Trung tâm đánh học sinh bằng roi mây đã giẫm đạp lên đủ các loại luật

29/07/2012 06:00
Thu Phương, giảng viên ĐH Thái Nguyên
(GDVN) - Xét về mặt pháp luật, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên đã vi phạm quyền trẻ em… và Luật Giáo dục một cách trắng trợn.
LTS: Sau khi đăng tải những clip và bài viết xung quanh vụ việc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn – TP Thái Nguyên áp dụng hình thức dạy học bằng bạo lực, dùng roi mây đánh đập học sinh bị điểm kém, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được rất nhiều phản hồi và bình luận của độc giả. Dưới đây là bài viết với những dẫn chứng và lập luận sắc sảo của độc giả Thu Phương – giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên bình luận về vấn đề này.
Clip thầy dùng hết sức “tra tấn” học sinh tại Thái Nguyên đã gây sự chú ý và làm xôn xao dư luận. Là một người dân Thái Nguyên và cũng là một người trong ngành giáo dục, tôi thật sự thấy bất bình và đau lòng...
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn đang vi phạm trắng trợn về quyền trẻ em... và Luật Giáo dục - Ảnh từ Clip
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn  đang vi phạm trắng trợn về quyền trẻ em... và Luật Giáo dục - Ảnh từ Clip
Thứ nhất về “tư cách” của trung tâm do ông Phạm Minh Tuấn đứng ra thành lập tại Thái Nguyên với tên gọi “Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2, tôi xin được có một số ý kiến như sau: Theo như quy định của Thông tư số 17/2012/TT – BGDDT ngày 16/5/2012 thay thế Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm thì nguyên tắc người tổ chức lớp dạy thêm học thêm phải có giấy phép hoạt động dạy thêm học thêm do cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn mở lớp dạy thêm học thêm cấp. Trung tâm cũng cần đảm bảo những yêu cầu về cơ sở vật chất dạy thêm học thêm (Điều 10), người tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm (Điều 9), người dạy thêm (Điều 8)… Những người tham gia dạy thêm phải đảm bảo trình độ chuẩn của nhà giáo như quy định của Luật giáo dục năm 2005 về bằng cấp, chứng chỉ sư phạm trong khi Trung tâm này lại không có giáo viên nào đã từng đứng lớp dạy tại các trường chính quy. Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 do ông Phạm Minh Tuấn đứng đầu không hề có giấy phép hoạt động. Trong quá trình kiểm tra, trung tâm không xuất trình được giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc cho phép mở lớp. Chương trình và giáo án giảng dạy đã cho thấy trung tâm của ông Tuấn không có “tư cách” hợp pháp trong hoạt động dạy thêm học thêm.

Xúc động tâm sự của người mẹ lo lắng con bị

Xúc động tâm sự của người mẹ lo lắng con bị "tra tấn" bằng roi mây

Biết con bị đánh mà vẫn cho học thêm: Biến con từ tài thành tật

Biết con bị đánh mà vẫn cho học thêm: Biến con từ tài thành tật

Dùng roi mây

Dùng roi mây "dạy" học sinh là chà đạp lên một nền giáo dục chân chính

Việc không chấp hành quy định của pháp luật đã dẫn đến những hệ lụy rất xấu và việc trung tâm này đặt ra các hình thức “đánh” giúp các em học sinh tiến bộ đã làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên nhân dân, gây nên sự bất bình của một bộ phận dân cư trong xã hội. Một điều rất “sốc” và rất lạ là qua đọc thông tin đăng tải trên một số tờ báo, nhiều phụ huynh, học sinh lại đồng tình với cách dạy “bạo lực” này. Thậm chí, qua bài viết còn gửi lời cảm ơn tới ông Phạm Minh Tuấn. Các bậc phụ huynh cho giáo viên có thể “đánh” con em mình nếu chúng học kém. Họ cho rằng việc đánh mấy roi “có sao đâu”, “đâu đến mức quá đáng” trong khi chính các em học sinh học lại là người “kêu cứu”. Những hành vi mà các bậc phụ huynh và nhất là các giáo viên trong Trung tâm tưởng rằng là hiệu quả trong cách dạy học của các giáo viên tại trung tâm lại chính là những hành vi xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật quốc tế và quốc gia bảo vệ.Vi phạm pháp luật về quyền trẻ em   Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Theo nội dung của Công ước tại Điều 19 thì trẻ em có quyền được “Bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị đánh đập hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột…”. Điều 37 cũng nhấn mạnh: “Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm”. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng đã ghi nhận và bảo vệ các quyền này của trẻ em theo hướng phù hợp với điều kiện và thực tế trẻ em tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em là người dưới 16 tuổi “được tôn trọng và bảo vệ cuộc sống của họ, cơ thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14). “… Tất cả các hành vi xâm phạm đời sống của trẻ em, nhân phẩm, thân thể và danh dự thì được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật (Điều 16). Cụ thể hơn nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 22 tháng 8 năm 2011, Điều 8, quy định các hành vi "Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em" (khoản 1), "gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em" (khoản 2), "dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần" (khoản 3) là vi phạm Quyền trẻ em. Những quy định của pháp luật trên đây đối chiếu với những hành vi của ông Thành nói riêng và của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Tuấn nói chung mỗi người chúng ta sẽ thấy được chân tướng của sự vi phạm.
Thực tế việc đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm hơn. Hơn nữa, những hành động “bêu xấu” trước mặt học sinh khác khiến cho các em cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương.
Thực tế việc đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm hơn. Hơn nữa, những hành động “bêu xấu” trước mặt học sinh khác khiến cho các em cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương.

 Vi phạm Luật giáo dục
Mặc dù đây là cơ sở dạy học ngoài nhà trường, tuy nhiên liên quan đến việc giáo dục cho đối tượng là học sinh thì dù là cơ sở đào tạo nào vẫn phải tuân thủ những quy định chung về giáo dục của Luật giáo dục, về cách dạy học và phương pháp dạy học cũng như những quy định về nhà giáo (trình độ tiêu chuẩn nhà giáo, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo). Trung tâm của thầy Tuấn này có tuân thủ các quy định của pháp luật không? Trung tâm sử dụng hình thức “đánh” làm cho học sinh sợ để học tốt. Việc dùng phương pháp dạy học “đánh” này không có trong yêu cầu phương pháp giáo dục phổ thông như Điều 5, Điều 28 Luật giáo dục 2005 quy định. Đây là cách dạy rất phản giáo dục mà trung tâm tự đặt ra cũng như sự ngộ nhân của các bậc phụ huynh về cách hành xử này để giúp con học tốt. Hành vi “đánh” học sinh vi phạm quy định về nhà giáo. Trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo tại Điều 72, 73 Luật giáo dục 2005 không có quy định nào cho phép giáo viên được “đánh” học sinh. Việc đánh học sinh, chửi mắng học sinh là hành vi bị cấm trong quy định của Luật giáo dục 2005, cụ thể Điều 75, khoản 1 quy định: “Nhà giáo không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học”. Tại Nghị định số 91/2011/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 17/10/2011. Cụ thể hành vi "Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em" (điểm a , Khoản 1, Điều 13 ); “gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em” (điểm c, Khoản 1 - Điều 13 ); “dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác và tinh thần” (điểm d, Khoản 1, Điều 13 ) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.Cơ quan quản lý ở địa phương thiếu trách nhiệm Việc trung tâm này hoạt động từ lâu trong khi chưa được cấp giấy phép hoạt động cũng cho thấy sự buông lỏng trong quản lý của cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm là Phòng GD - ĐT Thành phố Thái Ngyên cũng như Sở GD - ĐT Thái Nguyên. Việc ông Bùi Đức Cường - Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Bước đầu, xác định Trung tâm mới chỉ đang trình hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động nhưng chưa được hoạt động”. Điều này càng cho thấy trung tâm của ông Tuấn đã vượt mặt các cơ quan chức năng để hoạt động trái pháp luật và theo đó tôi thấy rằng cần có sự kiểm tra và xem xét trách nhiệm để xử lý hành vi của ông Tuấn một cách nghiêm khắc. Bên cạnh đó cần kiểm điểm lại công tác quản lý, cơ quan quản lý giáo dục tại Thái Nguyên. Thực tế việc đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm hơn. Hơn nữa, những hành động “bêu xấu” trước mặt học sinh khác khiến cho các em cảm thấy bị xúc phạm, lòng tự trọng bị tổn thương. Không có một cách học nào chung cho tất cả mọi thời đại nhưng mỗi gia đình cần làm tốt vai trò dạy bảo các cháu về nhân cách, đạo đức và ý thức tự lập. Tôi rất khuyến khích việc mở các trung tâm dạy thêm nhưng những trung tâm này phải hoạt động đúng pháp luật, quy tụ được các thầy cô có trình độ vững vàng và phương pháp giáo dục khoa học, lành mạnh. Sự việc trên như một con sâu làm rầu nồi canh đã làm xấu đi hình ảnh người giáo viên nhân dân. Tôi mong muốn và tin tưởng rằng các cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng điều tra làm rõ vi phạm và có những biện pháp xử lý kiên quyết với trung tâm này để tránh những hiện tượng đáng tiếc như vậy xảy ra.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Phương, giảng viên ĐH Thái Nguyên