Nguyễn Thế Cường (TP Việt Trì, Phú Thọ) hiện đang là sinh viên năm thứ 4 (Lớp 3413, khóa 34)
Trường Đại học Luật Hà Nội. Tôi gặp lại Cường một chiều tháng 8, khi đang ngồi tán chuyện cùng mấy người bạn ở ghế đá sân trường.
Trường Đại học Luật Hà Nội. Tôi gặp lại Cường một chiều tháng 8, khi đang ngồi tán chuyện cùng mấy người bạn ở ghế đá sân trường.
Nhìn thấy Cường, tôi đưa tay vẫy cậu, nhưng những gì tôi nhận lại được chỉ là hình ảnh một chàng trai đang cắm cúi bước về phía trước. Chỉ đến khi tôi gọi thật to tên cậu, Cường mới quay người lại và ngơ ngác tìm kiếm.
Mặc dù thị lực rất kém nhưng Cường tự hào vì chưa bao giờ lên nhầm xe buýt |
"Mẹ ơi ! Cuộc sống có màu gì hả Mẹ?”
Khi được sinh ra, thoạt nhìn, Cường vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, bụ bẫm và rất kháu khỉnh. Nhưng sau khi kiểm tra, các bác sĩ thông báo: Thị lực của Cường rất kém, nhiều khả năng sẽ không nhìn thấy gì. Cậu mắc một căn bệnh về mắt (mà theo thuật ngữ chuyên ngành là “Bóng bàn tay”). Nguyên nhân được xác định là do những biến chứng trong quá trình cô Liên (mẹ của Cường) mang thai cậu.
Tuổi thơ của Cường chỉ là một màu đen xám xịt, mọi thứ xung quanh đều rất mờ nhạt. Nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa nô đùa chạy nhảy trong khi cậu con trai chỉ ngồi một chỗ, bố mẹ Cường đau thắt lòng.
TP.HCM: Giáo viên tự tử trước mặt lãnh đạo
Danh sách 111 trường công bố điểm chuẩn ĐH, CĐ 2012
Đại tá Chu Lai:Thế hệ trẻ sẽ mở cuộc hành binh nếu dân tộc bị xúc phạm
Thương con, bố mẹ cường đã rong ruổi khắp các bệnh viện trong và ngoài nước với hy vọng chữa khỏi mắt cho Cường. Nhưng hy vọng ngày càng xa vời.
Thế rồi, mẹ Cường quyết định giúp con trai thích nghi hoàn cảnh với đôi mắt chỉ có khả năng nhìn thấy là 1/10. Đầu tiên là dạy chữ rồi sau đó xin cho Cường đi học cùng các bạn. Đối với một đứa trẻ bình thường, việc làm quen với chữ cái và các con số đã khó, đối với Cường càng khó hơn. Bố Mẹ đã khóc khi nghe cậu con trai hỏi “Mẹ ơi ! Cuộc sống có màu gì hả Mẹ?".
Căn bệnh về mắt của Cường có những tên gọi khác nhau như “Gai thị”, “Bong võng mạc”, “Tổn thương đáy mắt”. Hay với từ ngữ chuyên môn là “Bóng bàn tay”, còn trong dân gian thì những người không biết vẫn quen gọi là “lác”.
Cường cảm thấy vô cùng buồn chán và thất vọng. Cảm nhận về cuộc sống xung quanh cứ mờ mờ, nhạt nhạt. Đã không ít lần cậu không muốn sống, không muốn cố gắng nữa.
Nhưng nhờ tình yêu thương của gia đình, Cường đã bước những bước đầu tiên của cuộc đời với sự nỗ lực gấp năm, gấp mười người khác. Đối với Cường, khó khăn nhất không phải là việc không thể nhìn rõ mọi thứ xung quanh, mà chính là phải chịu đựng và làm quen dần với thái độ tò mò, hiếu kì của mọi người. Những người quen, bạn bè thân thiết hiểu được hoàn cảnh của Cường thì dành cho cậu một cái nhìn sẻ chia, giúp đỡ. Nhưng với những người lạ mới tiếp xúc lần đầu, ít ai thấu hiểu và thông cảm cho cậu, mà luôn nhìn Cường bằng ánh mắt thương hại, coi thường.
Hai mươi năm có mặt trong cuộc đời là hai mươi năm Cường cùng gia đình sống bằng niềm tin, sự cố gắng và nỗ lực phi thường. Biết mình không may mắn được như các bạn khác, nên Cường luôn tìm cách khắc phục. Thị lực của Cường rất kém (mắt trái hoàn toàn không nhìn thấy gì, mắt phải chỉ là 1/10). Vì thế khi đi học, dù đã được các thầy cô ưu tiên xếp chỗ ngồi ở bàn đầu, nhưng việc nhìn được chữ trên bảng với Cường là không thể. Mắt kém cũng là trở ngại trong việc tham gia các hoạt động vui chơi, các hoạt động xã hội và ngay trong sinh hoạt hàng ngày của Cường.
Nhà cách trường chỉ có 3km, nhưng Cường không thể tự mình đạp xe hay sang đường để đi học, vì thế mười hai năm đi học là những tháng ngày bố mẹ thay phiên nhau đưa đón Cường. Thương bố mẹ vất vả, Cường luôn cố gắng học thật tốt để bố mẹ vui lòng.
Khi nghe tin mình đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội, Cường và gia đình vừa mừng vừa lo. Mừng vì Cường đã vượt lên được khó khăn để tự xây những viên gạch đầu tiên cho tương lai của mình. Nhưng nỗi lo lại chồng chất trên đôi vai của bố mẹ. Đỗ Đại học đồng nghĩa với việc Cường phải xa gia đình xuống Hà Nội trọ học, việc sinh hoạt hàng ngày, đi lại sẽ là gánh nặng và thử thách mới đối với Cường.
“Khó khăn lớn nhất của Cường khi học đại học đó là việc đi lại. Mắt kém nên không thể đi xe máy hay xe đạp được, vì thế Cường chọn phương tiện di chuyển là xe buýt. Nhưng mỗi khi qua đường ở khu vực không có cầu vượt Cường vẫn phải nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và những người xung quanh”, Cường tâm sự.
Khi tôi hỏi đã bao giờ cậu bị lên nhầm xe buýt chưa, Cường bật cười, tiếng cười trong trẻo và vô tư đến lạ. “Từ khi ở Hà Nội, chưa bao giờ Cường lên nhầm buýt cả. Mặc dù việc lựa chọn đúng tuyến buýt của mình để đi chỉ là phản xạ tự nhiên và quen thuộc với Cường”, Cường thật thà nói.
Phía sau đôi mắt mờ đục, ước mơ vẫn đang rực sáng.
Chia sẻ về những ngày tháng hiện tại, Cường mỉm cười rất thoải mái. Mỗi ngày, cậu vẫn phải uống khoảng 20 viên thuốc các loại khác nhau, và đó là một quy định mà cậu gọi vui là “bất di bất dịch”. Đến bây giờ, những ca mổ không còn là nỗi ám ảnh trong từng giấc ngủ của Cường nữa, nhưng cậu vẫn hy vọng mình không phải trở lại bàn mổ vì “nếu đi mổ, có nghĩa mắt mình lại kém đi và gặp phải một sự cố đáng tiếc nào đó”.
Bước vào năm thứ 3 đại học, Cường lại trăn trở một nỗi lo khác. Với những thiệt thòi về mắt, thật khó để Cường có thể tìm được một công việc phù hợp. Ước mơ trở thành một Kiểm sát viên hoạt động trong lĩnh vực pháp luật vẫn còn đang dang dở khi tiêu chuẩn về vấn đề sức khoẻ là điều Cường rất khó đáp ứng. Tuy nhiên, sự lạc quan và tinh thần cố gắng trong hành trình thực hiện ước mơ vẫn chưa bao giờ tắt trên khuôn mặt của cậu. Điều đó đã làm nên một Nguyễn Thế Cường giàu nghị lực và bản lĩnh như hôm nay.
Tạm biệt cậu bạn và nhìn bóng Cường khuất dần trên chiếc xe buýt, thấp thoáng trong suy nghĩ của tôi là một nụ cười rạng ngời của cậu trai trẻ và lời chia sẻ đầy ắp sự chân thành, quyết tâm “Mình cứ cố gắng, nhất định sẽ thực hiện được ước mơ!”
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Đại tá Chu Lai:Thế hệ trẻ sẽ mở cuộc hành binh nếu dân tộc bị xúc phạm |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Minh Hiền