Tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch số hiệu 502 biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 6 tháng 5 năm 2015 |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 13 tháng 5 đăng bài viết "Mỹ cần chú ý: 'Sát thủ' tàu ngầm mới của Trung Quốc đã hạ thủy", cho rằng, theo báo chí Trung Quốc, một chiếc tàu săn ngầm mới nhất vừa biên chế cho Hải quân Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông như "Jane's Defense Weekly" Anh dẫn báo chí Trung Quốc cho biết, Hải quân Trung Quốc gần đây chính thức biên chế một chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 lớp Giang Đảo mới nhất, tàu hộ vệ hạng nhẹ này được đặt tên là tàu Hoàng Thạch, biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc biên chế thêm tàu hộ vệ, lấy số hiệu tàu từng xâm lược Trường Sa
(GDVN) - Tàu hộ vệ Hoàng Thạch Type 056 lấy số hiệu 502 của tàu Nam Sung từng tham gia xâm lược đá Gạc Ma, làm 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dài 89 m, lượng giãn nước khoảng 1.300 tấn. Theo tờ "Jane's Defense Weekly", loại tàu hộ vệ hạng nhẹ này "trang bị 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ phóng ngư lôi 3 nòng và 4 quả tên lửa chống hạm Ưng Kích-83".
Sàn cất hạ cánh trực thăng của tàu hộ vệ Hoàng Thạch giúp cho nó có thể cất hạ cánh một chiếc máy bay trực thăng Z-9C, nhưng do không có nhà chứa máy bay, năng lực của máy bay trực thăng bị hạn chế.
Mặc dù tàu Hoàng Thạch là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 lớp Giang Đảo thứ 20 của Trung Quốc đưa vào biên chế, nhưng nó chỉ là tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo thứ tư trang bị thiết bị định vị thủy âm kéo và thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau. Vì vậy, công dụng chủ yếu của tàu Hoàng Thạch có thể là tiến hành tác chiến săn ngầm.
Tờ "Jane's Defense Weekly" trước đó cũng đưa tin về tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, chỉ ra: "Lắp đặt thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau sẽ tăng cường rất lớn năng lực dò tìm của loại tàu hộ vệ này, nhất là so với tàu săn ngầm có dáng khá nhỏ, trang bị thô sơ thay thế của họ, như tàu săn ngầm Type 037 lớp Hải Nam".
Việc hạ thủy loại tàu hộ vệ mới này cho thấy, Trung Quốc ngày càng cảm thấy lo ngại đối với năng lực săn ngầm, nhất là năng lực săn ngầm biển xa của họ.
Báo chí từng nhiều lần chỉ ra, rất nhiều quốc gia rơi vào tranh chấp biển với Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm là một vũ khí phi đối xứng cực kỳ quan trọng có thể dùng để đánh bại thách thức quân sự của gã láng giềng khổng lồ này.
Pháo chính của tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc |
Vì vậy, châu Á đến nay đã rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang tàu ngầm. Các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ đều đang tìm cách tăng cường sức mạnh dưới mặt biển của mình.
Thậm chí rất nhiều người Mỹ cũng cho rằng, nếu như Washington phải chống chọi lại sức mạnh quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc, tàu ngầm sẽ là trang bị quan trọng nhất.
Dave Majumdar trước đó có bài viết cho rằng: "Vị thế ưu thế của tàu sân bay Hải quân Mỹ đang không ngừng bị các loại vũ khí mới thách thức, phát triển tàu ngầm hạt nhân tên lửa mới sẽ là mấu chốt duy trì bá quyền trên biển của Mỹ trong tương lai".
TQ dùng tàu hộ vệ bản mới Type 056A để đối phó tàu ngầm Việt Nam, Nhật Bản
(GDVN) - Trung Quốc có thể chế tạo 60-70 tàu Type 056, nhưng tác chiến săn ngầm rất tiêu tốn binh lực; họ còn áp dụng thiết kế Type 056 cho tàu cảnh sát biển.
Tóm lại, trong mấy năm tới, tầm quan trọng của tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đối với Hải quân Trung Quốc sẽ không ngừng tăng lớn. Trang tin tức Sputnik Nga cho rằng: "Trung Quốc chế tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 là để thay thế tàu hộ vệ lớp Giang Hồ và tàu săn ngầm Type 037 cũ".
"Loại tàu hộ vệ này là loại tàu chiến mô đun hóa đầu tiên của Trung Quốc, có thể sử dụng như tàu tuần tra duyên hải hoặc tàu hộ vệ đa năng. Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 sẽ trở thành một trong những tàu chủ lực của Hải quân Trung Quốc, dự tính sản lượng sẽ trên 30 chiếc".
Chiếc tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 đầu tiên của Trung Quốc hạ thủy vào năm 2012.Trung Quốc cũng đã xuất khẩu các phiên bản khác nhau của loại tàu hộ vệ này cho các nước như Nigeria và Bangladesh.