GS Nguyễn Xuân Hãn "bóc" chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa

04/11/2012 11:29
Theo Đất Việt
(GDVN) - "Chỉ nói riêng về việc viết, in, bán sách giáo khoa, chúng ta đã lãng phí tiền của một cách khủng khiếp. Toàn quốc có 55 nhà xuất bản, và 6.200 doanh nghiệp và cơ sở in ấn của Nhà nước và tư nhân, với doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình 100 triệu USD đến 150 triệu USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại".
Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn cử về sự lạc điệu, lạc hậu của giáo dục nước nhà có thể nhìn vào giáo dục đại học. Số lượng trường ĐH,CĐ hiện nay khoảng 500 trường, dự kiến từ nay đến 2020 chúng ta sẽ có khoảng 576 trường với 4,5 triệu sinh viên. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần, số sinh viên tăng 13 lần, nhưng số giảng viên tăng có 3 lần. Việc mở rộng đại học ồ ạt này không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, vượt xa sức chịu đựng của nền kinh tế. Tệ hơn, chất lượng đào tạo của ta rất thấp, bằng cấp của đại học VN chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận, đào tạo mà không sử dụng được là sự lãng phí ghê gớm.
GS Nguyễn Xuân Hãn
GS Nguyễn Xuân Hãn

- Đất nước và người dân còn nghèo nhưng đã dành những gì tốt nhất để đầu tư cho giáo dục.Vậy mà những năm qua, giáo dục càng đổi mới càng luẩn quẩn?

GS. Trần Hồng Quân gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

GS. Trần Hồng Quân gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

PGS Văn Như Cương:

PGS Văn Như Cương: "Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ"

GĐ điều hành Air Mekong:

GĐ điều hành Air Mekong: "Đổi mới toàn diện giáo dục, đừng chắp vá"

GS Nguyễn Xuân Hãn: Về khủng hoảng giáo dục, nhóm giáo sư Harvard đã nói "Sự thất bại của ngành giáo dục không những kìm hãm sự phát triển của quốc gia mà còn duy trì sự bất công bằng trong xã hội". Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển, kinh phí cho GD ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2010 ngân sách Nhà nước sẽ chi 20%, nhưng dự kiến này đã thực hiện trước ba năm vào năm 2007 đã chi 20% NSNN, đó là một tỷ lệ lớn.  Đó là chưa kể tới mức đóng góp rất lớn của dân, mức  thu của dân vào mức cao nhất thế giới. Trong khi đó đầu tư giáo dục ở Mỹ tính theo GDP là 7,2%, Pháp 6,1%, Nhật 4,7%. Trung Quốc 12%. Cuba vẫn giữ nền giáo dục miễn phí.  Năm 1990, ta có 12 triệu học sinh, sinh viên, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chỉ có 767 tỉ đồng (120 triệu USD theo giá USD) còn dân đóng góp không đáng kể. Đến năm 2011 số học sinh, sinh viên tăng lên gần hai lần, là 22 triệu em, nhưng ngân sách chi cho giáo dục  của Nhà nước và dân đóng góp là xấp xỉ 10% GDP (tổng số 12 tỉ USD, trong đó Nhà nước chi 7 tỷ USD) gấp 100 lần, đó là chưa kể vay của nước ngoài trung bình 100 triệu USD/năm kể từ năm 1993 đến nay.

- Ông từng nhiều lần lên tiếng về việc cần xây dựng chương trình và bộ sách giáo khoa chuẩn, thứ mà ngành giáo dục loay hoay ba chục năm nay. Đó cũng là một sự lãng phí rất lớn?

GS Nguyễn Xuân Hãn: Chỉ nói riêng về việc viết, in, bán sách giáo khoa, chúng ta đã lãng phí tiền của một cách khủng khiếp.

Toàn quốc có 55 nhà xuất bản, và 6.200 doanh nghiệp và cơ sở in ấn của Nhà nước và tư nhân, với doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình 100 triệu USD đến 150 triệu USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại.

Theo số liệu điều tra ở Cty phát hành sách Hà Nội năm 2008, có 3.120 sách tham khảo cho tất cả HS phổ thông, cụ thể: Lớp 1 có 59 cuốn sách tham khảo; Lớp 2 có 85 cuốn; Lớp 3 có 109 cuốn; Lớp 4 có 147 cuốn; Lớp 5 có 180; Lớp 6 có 202; Lớp 7  có 199; Lớp 8 có 288; Lớp 9 có 357; Lớp 10 có 394 ; Lớp 11 có 442; Lớp 12 có 148.

Chưa kể tiền của dân bỏ ra, đợt thay sách từ 2002 đến 2011 dự chi 32.000 tỷ, khoảng 2 tỷ USD, gần đây lại có dự kiến thay SGK vào sau năm 2015, với kinh phí 70.000 tỷ đồng – khoảng 3,5 tỷ USD. 

Sự lãng phí này nằm ở chỗ, ba chục năm nay chúng ta không cho ra được bộ sách giáo khoa chuẩn. Mỗi năm lại in lại sách giáo khoa, học sinh lại mua sách mới và bỏ sách cũ, lãng phí xã hội rất lớn mà học sinh vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn không có tiền để mua sách.

GS Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, giáo dục được đầu tư hàng tỷ USD nhưng chất lượng vẫn còn quá kém.
GS Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, giáo dục được đầu tư hàng tỷ USD nhưng chất lượng vẫn còn quá kém.

- Cải cách giáo dục là đòi hỏi bức bách của xã hội. Vậy làm sao để cuộc “đổi mới toàn diện lần này” thực sự làm giáo dục tiến bộ và trong sáng hơn?

GS Nguyễn Xuân Hãn: Có thể nói, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ÐT là cần thiết nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội một cách căn cơ và bền vững. Tuy nhiên, việc đổi mới cần trên cơ sở đánh giá và nhìn nhận đúng thực trạng, tìm rõ nguyên nhân và có giải pháp vừa cụ thể, vừa tổng quát. Trong đổi mới giáo dục, việc trước tiên cần bảo đảm đủ trường lớp kiên cố với thiết bị dạy học tối thiểu. 

Nhanh chóng có sách giáo khoa mới cho phổ thông: các sách khoa học tự nhiên như ở các nước tiên tiến, sách khoa học xã hội bảo đảm tính khoa học, chính xác, đơn giản, thiết thực với phần thực hành tương thích, dạy và học giá trị sống và kỹ năng sống. Chấn chỉnh, củng cố đội ngũ nhà giáo  có phẩm chất và tay nghề.

Tôi cho rằng, cần thành lập ủy ban quốc gia về cải cách giáo dục độc lập với Bộ GD-ÐT để thực hiện hai nhiệm vụ: tổ chức tiến hành cuộc tổng điều tra GD trong năm 2013 và tổ chức soạn thảo Ðề án tổng thể về cải cách giáo dục trong năm 2014 để Chính phủ trình Quốc hội thông qua và tổ chức thực hiện bắt đầu từ năm 2015.

- Thưa giáo sư, làm sao bảo đảm rằng chúng ta sẽ đổi mới giáo dục thành công khi có quá nhiều thách thức ở phía trước?

GS Nguyễn Xuân Hãn:
 Đúng là chúng ta có những thách thức rất lớn. Lớn nhất, theo tôi, chính là tư duy đổi mới, tư tưởng, ý thức hệ. Tuy nhiên, chúng ta có thời cơ để đổi mới giáo dục. Hiện nay, giáo dục đang là nỗi bức xúc lớn của người dân, nếu không muốn đất nước chìm đắm mãi trong vòng lạc hậu. Chính những đòi hỏi bức xúc này sẽ thúc cải cách giáo dục toàn diện, triệt để, trở thành mệnh lệnh của cuộc sống.

Theo Đất Việt