Không đủ bể bơi Ngày 09/02/2010, Bộ GD& ĐT ra công văn chỉ đạo các Sở GD Triển khai công tác phòng chống đuối nước. Theo kế hoạch, từ năm 2010-2015, Bộ GD&ĐT tổ chức thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học, tập trung vào khối lớp 4 và mở rộng dạy cho học sinh khối 3 và 5.
Theo Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - thương binh và xã hội) cho biết từ đầu năm 2012 đến nay đã có trên 200 trẻ em bị chết đuối, tăng so với cùng kỳ 2011. Chỉ riêng ngày 2/9/2011 tại Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hà Nội đã có 13 học sinh chết vì đuối nước. Trước đó, 14/8/2011 có 4 học sinh nam chết đuối tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Điều đáng tiếc, đa số đều trong độ tuổi tiểu học.
Chương trình này yêu cầu, bể bơi được đầu tư xây dựng tại trường học, hoặc cụm trường tại tất cả tỉnh, TP trên cả nước. Đồng thời, các trường lựa chọn, tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên thể dục cốt cán để bảo đảm về chuyên môn, kỹ thuật dạy bơi cho học sinh. Cũng theo công văn này, các trường sẽ tổ chức dạy bơi cho học sinh vào dịp hè, ngày nghỉ trong tuần hoặc lồng ghép vào chương trình môn học giáo dục thể chất. Chủ trương này được nhà trường và phụ huynh hưởng ứng. Tuy nhiên, hơn 3 năm khi chương trình được đưa ra, việc tiến hành ở các trường vẫn “giậm chân tại chỗ” bởi nhiều lý do. Ông Mai Sỹ Nhật, Trưởng phòng Công tác Học sinh – Sinh viên, Sở GD&ĐT Hà Nội, lý giải: “Chúng tôi chưa thể tiến hành thí điểm dạy bơi vì đó là chương trình ngoại khóa, tự chọn. Muốn triển khai thí điểm, nhưng“lực bất tòng tâm vì các trường công lập đều không có bể bơi”. Thực tế, việc xây bể bơi trong trường đòi hỏi khuôn viên trường phải có diện tích rộng, đầy đủ nguồn nước, cán bộ bảo trì... Các chi phí cho xây dựng một bể bơi và điều hành nó tốn rất nhiều kinh phí.
Một tiết học bơi của học sinh Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). |
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cát Linh (Quận Đống Đa, Hà Nội), ông Đỗ Quang Hợp chia sẻ: “Diện tích các trường công lập quá nhỏ, đến xây dựng khu vui chơi, thể chất cho trẻ còn khó huống chi là bể bơi. Trong mô hình xây dựng trường chuẩn quốc gia của Sở GDĐT Hà Nội cũng không hề có bể bơi”. Không thể xây bể bơi trong trường, nhưng số lượng bể trên địa bàn còn quá ít ỏi, việc đưa trẻ đến trung tâm bể bơi là điều không dễ. Như Trường Tiểu học Cát Linh, bể bơi gần nhất là Trường thể thao 10 – 10 cũng cách 3km. Hay như quận Cầu Giấy có duy nhất có một bể bơi công cộng, trong khi có đến chục trường tiểu học. Chưa kể việc bể bơi còn phục vụ nhu cầu của các đối tượng dân cư khác. Cũng có trường có chỗ bơi, nhưng lại thiếu giáo viên bơi lội, hướng dẫn. Trung bình một lớp 30 học sinh nếu học thể dục chỉ cần một giáo viên hướng dẫn. Nhưng với một lớp bơi, phải cần thêm ít nhất một giáo viên có thể quản lý được các em. Vì vậy, vấn đề nhân lực ở các trường cũng khó có thể đáp ứng được đặc biệt là đối với trường công lập.
Chùm ảnh: Chủ tịch nước trồng cây lưu niệm tại Trường ĐH KHXH & NV
Chùm ảnh: Học sinh Hà Nội co ro trong cái lạnh đầu mùa
Một vấn đề khác, thời gian bể bơi mở cửa thường là vừa vào năm học hoặc thi cuối kỳ nên khó tổ chức học bơi được, thời điểm thích hợp nhất cho việc dạy bơi lại trùng vào kỳ nghỉ hè của các trường học cũng là điều khó cho các trường. Chưa kể, hiện nay, hầu hết các trường, việc phân phối hoạt động ngoại khóa trong năm học chưa hề có môn bơi. Thay vào đó là các môn khác như chào cờ, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, dạy kỹ năng an toàn giao thông, đọc sách trong trong thư viện, học sinh thanh lịch, đi tham quan hay các môn thể thao thể chất như bóng bàn, bóng đá, cầu lông…Có thể huy động kinh phí từ phụ huynh Đối với những trường dân lập việc áp dụng mô hình dạy bơi dường như không quá khó như trường công lập. Một số trường dân lập trên địa bàn Hà Nội không có bể bơi đã chủ động tổ chức huy động kinh phí và liên hệ với hồ bơi gần nhất để có thể phổ cập bơi cho trẻ tiểu học. Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm đã tiến hành lồng ghép việc học bơi vào chương trình học tập chính khóa của Khối 5 được hơn 1 năm nay. Nhà trường đã hợp đồng với Cung Thể thao dưới nước, Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội (cách trường 1 km) để tổ chức dạy bơi cho các em và tiến hành dạy bơi trong 2 tháng (tháng 8 và tháng 9), 2 buổi/tuần. Bà Nguyễn Thị Phương - Hiệu phó Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm cho hay: “Mỗi lớp có cô giáo chủ nhiệm và bộ môn thể dục đi cùng để phối hợp quản lý, chăm sóc. Đây là chương trình học tự nguyện, mỗi học sinh hoàn thành khóa học bơi sẽ được cấp chứng chỉ. Nhà trường phấn đấu hoàn thành mục tiêu hết lớp 5 các em đều biết bơi, đảm bảo phổ cập cho học sinh”.
Không có bể bơi, không có kỹ năng tự bảo vệ mình khi đuối nước, hàng năm có hàng trăm học sinh bị chết đuối thương tâm (nguồn internet). |
Vấn đề kinh phí cũng là một trong những khó khăn của các trường tiểu học trong việc dạy bơi và đối với các trường dân lập việc đó dễ xử lý hơn các trường công lập. Theo ông Hợp, nếu Sở cho phép trường thí điểm dạy bơi thì chỉ còn cách huy động kinh phí từ phía phụ huynh. "Nếu được phép, trường sẵn sàng tiến hành đưa môn bơi vào hoạt động ngoại khóa của trường, một tiết/ một tuần đối với học sinh lớp 4, lớp 5" - ông Hợp nói. Thí điểm ở trường tiểu học nội thành còn kêu… khó, vậy thì ở ngoại thành là điều xa vời bởi điều kiện kiện cơ sở vật chất, kinh phí cũng như bể bơi. Như vậy, chủ trương thí điểm dạy bơi của Bộ GD được triển khai từ năm 2010 – 2015. Tuy nhiên, đến thời điểm này dường như đề án vẫn chỉ nằm trên giấy!
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
ĐIỂM NÓNG |
|
Kim Ngân