GS Hoàng Xuân Sính: Tránh lãng phí trong phát triển đại học
Khi nói về một trường ĐH trên thế giới, người ra thường nói tới ngân sách dành cho sinh viên hàng năm, được tính như sau: học phí sinh viên đóng + hỗ trợ nhà nước cho mỗi thí sinh + hỗ trợ doanh nghiệp. Con số này thay đổi tùy theo từng nước, thường nước càng giàu con số càng lớn. Ngân sách dành cho sinh viên trên thế giới có thể từ 50.000USD hay nhiều hơn, mức thấp nhất cũng 5.000USD. Nhưng ở Việt Nam chúng ta chưa bao giờ nghe tới con số 500USD. Chính đó là nguyên nhân gây nên tất cả mọi khó khăn yếu kém cho nền giáo dục Việt Nam.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
Làm thế nào đủ chi cho giáo dục, đó là một thách thức lớn. 20% GDP dành cho giáo dục là một cố gắng lớn để đưa giáo dục thành quốc sách hàng đầu, nhưng 20% GDP của vô cùng bé thì vẫn là vô cùng bé. Vì vậy, để phát triển giáo dục ĐH phải xã hội hóa giáo dục. Đây là biện pháp ta đã sử dụng. Giờ phải nghiên cứu các chính sách về pháp lý, quản lý, tài chính hiện hành có giúp hệ thống này được ổn định để phát triển, hay còn những điều chưa hợp lý gây nhiều trì trệ, lãng phí.
Cần phải xem xét thật kỹ các quy chế ban hành cho các trường ĐH ngoài công lập, cái gì không hợp lý, mất công, mất sức, tốn tiền, không cần thiết thì không đưa ra ép người ta phải thực hiện. Phải thiết lập một mạng lưới các trường ĐH cho hợp lý, một tỉnh chưa phải công nghiệp mà có tới 3 trường ĐH công và 1 trường ĐH dân lập như hiện nay rất bất hợp lý, khiến các trường, nhất là trường dân lập không tuyển sinh được. Đó là một sự lãng phí lớn.
GS Nguyễn Lân Dũng: Kiểu dạy “cơm chấm cơm” đang phổ biến
Giải Nobel kinh tế 2012 và lý thuyết thống trị của
GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"
GĐ điều hành Air Mekong: "Đổi mới toàn diện giáo dục, đừng chắp vá"
Hiện nay, chất lượng đầu vào của các trường ĐH-CĐ chưa tương xứng với yêu cầu. Trong khi các ngành khoa học cơ bản là xương sống của nền khoa học nước nhà thì số thí sinh thi vào các ngành khoa học cơ bản ngày càng ít, với chất lượng ngày càng thấp, đặc biệt với các ngành khoa học xã hội. Trong khi đó, hiện nay số trường ĐH-CĐ rất lớn và vẫn không ngừng gia tăng. Không hiểu nổi trong số đó có bao nhiêu phòng thí nghiệm, bao nhiêu xưởng thực hành?
Cũng không hiểu trong số các giảng viên ĐH-CĐ có bao nhiêu người trình độ thạc sĩ, tiến sĩ? Kiểu dạy “cơm chấm cơm”, ĐH dạy ĐH và học chay hiện rất phổ biến, làm sao có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Rất nhiều trường mở khoa môi trường nhưng không một sinh viên nào về nơi công tác đủ khả năng thiết kế một công trình xử lý rác, xử lý nước thải. Hàng loạt sinh viên ĐH sau khi tốt nghiệp đã thất nghiệp vì không đủ tiền chạy vào công chức, hoặc không đủ khả năng để nhận việc ở các công ty tư nhân. Không ít sinh viên đã phải đi tiếp thị mì tôm hay các việc làm tương tự để kiếm sống. Nhà nước cho sinh viên vay tiền để đi học, nhưng nếu học như vậy không hiểu sinh viên sau khi ra trường sẽ lấy đâu ra tiền trả nợ?
Thật khôi hài khi một công ty tư nhân quy mô rất nhỏ khi tuyển đòi hỏi bằng chính quy, bằng ngoại ngữ, tin học. Nhưng ngay cả khi nhiều em có đủ các tấm bằng đó cũng khó xin việc vì nhà tuyển dụng không tin vào chất lượng các tấm bằng. Nếu không đổi mới chất lượng đào tạo ĐH, đến năm 2020, khi quy mô sinh viên lên đến 350 - 400/10.000 dân thì ngay cả việc tiếp thị mì tôm cũng không dễ kiếm.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Để sinh viên học nhiều ở doanh nghiệp
Việt Nam là nước nghèo, đi sau thiên hạ, muốn đuổi kịp thiên hạ mà ngành nào mình cũng dàn trải như hiện nay không thể nào đuổi được. Chúng ta không phải nước sản sinh ra các phát minh về khoa học cơ bản nên mình cũng đừng ham cái đấy mà cần tập trung vào khoa học ứng dụng, có tác dụng thực tế, nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Những người học ngành khoa học cơ bản hết sức quan trọng, một đất nước không thể không có những chuyên gia như vậy. Nhưng chỉ nên đào tạo ít, chọn những người thực sự giỏi, đam mê và nhà nước phải bù tiền để đào tạo.
Những ngành gì thị trường gánh được thì thị trường gánh, gắn chặt các trường đào tạo với xã hội theo phương thức hợp tác đối với người sử dụng lao động. Đây là cách làm của các nước tiên tiến. Ví dụ, hệ đào tạo công nhân kỹ thuật của Đức, 70% thực hành ở công xưởng, 30% học ở trường và doanh nghiệp gánh cho sinh viên 70% học phí. Sinh viên thực hành được trả lương và nhận vào làm nếu làm tốt. Cách làm này rất hiệu quả vì không trường học nào có thể sánh kịp các doanh nghiệp về công nghệ, máy móc. Trong các ngành hiện nay ở Việt Nam, mỗi ngành y là gắn được thực hành với đào tạo vì có các bệnh viện để thực hành. Còn tất cả là đào tạo một đằng, làm một nẻo.
Cần trao lại quyền tuyển sinh cho các trường, để các trường tự quyết định phương thức tuyển sinh. Tức là có những trường chỉ xét tuyển thôi theo kết quả thi tốt nghiệp, không cần thi tuyển chung, cồng kềnh, tốn kém. Còn tất nhiên, có những trường tốt thi tuyển rất khắt khe.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: “Giáo dục phổ thông 11 năm là vừa đủ” |
|
PTT Nguyễn Thiện Nhân: "Phải thích nghi đào tạo với chi phí thấp" |
ĐIỂM NÓNG |
|
Theo SGGP