Vụ thầy giáo "tra tấn" học sinh: UBND tỉnh Thái Nguyên vào cuộc

02/08/2012 06:40
Thái Dương
(GDVN) - Bà Ma Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên: "Tôi thật sự bất bình trước hành vi dùng roi mây để đánh học sinh của trung tâm gia sư do ông Phạm Minh Tuấn lập ra. Thật khó tưởng tượng là ở thời đại này lại có những hình thức dạy học đầy tính bạo lực như vậy".
Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam đã đăng tải hàng loạt bài điều tra về vụ việc giáo viên dùng roi đánh học sinh dã man tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn (Số nhà 300 đường Cách mạng tháng Tám, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Trung tâm này coi việc dùng roi đánh học sinh như một hình thức hiệu quả để dạy cho các em đang theo học ở đây tiến bộ. Ngay sau đó, lần đầu tiên lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Ngày 30/7, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Bà Ma Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Bà Nguyệt là người được UBND tỉnh Thái Nguyên phân công theo dõi, giám sát mảng giáo dục của địa phương.
Bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
Bà Ma Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên
Bà Ma Thị Nguyệt nói: "Tôi thật sự bất bình trước hành vi dùng roi mây để đánh học sinh ở trung tâm gia sư của ông Phạm Minh Tuấn. Thật khó tưởng tượng là ở thời đại này lại có những hình thức dạy học đầy tính bạo lực như vậy. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, khiến chúng có xu hướng bạo lực. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, tôi cũng như chủ tịch UBND.

Rớt nước mắt vì ước muốn giản dị của những đứa trẻ bị đòn roi

Rớt nước mắt vì ước muốn giản dị của những đứa trẻ bị đòn roi

tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố để nghe báo cáo lại tình hình. Quan điểm chỉ đạo là phải tiếp thu, giải quyết những gì mà báo chí đã phản ánh, lập lại trật tự trong việc dạy thêm và học thêm".

Bà Nguyệt cho biết, đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ cơ sở dạy thêm, học thêm trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Những trung tâm nào chưa có giấy phép, chưa có đủ điều kiện về vật chất, giáo viên thì lập tức bị đình chỉ. Khi nào trung tâm đó đảm bảo đủ các yêu cầu thì mới cấp phép.

"Để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước tiên thuộc về công tác quản lý nhà nước của ngành giáo dục địa phương. Bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm. Chính vì thế, chúng tôi sẽ chỉ đạo để giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Nghĩa là, ngoài vấn đề thanh kiểm tra các cơ sở dạy thêm, học thêm, chúng tôi sẽ làm cả công tác tư tưởng lại cho các phụ huynh. Cụ thể, tôi sẽ giao cho Báo Thái Nguyên chủ trì cuộc gặp gỡ các vị phụ huynh có con em theo học tại trung tâm (danh sách do trung tâm cung cấp) để cùng trò chuyện chỉ ra sự nguy hại trong cách dạy con bằng bằng bạo lực. Có như vậy thì mới giải quyết triệt để vấn đề" - bà Nguyệt nói thêm.
Bình luận về mức học phí 50.000 VNĐ/buổi học mà trung tâm gia sư thu của học sinh, bà Nguyệt cho rằng: "Tỉnh Thái Nguyên vẫn là một tỉnh chưa có điều kiện về kinh tế, vì thế chúng tôi sẽ nghiên cứu đưa ra mức giá trần. Ví dụ như dạy cấp I thì không quá 10.000 VNĐ/ buổi học, cấp II thì không quá 20.000 VNĐ/ buổi học...".
Cũng liên quan tới vấn đề này, ngày 31/7, ông Bùi Văn Cường - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Chúng tôi sẽ hoàn tất công tác thanh kiểm tra về tình trạng dạy thêm học thêm trong tuần này để sớm lập lại trật tự trong việc dạy thêm học thêm trên địa bàn toàn tỉnh”.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Rớt nước mắt vì ước muốn giản dị của những đứa trẻ bị đòn roi

ĐH Kiến trúc Hà Nội: 47% khối A dưới điểm sàn năm 2011

Chùm ảnh: Kinh hoàng nữ sinh bị bắt quỳ, bị lột áo, bị đạp vào đầu

Trường ĐH Kinh tế TP HCM: Điểm chuẩn dự kiến lấy 19 điểm

Rớt nước mắt trước bài hát của cậu bé mồ côi cha mẹ

ĐH Mỹ thuật TP.HCM công bố đểm thi, thủ khoa 33,5 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thái Dương