Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

Vì sao Hà Nội "trải thảm đỏ" vẫn không thu hút được thủ khoa đại học?

27/09/2012 06:46
Theo Vietnamnet
Bà Phạm Chi Lan - thủ khoa khóa 1 (Trường ĐH Ngoại thương) cho biết, việc tôn vinh các thủ khoa của Hà Nội có phần còn nặng hình thức. Điều đó giải thích vì sao chính sách “trải thảm đỏ” chỉ thu hút được khoảng 10% số thủ khoa ĐH trong suốt mười năm qua.
Chưa tạo điều kiện
Từng là thủ khoa Khóa I – Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cũng là người đồng hành và dõi theo các thủ khoa qua nhiều kỳ tuyên dương, bà Phạm Chi Lan cho rằng, việc tôn vinh các thủ khoa của Hà Nội có phần còn nặng hình thức. Điều đó giải thích vì sao chính sách “trải thảm đỏ” chỉ thu hút được khoảng 10% số thủ khoa ĐH trong suốt mười năm qua.
Con số này, theo bà Lan không gây ngạc nhiên và phản ánh đúng thực trạng sử dụng người tài ở Việt Nam hiện nay.
“Thứ nhất, cơ quan hay bộ máy chính quyền ở Hà Nội chưa chắc là nơi làm việc, môi trường làm việc như các thủ khoa mong muốn. Thủ khoa đến từ rất nhiều trường khác nhau: Kỹ thuật, sư phạm, kinh tế....

Bà Phạm Chi Lan: “Con số 10% phản ánh đúng thực trạng”.
Bà Phạm Chi Lan: “Con số 10% phản ánh đúng thực trạng”.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Chỉ một số ngành phù hợp với tuyển dụng của các cơ quan thành phố, còn hầu hết những ngành như kinh tế, tài chính, kế toán… hoặc những lĩnh vực chuyên sâu sẽ thích hợp hơn với các doanh nghiệp, cơ quan kể cả các Bộ, chứ không phải ở một cơ quan chung chung như Hà Nội. 
Như vậy, cái gọi là đãi ngộ đối với thủ khoa, tuyên dương thủ khoa ở Hà Nội chưa phải là tạo điều kiện tốt nhất cho các thủ khoa. Hà Nội không phải là lựa chọn duy nhất.

Vì sao Hà Nội "trải thảm đỏ" vẫn không thu hút được thủ khoa đại học? ảnh 2

"Giáo dục Việt Nam phải được giải phẫu mới có cơ may thoát hiểm"

GS Nguyễn Xuân Hãn:

GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"

Hoa hậu Thu Thảo có thể bị tước bằng tốt nghiệp nếu...

Hoa hậu Thu Thảo có thể bị tước bằng tốt nghiệp nếu...

Thứ hai, liệu những thủ khoa mới vào làm việc tại các cơ quan này liệu có được phép mang lại những sự thay đổi hay không? Hay họ sẽ lại bị cuốn vào một guồng máy làm việc trì trệ, kém năng động? Kể cả những thủ khoa nằm trong con số 10% làm việc tại các cơ quan công quyền, liệu họ có thay đổi được gì hay không?” – bà Phạm Chi Lan phân tích.
Trong khi tìm kiếm những thay đổi tích cực, thì chính bản thân các thủ khoa cũng đang nỗ lực để tạo ra thay đổi của chính họ và bạn bè.
Những giảng viên hăm hở về nước phục vụ cho nhà trường, nơi giúp họ thực hiện ước mơ du học. Những cựu thủ khoa xuất sắc đã định cư ở nước ngoài, vẫn thiết tha với các hoạt động trên quê hương, sẵn sàng đóng góp nguồn thông tin, sự hỗ trợ đến các thủ khoa thế hệ đi sau.
Lê Sử Năng – thủ khoa Trường ĐH Đông đô Hà Nội năm 2004 - người nhiều năm tâm huyết với các thủ khoa Hà Nội. Anh nói, gần 10 năm đã đi qua, song vẫn có rất nhiều thủ khoa tâm huyết với nước nhà. CLB Thủ khoa do anh thành lập cũng là một chứng minh cho lời anh chia sẻ: “Những gì làm được, tôi sẽ cố gắng làm để giúp đỡ các bạn”.
Cần thay đổi 
Hầu hết các thủ khoa đều không phủ nhận ý nghĩa tốt đẹp của lễ tuyên dương thủ khoa và chính sách sử dụng thủ khoa xuất sắc của Hà Nội.

Võ Hoàng Biên, thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2007 cho rằng, chính sách này, đi kèm với nhiều hoạt động khuyến học khuyến tài khác, sẽ hướng được sự quan tâm của xã hội vào nhiệm vụ giáo dục, vào thế hệ trẻ, khuyến khích sự phấn đấu của các bạn học sinh sinh viên.

“Các hoạt động này khi được quảng bá cũng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, công ty. Theo tôi, đây sẽ là một hoạt động giúp cho các doanh nghiệp gần hơn với các trường ĐH. Việc này sẽ tạo điều kiện giúp cho các trường có những định hướng tốt cho việc đào tạo, cũng như có thêm những nguồn giúp đỡ, tài trợ từ doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo” – Hoàng Biên nhận định.

"So với mặt bằng chung xã hội Việt Nam, với một nền giáo dục còn nhiều bất cập, những chính sách còn hổng thì chính sách “trải thảm đỏ” hút người tài thể hiện sự cố gắng, tinh thần cao của Hà Nội.

Nhưng, để việc tuyên dương thủ khoa không đơn thuần là một “kỷ niệm đẹp” thì cần những thay đổi mạnh mẽ hơn như: Mở rộng các ngành được ưu tiên, công khai thông tin và các chính sách ưu đãi. Nên khuyến khích, phổ biến chính sách thu hút người tài đối với sinh viên từ năm thứ 2, thứ 3 ĐH bởi các bạn thể hiện tố chất từ rất sớm” – Nguyễn Thế Ninh, thủ khoa ĐH Thương mại năm 2007 đề xuất.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Hoa hậu Thu Thảo có thể bị tước bằng tốt nghiệp nếu...

Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường

'Thật bi hài! Cả đời làm giáo dục, tôi chưa gặp chuyện như ĐH Tây Đô'

Thiếu tướng Nguyễn Đức Tỉnh nói về thu hút nhân tài ở Bộ Quốc Phòng

Tài liệu của độc giả "tố" TS Lê Thẩm Dương đạo văn

SV gửi tâm thư tới Bộ trưởng Giáo dục: "Em bị biến thành Chí Phèo..." 

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo Vietnamnet