Xem lại cách tách hai nhóm học sinh
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định, phương án thi quốc gia của Bộ GD&ĐT vừa qua là rất kịp thời để cho học sinh, thầy cô giáo có bước chuẩn bị dạy và học tập, rèn luyện. Qua đó, Bộ GD&ĐT đã dựa vào những điểm đổi mới của kỳ thi năm 2014 để phát triển lên trong năm 2015, đưa các trường đại học tham gia Kỳ thi quốc gia, đó là điều hoan nghênh. Việc thí sinh biết điểm thi trước khi đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng cũng sẽ hạn chế được phần nào lượng thí sinh ảo, điều này được xã hội ủng hộ.
Tuy nhiên, còn một số điều cần xem xét lại cho kỳ thi được hoàn thiện hơn. Theo TS. Tùng Lâm, việc Bộ tách học sinh thành hai khối thi; Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GD&ĐT chủ trì.
TS, Nguyễn Tùng Lâm. Ảnh Xuân Trung |
Và với các thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH (tương tự như các Cụm thi ĐH năm 2014) do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GD&ĐT, điều này là chưa hợp lý và sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy xã hội.
Hệ lụy xã hội đó theo TS. Tùng Lâm đương nhiên sẽ phân chia hai loại học sinh, việc học sinh vào cao đẳng, đại học hay không chỉ là tức thời. Thậm chí có những em thi đỗ nhưng không có điều kiện theo học, ngược lại khối các thí sinh thi địa phương mà đạt điểm cao thì lại trượt đại học? Theo quan điểm của TS. Lâm việc này phải có nguyên tắc chứ không tùy tiện.
Phương án thi quốc gia: Tránh sao khỏi chuyện học lệch
(GDVN) - Các chuyên gia nhận định, phương án thi quốc gia vừa qua không có gì đổi mới, thậm chí còn cổ vũ cho việc học lệch ở phổ thông…
Mặc dù Bộ GD&ĐT cố gắng đưa ra nhiều phương án để thuận lợi cho thí sinh, nhưng trong trường hợp này vẫn tỏ ra co cụm thi tới 4 ngày, các em học sinh ở vùng xa xôi đi thi không phải là chuyện đơn giản.
“Quan điểm tôi, Bộ GD&ĐT nên chia thành các cụm thi ở 63 tỉnh, thành. Việc để các trường đại học tham gia công tác thi là phương án tốt, đáng hoan nghênh, tuy nhiên các cụm thi vẫn phải mời giáo viên phổ thông để coi thi” TS. Tùng Lâm nói.
Theo TS. Tùng Lâm, việc các cụm thi có thêm giáo viên phổ thông là để phát huy thế mạnh của họ, giáo viên phổ thông chấm thi, coi thi có “nghề” hơn giảng viên đại học. Tất cả các nhà giáo đều có phẩm chất, quan trọng kỳ thi phải tổ chức thật nghiêm túc.
Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cũng nhận định, trong Kỳ thi quốc gia cần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, giữa những người được chọn đi làm thi phải thể hiện được trách nhiệm của mình, từ đó mới có một kỳ thi chất lượng, trung thực.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng ủng hộ việc Bộ GD&ĐT rất coi trọng việc học sinh chọn các môn thi ngoài 3 môn bắt buộc (Văn, Toán, Ngoại ngữ) để phát huy thế mạnh của từng người gắn với nhu cầu đào tạo của các trường đại học.
Bộ GD&ĐT tham giã “gỡ” khó cho các trường phổ thông
Như mọi năm, phải tới giữa học kỳ 2 Bộ GD&ĐT mới công bố các môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng một kỳ thi quốc gia được áp dụng từ năm 2015 tới thì hiện tại các trường phổ thông cần phải làm gì để giúp học sinh học toàn diện? Câu hỏi này khiến nhiều trường phổ thông đang băn khoăn chưa biết thực hiện như thế nào.
Là hiệu trưởng một trường THPT, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng vấn đề này có phần nan giải, Bộ GD&ĐT cần tham gia “gỡ” cho các trường phổ thông như thế nào?
TS. Tùng Lâm đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục cho các trường phổ thông được dạy theo nhu cầu học sinh ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ, chúng ta chấp nhận dạy lệch, nhưng đó là cách làm thẳng thắn, không giả dối. Ngược lại chúng ta ép học sinh phải học thế này, thế kia đó là lúc chúng ta giả dối.
Kỳ thi quốc gia năm 2015- tiếng nói người trong cuộc
(GDVN) - Gộp 2 kỳ thi thành 1, nếu được tổ chức thành công sẽ đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt cho học sinh, phụ huynh, Nhà nước và ngành giáo dục Việt Nam.
“Ngoài ra, tất cả các môn đều hết học kỳ I Bộ cho đề kiểm tra, để các trường tự kiểm tra, đánh giá với nhau. Điều này có ý nghĩa để học sinh tự đánh giá mình, xem năng lực đến đâu để lựa chọn môn thi cho phù hợp. Nhưng quan trọng hơn thầy và trò được tiếp cận với định hướng đổi mới của bộ ở các môn thi. Cũng có thể dùng điểm kiểm tra này để xét học sinh có đủ điều kiện dự thi Kỳ thi quốc gia hay không?” TS. Tùng Lâm góp ý.
Cũng theo quan điểm của TS. Nguyễn Tùng Lâm, nếu Bộ vẫn giữ quy định cộng 50% quá trình rèn luyện của học sinh ở phổ thông vào kết quả của Kỳ thi như năm qua chúng ta áp dụng là không phù hợp và cần phải bỏ. Từ đó, trên quan điểm xây dựng, góp với Bộ GD&ĐT, TS. Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị Bộ nên đưa ra chuẩn mực học sinh như thế nào mới được thi quốc gia, chứ không thể 100% như mọi năm.
“Bộ thừa sức ra một quy chuẩn để loại ngay từ đầu học sinh không cố gắng, trình độ yếu. Để cho những học sinh này rèn luyện lại, làm được khâu này thì các khâu sau sẽ tốt hơn. Chúng ta làm trung thực 3 điểm để học sinh đỗ mức trung bình còn hơn là đỗ 8 điểm nhưng lại quay cóp” TS. Tùng Lâm nêu quan điểm.
Hiện tại, để chuẩn bị cho Kỳ thi quốc gia sắp tới Trường THPT Đinh Tiên Hoàng của TS. Lâm ngoài cho học sinh học chính khóa các môn, buổi chiều các em sẽ được tách ra để học theo môn, tuy rằng thời gian đầu không tránh khỏi có xáo trộn.
Khẳng định lại ý kiến góp ý thêm để hoàn thiện hơn cho Kỳ thi quốc gia, TS. Nguyễn Tùng Lâm đề nghị Bộ GD&ĐT phải làm chặt chẽ hơn việc đánh giá học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, không còn bệnh thành tích, nếu còn rơi rớt bệnh thành tích thì không bao giờ có chất lượng thật