Trung Quốc biên chế thêm tàu hộ vệ, lấy số hiệu tàu từng xâm lược Trường Sa

07/05/2015 13:17
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát, Trung Quốc)
(GDVN) - Tàu hộ vệ Hoàng Thạch Type 056 lấy số hiệu 502 của tàu Nam Sung từng tham gia xâm lược đá Gạc Ma, làm 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh.

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 7 tháng 5 đưa tin, ngày 6 tháng 5 năm 2015, tại một quân cảng của Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức lễ đặt tên, biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch Type 056.

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch số hiệu 502 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch số hiệu 502 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Theo bài báo, đây là tàu hộ vệ Type 056 thứ 20 được biên chế cho Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng là tàu chiến thứ hai của Hải quân Trung Quốc lấy số hiệu 502 và đặt tên là Hoàng Thạch.

Bài báo cho rằng, tàu hộ vệ tên lửa Type 056 là tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc, dùng để thay thế tàu săn ngầm dòng 037, thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra biển gần, săn ngầm, hộ tống tàu cá và hoạt động hộ tống khác.

Tàu này dài 89 m, rộng 12 m, lượng giãn nước đầy 1.300 tấn, khả năng thích ứng khá tốt, có thể cung cấp không gian thân tàu khá lớn. Toàn tàu áp dụng thiết kế tàng hình, kiến trúc bên trên hướng vào trong, hình thành một đường gấp khúc xuyên suốt trước và sau thân tàu, các thiết bị trên mặt tàu như tàu nhỏ, ống phóng ngư lôi đều được xử lý kín.

Trung Quốc biên chế thêm tàu hộ vệ, lấy số hiệu tàu từng xâm lược Trường Sa ảnh 2

Trung Quốc sử dụng lại số hiệu tàu hộ vệ chiếm Hoàng Sa cho tàu hộ vệ 056

(GDVN) - Trung Quốc vừa biên chế tàu hộ vệ Tín Dương Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải, dự đoán sẽ chế tạo 40 - 50 chiếc loại này, tập trung triển khai ở Biển Đông.

Phần đuôi tàu có sàn đỗ máy bay trực thăng. Trên tàu có 1 khẩu pháo 76 mm, 2 khẩu pháo 30 mm, 4 quả tên lửa chống hạm, 8 quả tên lửa phòng không HHQ-10 và 2 máy phóng ngư lôi săn ngầm.

Điều đáng chú ý là, tàu Hoàng Thạch là tàu chiến thứ hai của Hải quân Trung Quốc sử dụng số hiệu 502. Tàu chiến thế hệ thứ nhất của Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 502 được đặt tên là Nam Sung, là một trong những tàu hộ vệ thuộc lô đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo và sử dụng toàn bộ thiết bị, vật liệu do Trung Quốc sản xuất.

Theo bài báo, tàu này biên chế vào năm 1969, đến năm 1974 đổi số hiệu là 502, năm 1988 đã tham gia xâm lược đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Hải quân Trung Quốc tiến hành vào ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Trong cuộc xâm lược trên biển này của Hải quân Trung Quốc, tàu này đã cùng với biên đội tàu số hiệu 531, 556 của Hải quân Trung Quốc đã bắn chìm 2 tàu, bắn hỏng 1 tàu (sau đó cũng bị chìm khi kéo về) của Quân đội Việt Nam (số liệu do báo Trung Quốc đưa tin - PV).

Bài báo còn cho biết, năm 1995, tàu này đã nghỉ hưu, sau đó được đưa vào trưng bày ở Bảo tàng Hải quân Thanh Đảo. Do thân tàu cũ, bảo trì khó khăn, nhiều nguy cơ về an toàn, vì vậy, đến tháng 10 năm 2012, tàu hộ vệ Nam Sung đã được chuyển từ Thanh Đảo đến trạm thu hồi (phế liệu) ở đảo Tần Hoàng và cho tháo dời.

Tàu hộ vệ Nam Sung số hiệu 502 Hải quân Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược đá Gạc Ma - quần đảo Trường Sa của Việt Nam,
Tàu hộ vệ Nam Sung số hiệu 502 Hải quân Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược đá Gạc Ma - quần đảo Trường Sa của Việt Nam,

Trước đó, tàu Hoàng Thạch cũng từng được biên chế cho Hải quân Trung Quốc, tàu Hoàng Thạch thế hệ thứ nhất là chiếc đầu tiên của tàu hộ vệ Type 053H2 (lớp Giang Hồ III) do Hải quân Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.

Tàu này được khởi công chế tạo ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông vào ngày 15 tháng 10 năm 1984, hạ thủy ngày 28 tháng 12 năm 1985, biên chế ngày 15 tháng 12 năm 1986. Ngày 27 tháng 4 năm 2013, tàu Hoàng Thạch hết hạn sử dụng, cùng với tàu Vu Hồ (số hiệu 536) đã nghỉ hưu ở Hạm đội Bắc Hải.

Ngày 27 tháng 1 năm 2014, tàu này đã gia nhập Hải quân Bangladesh, và được đặt tên là Abu Baccar, số hiệu F15.

Trung Quốc biên chế thêm tàu hộ vệ, lấy số hiệu tàu từng xâm lược Trường Sa ảnh 4

Giải mật quy luật đặt tên của các loại tàu chiến Trung Quốc

(GDVN) - Bài viết cho biết, tàu chiến Hải quân Trung Quốc đặt tên có quy luật nhất định, nhất là dùng tên thành phố để đặt tên, mỗi hạm đội dùng tên ở khu vực riêng.

Theo bài báo, mấy năm gần đây, Hải quân Trung Quốc phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc (nhằm áp đặt yêu sách xâm lược “đường lưỡi bò”), những số hiệu tàu chiến được cho là có "công lao" (xâm lược trước đây) quay trở lại "đội ngũ hải quân nhân dân" đã trở thành xu thế.

Trước đó, ngày 8 tháng 3 năm 2015, tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương Type 056 cũng đã được biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc. Tàu này đã sử dụng số hiệu 501 - số hiệu này từng được sử dụng trong Hải quân Trung Quốc.

Tàu chiến thế hệ thứ nhất lấy số hiệu 501 chính là tàu hộ vệ hỏa pháo Hạ Quan Type 65, do Trung Quốc tự thiết kế chế tạo, biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào ngày 12 tháng 6 năm 1967, từng tham gia chi viện cho cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Tàu này nghỉ hưu năm 1992 - PV.

Theo bài báo, do nguồn số hiệu tàu hộ vệ có hạn hơn so với tàu khu trục, vì vậy, số hiệu tàu hộ vệ đã trở thành đối tượng sử dụng lại đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.

Như vậy, Hải quân Trung Quốc thực chất đang cảm thấy “tự hào” về các cuộc chiến tranh xâm lược biển đảo của Việt Nam vào các năm 1974, 1988, thể hiện rõ nét qua việc đặt lại số hiệu cho các tàu hộ vệ mới của họ, những tàu hộ vệ Type 056 này cũng sẽ được sử dụng để áp đặt tư tưởng bành trướng chủ quyền và lòng tham vô độ “đường lưỡi bò” phi pháp và lố bịch - PV.

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch số hiệu 502 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Ngày 6 tháng 5 năm 2015, Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Hoàng Thạch số hiệu 502 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát, Trung Quốc)