từng cho con theo học tại lớp học này, với những nỗi niềm băn khoăn, lo lắng muốn chia sẻ cùng độc giả.

Tôi phải lấy hết can đảm để xem clip người thầy ra sức dùng đòn roi đánh học sinh tại lớp học thêm ở Thái Nguyên. Thật không thể tưởng tượng nổi, tôi quá căm phẫn và xót xa.
Con gái tôi cũng học trong lớp học thêm của thầy giáo này, không trực tiếp nhìn thầy con mình bị đánh, nhưng những hình ảnh từ clip cũng đủ làm tôi đau đớn. Các cháu là nạn nhân của vụ bạo hành này cũng như con của tôi mà thôi, còn trong tuổi ăn, tuổi chơi, nhìn nhận cuộc sống toàn màu hồng. Khi ở nhà, được sống trong sự bao bọc của cha mẹ thì khi đến lớp, các cháu không khác gì ở trong nhà tù thời trung cổ, bị đánh đạp, bị sỉ nhục. 
Đoạn clip này không dài, tôi không rõ buổi tra tấn học sinh tập thể này được kéo dài trong bao lâu và có bao nhiêu ngày như thế? Rồi con tôi nữa, có thể cháu cũng bị tra tấn như thế này rồi. Hoặc giả dụ cháu không bị đánh nhưng hằng ngày vẫn chững kiến bạn bị đánh, sẽ trở nên chai sạn cảm xúc, dần dần có những suy nghĩ lệch lạc, không phân biệt được đúng sai, phải trái. Hoặc cháu sẽ luôn lo sợ đến một ngày mình cũng sẽ bị đánh. Như thế làm sao mà có tâm thế thoải mái, tự tin để học tập được. 
Ảnh thầy giáo ở Thái Nguyên dùng hết sức đánh học sinh cắt ra từ clip
Ảnh thầy giáo ở Thái Nguyên dùng hết sức đánh học sinh cắt ra từ clip
Nhưng cũng phải nói, thật may mắn khi thời đại thông tin internet như hiện nay nên con người mới có thể được biết nhiều hơn về những thực tại đang xảy ra ở khắp mọi nơi. Tôi cũng xin cảm ơn những ai đã dày công, dũng cảm quay trộm clip trong lớp học để cho mọi người cùng biết. Nếu như những thông tin này bị bịt kín, thì tôi làm sao biết được con mình đang được dạy dỗ như thế nào. Hàng ngày, tôi vẫn đưa đón cháu đến lớp học thêm, đầu tháng nào cũng nộp tiền học đầy đủ, gặp thầy giáo thì vồn vã: "Tất cả trông cậy vào thầy". Thầy giáo lại ân cần: "Chị cứ yên tâm, đây là môi trường giáo dục tốt".

Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

Nếu không có thầy, tôi sẽ mãi hận thù những người bạn học giỏi

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD:

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "Bộ GD nên xem xét đạo đức thầy đánh học trò"

GĐ Sở Giáo dục Thái Nguyên: Tôi rất bất bình khi học sinh bị đánh

GĐ Sở Giáo dục Thái Nguyên: Tôi rất bất bình khi học sinh bị đánh

Tôi là một người mẹ, đã từng trải qua nhiều khó khăn khi sinh nở cũng như nuôi dạy con. Sau nhiều lần sảy thai, tôi có cháu, đứa con gái duy nhất. Niềm hạnh phúc chưa bao giờ lớn lao đến thế. Tôi luôn hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình. Vì công việc vất vả nên tôi không có thời gian dạy cháu học, đành cho cháu vào lớp học thêm vì cho rằng, kiến thức căn bản, môi trường tốt sẽ giúp cháu học tiến bộ, hòa đồng cùng bạn bè.

Là mẹ, qua nhiều năm dạy con, tôi hiểu không nên trách thầy cô nếu họ có nghiêm khắc, mắng mỏ hay dùng roi vọt với học sinh, trong một giới hạn nhất định. Bởi trong nhiều trường hợp, có khi những biện pháp đó xuất phát từ thiện ý, từ tình yêu thương của thầy cô.

Nếu ngọn roi ấy vạch ra khuôn thước trong tâm hồn các em để chỉ ra rằng phải sống sao cho tốt, học sao cho tốt thì tôi hoàn toàn tán thành. Thế nhưng, hẳn ai xem clip này đều thấy rùng mình khiếp sợ. Thầy giáo ra sức quất roi vào mông các em, với khuôn mặt đầy căm tức, lạnh lùng khi những đứa trẻ cố van xin. Tôi cho rằng, người thầy giáo này đã vi phạm vào quyền trẻ em, xúc phạm thân thể học sinh.

Trong khi đó, từ nhỏ đến lớn tôi đều rất chăm lo và yêu thương con. Tôi tuyển chọn từng cuốn truyện tranh cho cháu đọc vì không muốn cháu bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực ở trong đó. Bản thân tôi cũng có duy nhất một lần tát con, vừa là sự nóng giận, vừa là sự lo lắng bột phát ra bên ngoài. Sau đó, tôi xin lỗi con và khóc thầm. Nhưng thật may mắn khi cháu hiểu được cái tát đó đã chia đôi ranh giới giữa điều được phép làm và không được phép làm. Cháu hiểu được tình yêu thương của người mẹ đã nuôi lớn cháu từng ngày. 
Người ta vẫn thường nói: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Con tôi là đứa trẻ rất yếu đuối, cả về sức khỏe lẫn tính tình. Nếu lỡ cháu bị đánh, thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Vì vậy, cũng không thể có một hình phạt chung dã man như vậy đối với trẻ trong một lớp học. Nhất là khi vào lứa tuổi các em đã dần lớn khôn, đã biết xấu hổ với bạn bè, đã biết tự trọng. Hơn nữa, nhiều em sau khi bị đánh sẽ không dám nói với bố mẹ, chỉ âm thầm chịu đựng, dần trở nên lầm lì và lấc cấc. Nếu bố mẹ không tinh tế phát hiện ra những thay đổi bất thường này thì những hình phạt được xử bằng chân tay ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của trẻ. 
Tuổi thơ ai cũng đều thuộc lòng bài hát: “Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”. Không chỉ với học sinh mà ở phía phụ huynh cũng luôn coi trọng thầy cô, thế tại sao người thầy trong clip lại hành xử với trẻ như thế. Họ không hề xứng đáng có đủ tài, đức để đứng trên bục giảng. Ai cũng sẽ có những giờ phút khó chịu, mệt nhọc, khi đó không đủ kiên nhẫn với trẻ, quát mắng trẻ vô cớ. Thế nhưng, ra sức đánh học sinh trong trường hợp trong clip trên lại là điều đáng lên án.
Dù sao, đây cũng là sai lầm khi chọn lớp cho con của tôi. Tôi đã từng nghĩ lớp học thêm của cháu rất tốt, thầy cô dạy dỗ tận tình, chu đáo, không hề quát mắng hay đánh đập. Chính sự ân cần và yêu thương mà thầy cô dành cho các cháu là động lực để con tôi tiến bộ trong học tập, chứ không phải là cách hành hạ về thể xác mà các thầy giáo trong đoạn clip trên đã thực hiện với học trò của mình.

Nhưng có lẽ đấy chỉ là lớp học trong trí tưởng tượng của tôi mà thôi.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Độc giả Như Quỳnh