Bạo lực học đường ở Trung Quốc:

Kinh hoàng: Cô giáo mầm non bạt tai, đánh trẻ không thương tiếc

11/08/2012 12:05
Đông Phong (TH từ VNE và BĐV)
(GDVN) - Khi phát hiện hai cháu bé ngồi bệt xuống nền nhà để đùa giỡn, cô giáo này liền chạy tới lôi “xềnh xệch” hai em lên ghế và liên tiếp bạt tai. Vài phút sau, cô này lại "tóm" được một bé trai khác và đánh đập không thương tiếc trong suốt gần hai phút.
Đánh đập trẻ không thương tiếc Tháng 6/2011, trên các trang mạng của Trung Quốc đăng tải một đoạn clip dài 4 phút 16 giây miêu tả cảnh một nữ giáo viên ra tay đánh đập học sinh trước sự thờ ơ của một đồng nghiệp tại nhà trẻ Nam Thông, Giang Tô trở thành đề tài bàn tán sôi nổi. Trong khi được cô giáo hướng dẫn chơi trò chơi, hai cậu bé ngồi hàng ghế đầu khá nghịch ngợm và tỏ ra không nghe lời, ngồi bệt xuống nền nhà để đùa giỡn. Khi phát hiện, cô giáo này liền chạy tới lôi “xềnh xệch” hai em lên ghế và liên tiếp bạt tai. Vài phút sau, cô này lại "tóm" được một bé trai khác và đánh đập không thương tiếc trong suốt gần hai phút.
TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012

Cô giáo giằng co và đẩy ngã một học sinh khi cố gắng lôi "xềnh xệch" em này lên ghế.
Cô giáo giằng co và đẩy ngã một học sinh khi cố gắng lôi "xềnh xệch" em này lên ghế.

Anh Yuan, phụ huynh một cháu bé bị đánh đập cho biết giáo viên này họ Vương. Bình thường, cô ta đối xử với con trai anh khá tốt. Nhưng sau khi xem đoạn clip này, anh mới cảm thấy bàng hoàng. Tuy nhà trường đã áp dụng biện pháp miễn giảm học phí để bù đắp cho các gia đình bị hại, nhưng anh Yuan vẫn cho rằng, cải tổ tác phong giảng dạy mới là điều quan trọng.

Trò rủa thầy

Trò rủa thầy "ngu ngốc"; Cô giáo tát học sinh 30 cái, chảy máu tai

Thầy đánh trò; trò gọi người nhà đánh thầy... ngất xỉu

Thầy đánh trò; trò gọi người nhà đánh thầy... ngất xỉu

Sau khi sự việc diễn ra, Hiệu trưởng nhà trường Lu Lihua phải trực tiếp xin lỗi phụ huynh và học sinh trên truyền hình Nam Thông. Hiện, cô giáo Vương đã bị đuổi việc, giáo viên còn lại xuất hiện trong clip bị đình chỉ công tác để tiến hành điều tra. Theo tìm hiểu, nhà trẻ này xây dựng hệ thống giáo dục bằng hai ngôn ngữ. Để phụ huynh có thể cập nhật tình hình con cái khi ở trường và giám sát chất lượng giảng dạy của giáo viên, mỗi phòng học đều được gắn camera. Bốc thăm để được ăn trưa ở trường Trường tiểu học Dương Quang (số 2 ở Đông Hoán, tỉnh Quảng Đông) sẽ chỉ bố trí cho 150 trên tổng số 400 em học sinh lớp 1 bữa ăn trưa trong năm học mới từ tháng 9 tới. Điều này khiến một số em được ăn bán trú tại trường, trong khi số còn lại phải đi về giữa trưa nắng. Nhà trường giải thích là do trường nhận thêm nhiều học sinh nhưng cơ sở vật chất không mở rộng khiến trường không đáp ứng được việc ăn trưa của tất cả học sinh, China Daily cho hay. Tuy nhiên, phụ huynh học sinh và một số giáo viên ở những nơi khác nhìn nhận điều kiện thiếu thốn của nhà trường thể hiện năng lực quản lý yếu kém và không thể chấp nhận được. Việc phải bốc thăm để chọn học sinh được ở lại trường ăn trưa là chuyện nực cười.
Một lớp học tiểu học tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: Flirk
Một lớp học tiểu học tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: Flirk
Ngoài ra, nhà trường "không hề báo trước là học sinh có thể không được ăn bán trú tại trường khi làm thủ tục nhập học hồi tháng 5, đến bây giờ tôi không thể tìm được trường cho con mình nữa", một phụ huynh học sinh cho biết. Tại Trung Quốc, hệ thống trường lớp từ cấp tiểu học đến đại học đều khá đầy đủ, đặc biệt là với các lớp phổ cập giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9. Hiện tượng không đủ chỗ cho học sinh theo học, không đủ ký túc xá cho sinh viên ở là chuyện ít khi xảy ra nên đã gây bức xúc cho phụ huynh và dư luận.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chùm ảnh độc: PTT Nguyễn Thiện Nhân và GS Ngô Bảo Châu tại Viện Toán

Nam sinh tự thiêu: Si tình hay ngu dốt?

Trò rủa thầy "ngu ngốc"; Cô giáo tát học sinh 30 cái, chảy máu tai

Thầy đánh trò; trò gọi người nhà đánh thầy... ngất xỉu

Ghê rợn: Hiệu trưởng trường mẫu giáo chọc tăm vào vùng kín các cháu bé

Chùm ảnh: Cảm động cảnh thí sinh khuyết tật đi tìm tri thức

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đông Phong (TH từ VNE và BĐV)