Để có một suất "phục vụ quân đội lâu dài" những thanh niên Trung Quốc có thể phải mất tới 16 ngàn USD để lo lót. |
Bloomberg ngày 1/7 bình luận, tham nhũng trong quân đội Trung Quốc bắt nguồn ngay từ chỗ người dân phải bỏ tiền chạy cho con em họ có việc làm trong quân đội. Các cuộc gọi bắt đầu từ vài tháng trước đến bộ phận tuyển quân của tỉnh Giang Tây để hỏi xem họ phải mất chi phí bao nhiêu để vượt qua các khâu kiểm tra gia nhập quân đội.
Câu trả lời được đưa ra: Điều có còn tùy thuộc vào quan hệ của bạn, nhưng tối đa có thể lên tới 16 ngàn USD. Chỉ tiêu tuyển quân hạn chế của 31 tỉnh thành phố của Trung Quốc để bổ sung cho đối quân lớn nhất thế giới cộng với tỉ lệ bị loại cao trong các bài kiểm tra về thể chất, sức khỏe khiến các bậc cha mẹ phải bỏ tiền để đảm bảo 1 vị trí cho con em họ trong quân đội mỗi mùa nhập ngũ thường diễn ra vào tháng 9.
Trung Quốc sửa luật bảo vệ căn cứ quân sự, âm mưu gì ở Trường Sa?
(GDVN) - Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng đạo luật này với các căn cứ quân sự bất hợp pháp ở Trường Sa, gây khó dễ thậm chí khiêu khích tàu thuyền Việt Nam
Chạy chọt thành công sẽ cung cấp cho con em họ một công việc ổn định, đối với không ít thanh niên Trung Quốc đây là con đường "thoát khỏi lũy tre làng".
"Họ hỏi tôi giá chạy vào các đơn vị quân đội hiện nay là bao nhiêu, tôi nói rằng khoảng 80 ngàn đến 90 ngàn tệ. Nếu họ có quan hệ mạnh, thì chi phí chỉ khoảng 50 đến 60 ngàn tệ mỗi vị trí. Nhưng nếu không quen thân ai thì ít nhất họ phải bỏ ra 100 ngàn tệ", Vương Dân, một sĩ quan phụ trách dự bị động viên ở Giang Tây (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết.
Các khoản thanh toán này phản ánh thách thức đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tìm cách diệt trừ tham nhũng trong quân đội và tăng cường sức mạnh sắn sàng chiến đấu với phạm vi bao phủ toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu vừa bị khai trừ đảng và sắp phải ra tòa án binh vì nhận hối lộ giúp người khác thăng tiến trong quân đội, thì những vụ chạy chọt vào quân đội ở các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ vẫn đang diễn ra trót lọt mỗi ngày.
"Không thể loại bỏ hết tham nhũng ở cấp độ cơ sở, vì nó đã ăn vào văn hóa. Trung ương đảng (Cộng sản Trung Quốc) biết tham nhũng là kẻ thù số một mà quân đội phải đối mặt, và nếu các biện pháp mạnh tay không được thực hiện, nó sẽ làm suy yếu khả năng của quân đội để chống lại 1 cuộc chiến tranh hiện đại", Từ Quang Dụ, một Thiếu tướng Trung Quốc nghỉ hưu bình luận.
"Tham nhũng vặt" trong quân đội sẽ là thách thức cho ông Tập Cận Bình để xây dựng 1 quân đội mạnh có thể bành trướng lãnh thổ ở Hoa Đông, Biển Đông. |
Theo luật Nghĩa vụ quân sự Trung Quốc, nam thanh niêm nước này phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 18 tuổi. Họ được miễn thực hiện nghĩa vụ này khi đi học toàn thời gian hoặc là thành viên duy nhất trong gia đình có thu nhập. Dù là đi lính nghĩa vụ hay trúng tuyển các trường đào tạo sĩ quan, thanh niên Trung Quốc đều phải trải qua các kỳ kiểm tra về thể lực và nhận thức chính trị, tức cam kết trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhập ngũ có thể là một cách giúp thành niên nông thôn Trung Quốc "thoát khỏi bóng lũy tre làng" và là cơ hội có được việc làm "nhà nước, chắc chắn", Đặng Chí Bình, một học giả về luật quốc phòng ở Giang Tây cho biết. Đây cũng là lựa chọn của một bộ phận thanh niên ở thành thị cảm thấy họ gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
"Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam"
(GDVN) - Lời lẽ hiếu chiến của giới truyền thông, học giả, 1 số tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc về Biển Đông chỉ là biểu hiện lúng túng, bối rối của Bắc Kinh
"Ngày nay gia nhập quân đội là một sự lựa chọn nghề nghiệp nhiều hơn là vầng hào quang của lòng yêu nước. Mọi người thường cân nhắc lựa chọn và họ đưa ra quyết định thực tế từ quan điểm kinh tế", Đặng Chí Bình cho biết.
Trong khi quân đội Trung Quốc cung cấp 1 khoản thu nhập ổn định cho quân nhân, nó cũng khuyến khích tham nhũng tiếp tục sau khi những người thanh niên này được nhập ngũ. Tân binh Trung Quốc có thể có thu nhập mỗi năm khoảng 25 ngàn tệ (khoảng 4031 USD) ở Bắc Kinh hoặc 15,6 ngàn tệ ở các khu vực nông thôn.
Kết quả thanh tra hồi tháng 4 trong 2 đại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam đã phát hiện nhiều "bất thường" trong việc đề bạt quân hàm, chức vụ sĩ quan, xây dựng và phân bổ nhà đất, lạm dụng tài sản quân sự tại các đơn vị cơ sở.
Dennis Blasko, cựu Tùy viên quân sự Mỹ tại trung Quốc giai đoạn 1992-1995, tác giả cuốn "Quân đội Trung Quốc ngày nay" bình luận: Một số chỉ huy cấp thấp ở các địa phương rất có khả năng bị hấp dẫn bởi các khoản tiền hay quà tặng lại quả khi họ giữ chỗ cho 1 người khác vào thay thế khi họ về hưu. Họ có thể làm điều này bằng cách làm giả các kết quả kiểm tra hoặc giúp đỡ để vượt qua các kỳ khám sức khỏe hay kiểm tra trình độ.
Tướng Bắc Kinh đe dọa, Trung Quốc bộc lộ âm mưu "chủ động ra đòn"
(GDVN) - China Daily cho rằng phát biểu của Tôn Kiến Quốc là một trong những phản ứng từ giới tướng lĩnh cấp cao quân đội nước này về căng thẳng Việt - Trung.
Trung Quốc cũng đang học theo cách làm của Mỹ, nỗ lực chuyên nghiệp hóa lực lượng của mình bằng cách tăng ưu đãi cho thanh niên có trình độ vào phục vụ trong quân đội bằng cách hỗ trợ học phí đại học và nhận vào làm trong quân đội khi tốt nghiệp. Tuy nhiên khoảng 60% cử nhân đại học không đạt yêu cầu về thể lực.
Quân đội Trung Quốc đã nới lỏng các tiêu chuẩn sức khỏe để thu hút chất xám vào quân đội, tờ China Daily hôm 17/6 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Yêu cầu chiều cao cho các ứng viên nam đã được hạ xuống 2 cm còn 1,6 mét. Tiêu chuẩn về thị lực cũng được nới lỏng, bởi gần 70% học sinh trung học và sinh viên đại học Trung Quốc bị cận thị.
Tập Cận Bình đã cam kết sẽ "đồ long, đả hổ, đập ruồi", tức là sẽ loại bỏ các quan chức tham nhũng từ cấp cao, cấp trung tới cấp cơ sở để phát triển lực lượng vũ trang này thành một đội quân mạnh, cường quốc quân sự và khẳng định yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở Biển Đông và Hoa Đông.