Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra từ 20/10 – 28/11 tới, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian thảo luận, cho ý kiến về công tác xây dựng pháp luật, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp hiện hành.
Bên cạnh các nội dung về kinh tế, xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn… kỳ họp này Quốc hội sẽ dành thời gian cho một số vấn đề mới được dư luận rất quan tâm như về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành, tình hình biển Đông…
Bộ Giáo dục nhiều việc hay ít việc?
(GDVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội đồng loạt phản đối việc giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục chuyên nghiệp thay cho ngành giáo dục.
Bình luận về chất lượng phát biểu của đại biểu tại nghị trường trong những ngày qua, trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đình Hương - Nguyên phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, nhiều đại biểu quốc hội phát biểu tốt, nhất là về vấn đề nợ công.
“Nhưng đúng là ngoài mấy vấn đề đó ra, đại biểu hỏi nhiều, nhưng dàn trải, ít chất lượng. Lý do theo tôi có thể do họ chưa nắm được vấn đề. Họ chỉ nghe báo cáo, rồi thấy sao thì nói vậy”, ông Hương đánh giá.
“Đừng đánh trống bỏ dùi”
Trong khi đó, Luật sư Trần Quốc Thuận- nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay, ông không hài lòng khi thấy nhiều đại biểu chỉ nói về các vấn đề nhỏ, vụn vặt, lẻ tẻ, mang tính địa phương thay vì các vấn đề lớn, mang tính chất chung ở phạm vi rộng khắp cả nước.
“Đại biểu quốc hội không nên chỉ phát biểu những vấn đề mang tính đấu tranh cho địa phương mình. Hơn nữa, đại biểu cũng nên nói đúng trọng tâm, tùy chủ đề mà phát biểu các nội dung liên quan, tránh tình trạng lệch chủ đề. Tôi cho rằng cách họ đi sâu vào từng vấn đề như nói về việc không nên đặt tên xấu cho con khi thảo luận về hộ tịch cũng tốt, không có gì đáng phê phán”, ông Thuận nói.
Tuy vậy, ông Thuận cho rằng, so với các kỳ họp trước, tại kỳ họp lần này hầu hết các chất vấn của đại biểu có chất lượng hơn, có thể do họ đã quen việc, bớt bỡ ngỡ hơn.
Cụ thể, theo ông Thuận, tại kỳ họp này, các đại biểu tập trung phát biểu sâu về các vấn đề liên quan tới kinh tế - tài chính, nhất là nợ công, nợ xấu, việc cân đối ngân sách hay tăng lương... Đó cũng là những vấn đề có tầm cỡ.
“Qua theo dõi, tôi rất tán thành một số ý kiến phát biểu như: nếu không kiểm tra, giám sát tới nơi tới chốn việc sử dụng ngân sách thì quyền lực của Quốc hội coi như không có gì. Theo tôi các đại biểu nên bàn thêm một số chuyện như xây trường học, xây bệnh viện và ngăn chặn quyết liệt việc đầu tư dàn trải. Cùng với đó, cũng cần đề nghị tăng lương cho người lao động, đặc biệt là công nhân.
(GDVN) - Đó là nhận định của TS. Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội về bài viết trên blog cá nhân bêu xấu Đại biểu quốc hội.
Quan trọng hơn cả là các đại biểu phải thành lập một ủy ban đặc biệt để giám sát việc thực hiện các Nghị quyết mà Quốc hội ban hành chứ không chỉ phát biểu theo kiểu đánh trống bỏ dùi”, ông Thuận nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với ông Thuận, mới đây, trao đổi với phóng viên, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng, bên cạnh một số đại biểu chất vấn kiểu hỏi thông tin đơn thuần hoặc hỏi để hỗ trợ ngầm người trả lời chất vấn, nhiều đại biểu có những chất vấn rất thẳng thắn, sâu sắc.
“Sự thận trọng của đại biểu trước nghị trường là cần thiết vì hỏi trúng, phê bình đúng mới có tác dụng. Nhưng nếu thận trọng đến mức chỉ nói một cách hời hợt, chung chung để khỏi mất lòng ai thì chẳng nên chất vấn làm gì, thậm chí chẳng nên vào Quốc hội làm gì”, ông Thuyết khẳng định.
GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng bày tỏ hy vọng, trong kỳ chất vấn sắp tới, các đại biểu sẽ nêu ra được nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm để làm tròn trách nhiệm của những người đã được dân chọn mặt gửi vàng.