Những “hạt sạn to đùng” trong sách Toán lớp 6

20/08/2012 07:41
Hồ Sỹ Anh
(GDVN) - Liệu bạn có thể ngay lập tức nhận ra ý nghĩa của con số 2345823458?

Hai trong số những cuốn sách có cách trình bày số học không hợp lý
Hai trong số những cuốn sách có cách trình bày số học không hợp lý
Vậy nhưng đó lại là một trong rất nhiều các con số xuất hiện trên những cuốn sách Toán tham khảo, nâng cao dành cho học sinh lớp 6.  
Quy định lâu nay của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với việc viết số có nhiều chữ số là các số cùng hàng phải được bóc tách và phân cách nhau bằng một dấu cách (hoặc dấu chấm). 

Những con số được viết liền vào nhau
Những con số được viết liền vào nhau

Ví dụ: Con số trong ví dụ nêu trên cần phải được phân tách các hàng tỷ, hàng triệu, hàng nghìn và hàng trăm như sau: 2 345 823 458 hoặc 2.345.823.458.
Dấu chấm phẩy là cách ký hiệu được sử dụng phổ biến cho các số hữu tỉ, số vô tỉ và/hoặc số thực. 
Ví dụ: 0,125.
Cách viết này mang lại nhiều lợi ích cho người học, đặc biệt là đối với các em học sinh mới bước vào cấp Trung học cơ sở.

Rất nhiều số được viết không đúng
Rất nhiều số được viết không đúng
Tuy nhiên, có vẻ như các nhà biên soạn sách không nghĩ như vậy. Bằng chứng là trong rất nhiều cuốn sách tham khảo, nâng cao dành cho học sinh lớp 6, 7, các con số này được viết liền với nhau. Không có bất cứ sự phân tách nào giữa các hàng đơn vị. 
Sự rối rắm của những hỗn số này vô hình chung khiến cho việc nhận biết ý nghĩa của các con số gặp rất nhiều khó khăn. Không ít trường hợp gây ra trạng thái bực mình cho người đọc. Và hơn ai hết, những học sinh lớp 6, lớp 7, những người thừa hưởng “thành quả lao động sáng tạo” này là đối tượng chịu thiệt thòi nhất.  

Một phép tính có rất nhiều con số viết dít vào nhau
Một phép tính có rất nhiều con số viết dít vào nhau
Điều đáng nói nữa là những cuốn sách này được sản sinh ra từ những tên tuổi trong ngành như NXB Giáo dục, NXB Trẻ hay NXB ĐHSP TP. HCM…
Giá như đội ngũ biên tập viên sách của các nhà xuất bản cẩn thận, chu đáo, tỉ mẩn và biết nghĩ cho học sinh nhiều hơn thì có lẽ đã không xuất hiện những “hạt sạn” khó nuốt như thế này.
Hồ Sỹ Anh