Ai được quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Tiểu học?

24/07/2015 07:30
Trần Sơn
(GDVN) - Hai văn bản cùng do Bộ GD&ĐT soạn thảo và ban hành có nội dung liên quan đến quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng, Hiệu phó có sự không thống nhất, không rõ ràng.

LTS: Sự khập khiễng giữa hai văn bản có các nội dung liên quan đến nhau đều do Bộ GD&ĐT soạn thảo và ban hành đang gây khó khăn trong việc thực hiện ở các cơ quan giáo dục cấp cơ sở.

Thầy giáo Trần Sơn đã tìm ra sự không rõ ràng, những bất cập về quyền quyết định  bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu phó ở các trường. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của thầy. 


Trong Nghị định số 115/2010 ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục, tại Khoản 5, Điều 9 có quy định 9 về trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo là: 

Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện”.

Điều lệ trường Tiểu học hiện hành (ban hành ngày 30/12/2010, có hiệu lực từ ngày 15/02/2011) ở Điều 20, Điều 21 đều quy định Trưởng phòng GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.

Từ đó một số tỉnh đã áp dụng Điều lệ này trong việc bổ nhiệm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học.

Ai quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học? (Ảnh minh họa trên baotayninh.vn)
Ai quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học? (Ảnh minh họa trên baotayninh.vn)

Tuy nhiên, gần 5 năm qua, theo tôi được biết qua thực tế, báo chí và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, cơ sở giáo dục thì có khá nhiều tỉnh việc bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học (cả trường Mầm non, THCS) vẫn do Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định. 

Có thể kể ra các tỉnh, thành phố sau: Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Thọ, Hưng Yên, Tây Ninh, Hải Dương, Đắk Lắk, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Gia Lai...

Các Báo Giáo dục và thời đại, Tây Ninh đã lên tiếng về việc UBND cấp huyện ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học là chưa đúng quy định. 

Tuy vậy, trên Báo điện tử của Chính phủ, trong phần trả lời bạn đọc thì luật sư Trần Văn Toàn (Đoàn Luật sư Hà Nội) lại viện dẫn Thông tư liên tịch số 47/2011 ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về: 

Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong đó có quy định quyền hạn của Phòng GD&ĐT: “Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND cấp huyện" (Khoản 10, Điều 5).

Ai được quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Tiểu học? ảnh 2

Giám đốc Đại học quốc gia, Đại học vùng được bổ nhiệm hiệu trưởng

(GDVN) - “Quyền bổ nhiệm hiệu trưởng các trường đại học thành viên, trước đây là của Bộ thì đã nhường lại cho giám đốc Đại học Quốc gia và giám đốc Đại học vùng”.

Và theo đó, luật sư Trần Văn Toàn khẳng định: “Khi có ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện thì Trưởng phòng GD&ĐT mới thực hiện việc ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện. 

Nếu không ủy quyền, thì việc ký quyết định này vẫn do Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện theo thẩm quyền sau khi đã thực hiện đầy đủ quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,luân chuyển...theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức
”.

Vậy là vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật về bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học xem ra cũng khá “linh hoạt” tùy theo cách hiểu của UBND cấp huyện ở mỗi tỉnh.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang đưa ra Dự thảo Điều lệ trường Tiểu học mới, trong đó vẫn giữ nguyên quy định Trưởng phòng GD&ĐT quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Ai được quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Tiểu học? ảnh 3

Kỳ 2: Có dấu hiệu mờ ám trong việc lựa chọn hiệu trưởng

(GDVN) - Mặc dù đã có quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng tại trường tiểu học Thanh Hà nhưng lạ là có những yếu tố đến trái ngược nhau đến bất thường.

Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 11/2015 ngày 29/5/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ (có hiệu lực từ 12/7/2015) về:

Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lại quy định:

Trưởng phòng GD&ĐT tham gia phối hợp với Trưởng phòng Nội vụ thực hiện quy trình, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận, không công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điểm b, Khoản 1, Điều 8).

Rồi đây không biết, hai văn bản trên cùng do Bộ GD&ĐT soạn thảo và ban hành có các nội dung liên quan đến nhau lại có những điều không thống nhất và không rõ ràng như vậy thì đến các huyện, thành thị sẽ thực hiện như thế nào?

Hay là cứ như hiện nay Chủ tịch UBND huyện hay Trưởng phòng GD&ĐT bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều được?

Tài liệu tham khảo: 

  1. http://baochinhphu.vn/Huong-dan-chinh-sach-phap-luat/Tham-quyen-bo-nhiem-chuc-danh-do-UBND-cap-huyen-quan-ly/196312.vgp.
  2. http://www.baotayninh.vn/xa-hoi/ai-co-tham-quyen-bo-nhiem-hieu-truong-44087.html
  3. http://www.baomoi.com/Truong-phong-GDDT-co-quyen-quyet-dinh-bo-nhiem-hieu-truong-truong-tieu-hoc/144/13943856.epi
Trần Sơn