Trung Quốc sử dụng lại số hiệu tàu hộ vệ chiếm Hoàng Sa cho tàu hộ vệ 056

15/03/2015 08:43
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc vừa biên chế tàu hộ vệ Tín Dương Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải, dự đoán sẽ chế tạo 40 - 50 chiếc loại này, tập trung triển khai ở Biển Đông.
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải (nguồn Đài truyền hình CCTV TQ)
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải (nguồn Đài truyền hình CCTV TQ)

Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 9 tháng 3 dẫn các nguồn tin cho biết, tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới Tín Dương do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo ngày 7 tháng 3 năm 2015 đã tổ chức lễ biên chế, đặt tên và trao cờ chính thức tại một quân cảng ở Đại Liên, Hạm đội Bắc Hải.

Theo bài báo, tàu Tín Dương là tàu hộ vệ tên lửa Type 056 thứ 17 biên chế cho Hải quân Trung Quốc, cũng là tàu chiến tiếp tục sử dụng số hiệu "501" thứ hai của hải quân nước này. Là một minh chứng cho sự phát triển kiểu bùng nổ của Hải quân Trung Quốc trong mười mấy năm gần đây, "501" không phải là số hiệu cũ được sử dụng lại đầu tiên trong hơn 30 năm qua của Hải quân Trung Quốc, trong tương lai cũng sẽ có nhiều "số hiệu có thành tích" hơn được sử dụng lại.

Bài báo cho biết, tàu Tín Dương do nhà máy đóng tàu Liêu Nam phụ trách chế tạo, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.300 tấn, lượng giãn nước đầy 1.440 tấn, là tàu hộ vệ Type 056 thứ năm trang bị cho Hạm đội Bắc Hải.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, "tàu này đã tích hợp nhiều loạivũ khí trang bị tiên tiến, trình độ thông tin hóa cao, sau khi gia nhập hải quân, nó sẽ làm các nhiệm vụ như tuần tra, cảnh giới, bảo vệ ngư dân, hộ tống, tác chiến đối hải".

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 bắt đầu biên chế cho Hải quân Trung Quốc từ năm 2013, trong thời gian hơn 1 năm đã có 17 chiếc biên chế, 2 chiếc bán cho nước ngoài, còn có vài chiếc Type 056 phiên bản cải tiến đang chế tạo. Từ tình hình triển khai tàu này trong Hải quân Trung Quốc, nhiệm vụ của nó có thể là thay thế tàu săn ngầm Type 037, có thể dùng tỷ lệ 1 : 2 để thay thế Type 037. Nếu thông tin này là đúng thì Hải quân Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ chế tạo khoảng 50 chiếc tàu hộ vệ Type 056.

Điều đáng chú ý là, tàu Tín Dương còn là tàu chiến thế hệ thứ hai sử dụng số hiệu "501" của Hải quân Trung Quốc. Tàu số hiệu "501" thế hệ thứ nhất của Hải quân Trung Quốc có tên là Hạ Quan, là tàu hộ vệ hỏa pháo Type 65, là một trong những tàu hộ vệ thuộc lô đầu tiên tự thiết kế chế tạo và sử dụng toàn bộ thiết bị, vật liệu nội trong lịch sử Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Tàu Hạ Quan khởi công chế tạo ở nhà máy đóng tàu Quảng Châu vào ngày 1 tháng 11 năm 1965, hạ thủy ngày 3 tháng 12 năm 1966, biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào ngày 12 tháng 6 năm 1967, nghỉ hưu năm 1992. Trong "hải chiến Hoàng Sa" (Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) năm 1974, tàu Hạ Quan đã tham gia với vai trò chi viện.

Số hiệu "501" được sử dụng lại lần này thực ra hoàn toàn không phải là tàu chiến đầu tiên sử dụng lại số hiệu sau khi Hải quân Trung Quốc công bố "Điều lệ đặt tên tàu chiến hải quân" từ năm 1979. Hiện nay, số hiệu 529 của tàu hộ vệ tên lửa Chu Sơn Type 054A của Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc cũng từng được tàu hộ vệ hỏa pháo Hải Khẩu Type 65 sử dụng.

Bài báo cho rằng, mấy năm gần đây, Hải quân Trung Quốc phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, các "số hiệu có thành tích (xâm lược)" được sử dụng lại trong hải quân nước này đã trở thành xu thế. Do nguồn số hiệu tàu hộ vệ có hạn hơn so với tàu khu trục, vì vậy số hiệu tàu hộ vệ đã trở thành đối tượng sử dụng lại đầu tiên của hải quân nước này.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Được biết, hiện nay, đã có ít nhất 3 tàu hộ vệ Type 056A nằm trong trạng thái hạ thủy lắp đặt thiết bị trên tàu, những tàu chiến này cũng sẽ giống như tàu Tín Dương, sử dụng lại số hiệu của tàu hộ vệ Type 65, trở thành minh chứng cho sự phát triển kiểu “bùng nổ” của Hải quân Trung Quốc.

Cũng liên quan đến tàu hộ vệ của Trung Quốc, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 4 tháng 3 đăng bài viết "Nga đoán tàu hộ vệ Trung Quốc có huyết thống Nga, chi 8 tỷ USD chế tạo 40 chiếc Type 056".

Bài viết dẫn các nguồn tin từ Nga cho rằng, chương trình phát triển lực lượng mặt nước của các nước Đông Bắc Á khác với các nước châu Âu về biên chế tàu chiến. Chẳng hạn, Nhật Bản về truyền thống coi trọng tàu khu trục có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến và đặc biệt. Trong khi đó, Trung Quốc áp dụng chính sách công nghệ quân sự cân bằng hơn, đặc điểm là phát triển các loại tàu chiến khác nhau, để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Bài viết cho hay, trong 2 nước này, tàu hộ vệ thường trước tiên dùng cho cụm chiến thuật phòng thủ săn ngầm và chống hạm.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Tàu hộ vệ hiện đại nhất hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tàu hộ vệ tên lửa Type 054 và phiên bản cải tiến của nó. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Type 054 không kém tàu hộ vệ hiện đại của nước khác về tính năng kỹ chiến thuật. Nhưng, bài viết cho rằng, thiết kế của Type 054 cuối cùng hoàn thành dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Nga.

Thiết kế của Type 054A được cải thiện, có số lượng nhiều nhất trong các loại tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc. Đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc có 15 tàu chiến loại này trong biên chế, còn có 5 tàu đang chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố-Quảng Châu và nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải. Điểm khác chính của nó so với phiên bản ban đầu ở chỗ hỏa pháo tên lửa và vũ khí điện tử.

Bài báo cho rằng, tốc độ chế tạo tàu chiến loại này tương đối nhanh. Công tác thiết kế bắt đầu từ năm 2009, chu kỳ chế tạo của nó là 3 năm, ít hơn 2 - 3 năm so với chu kỳ chế tạo của tàu hiện đại thông thường Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải
Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Theo bài viết, lô đầu tiên của Trung Quốc sẽ chế tạo tổng cộng 20 chiếc tàu hộ vệ Type 056, trong khi đó, lượng nhu cầu của Hải quân Trung Quốc đối với loại tàu hộ vệ này dự đoán là 40 chiếc. Chương trình này có trị giá trên 8 tỷ USD.

Công tác chế tạo sẽ được tiến hành đồng thời ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông, nhà máy đóng tàu Hoàng Phố-Quảng Châu, nhà máy đóng tàu Vũ Xương và nhà máy đóng tàu Đại Liên. Trong tương lai không xa còn có 6 tàu chiến sẽ gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc. Những tàu chiến này sẽ trước tiên bổ sung cho Hạm đội Nam Hải của hải quân nước này (tức ưu tiên bố trí ở Biển Đông, dùng cho đánh chiếm đảo, đá ngầm).

Tóm lại, do tranh chấp lãnh thổ giữa các nước trong khu vực trầm trọng hơn, cùng với việc chế tạo các tàu chiến mới, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch tăng cường mức độ tuần tra tàu chiến và "bảo vệ lợi ích quốc gia" (bành trường “đường lưỡi bò”) ở khu vực tranh chấp biển gần (Biển Đông). Thông thường cho rằng, so với tàu chiến tuần tra của các nước khác, tăng cường năng lực tàu hộ vệ có ưu thế rõ rệt hơn. 

Tàu hộ vệ hỏa pháo Hạ Quan số hiệu 501 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina TQ)
Tàu hộ vệ hỏa pháo Hạ Quan số hiệu 501 của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina TQ)
Đông Bình