Trà Ô long “tắc” đầu ra, nông dân lao đao
Trả lời trên báo chí, ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp trong nước đang tồn kho khoảng 2.000 tấn trà Ô long,.
Được biết, Đài Loan là thị trường nhập khẩu phần lớn trà Ô long từ Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây Đài Loan lại đưa ra quy định mức dư lượng hoạt chất fipronil trong thuốc trừ sâu với trà Việt chưa hợp lý.
Nhiều người nông dân trồng trà Ô long đang khóc ròng vì nguyên liệu không thể bán, doanh nghiệp thu mua với giá rẻ mạt. Ảnh internet |
Mức dư lượng gần như bằng 0 (0,001 ppm) là đánh đố về chất lượng sản phẩm của trà không chỉ Việt Nam. Mức dư lượng cho phép này còn cao hơn Nhật (0,002 ppm) và thế giới là 0,005 ppm.
Do xuất khẩu bế tắc nên hiện nay người dân và doanh nghiệp trồng trà Ô long tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh lao đao. Thậm chí, có nơi trà Ô long bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với trước.
Hiện nay ở Lâm Đồng có một số doanh nghiệp lớn thu mua trà Ô long như: Công ty TNHH Hà Linh, Công ty TNHH Fusheng, Công ty TNHH HaiYih, Công ty cổ phần chè Cầu Đất...
Tuy nhiên, gần đây các doanh nghiệp trên liên tục ra thông báo hạn chế, tạm dừng thu mua nguyên liệu trà Ô long khiến người trồng chè gặp nhiều khó khăn.
Được biết, trước thực trạng khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xúc tiến làm việc với phía Đài Loan để tìm giải pháp nhằm “giải cứu” cho người nông dân trồng chè.
Trong khi người trồng chè lao đao, gặp nhiều khó khăn vì “tắc” đầu ra thì nhiều doanh nghiệp nước giải khát trong nước có sử dụng nguyên liệu trà Ô long thì lại “vô cảm”, "vô trách nhiệm" khi liên tục nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.
Nghịch lý này không những gây nên sự bất bình, thiệt thòi đối với người nông dân trong nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm, nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng Việt.
Nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, vẫn quảng cáo chất lượng Nhật Bản
Trà Ô Long TEA+ Plus là một trong những sản phẩm nước uống của Tập đoàn Suntory PepsiCo Việt Nam được quảng cáo sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật Bản, chất lượng Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm trên lại được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc nhưng Suntory PepsiCo Việt Nam lại "mập mờ" quảng cáo là chất lượng, công nghệ Nhật Bản. |
Được biết, Nhật Bản từ xa xưa đã nổi tiếng về trà, đặc biệt là Trà đạo. Văn hóa uống trà có ở rất nhiều quốc gia, tuy nhiên nâng nó lên thành một thứ đạo thì chỉ có người Nhật.
Nắm bắt tâm lí này, Tập đoàn Suntory PepsiCo Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm mới trà Ô Long TEA+ Plus và được quảng cáo sản xuất từ dây chuyền hiện đại của Nhật Bản, chất lượng Nhật Bản.
Dư luận không dễ mắc lừa Tân Hiệp Phát(GDVN) - Quyết định xử phạt của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cà Mau như giúp Tập đoàn Number 1 gỡ khỏi "án" 64 chai Dr Thanh có lợn cợn. |
Nhờ “mác” Nhật Bản cộng với chiến dịch quảng cáo rầm rộ nên dù mới xuất hiện trên thị trường, trà Ô Long TEA+ Plus đã được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
Thông tin mà chúng tôi đưa ra dưới đây có thể sẽ khiến nhiều người tiêu dùng giật mình.
Bởi, qua tờ khai hải quan thì toàn bộ nguyên liệu để sản xuất trà Ô Long TEA+ Plus lại được nhập khẩu từ Trung Quốc, hoàn toàn không dính dáng gì đến Nhật Bản.
Tờ khai nhập khẩu của Công Ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 12/2015 thể hiện mặt hàng nhập khẩu là “Bột trà ô long-Instant Oolong tea powder SUN60 (Qui cách đóng gói: 20kgs/1 carton)”, nơi nhập khẩu là Việt Nam, nguồn gốc xuất xứ ghi “CN” (viết tắt China, tức Trung Quốc - PV).
Phương thức vận chuyển loại bột trà này là đường biển. Đơn vị đối tác là Công ty SUNTORY BEVERAGE & FOOD ASIA PTE.LTD, Tên doanh nghiệp XNK là Công Ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Việt Nam.
Hàng loạt lô hàng nhập nguyên liệu trà Ô long của Suntory PepsiCo Việt Nam đều có xuất xử từ Trung Quốc. |
Từ thông tin trên có thể nhận định, nguyên liệu làm trà Ô Long TEA+ Plus có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dĩ nhiên, không phải cái gì của Trung Quốc cũng là không tốt nhưng việc không công bố rõ ràng nguồn gốc nguyên liệu của Suntory Pepsico Việt Nam khiến người tiêu dùng cảm giác như bị đánh lừa.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát có dám cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng? |
Với việc nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc nhưng lại quảng cáo có “chất lượng” Nhật Bản đang gây ra sự bất an, hoang mang đối với người tiêu dùng.
Không những thế, hàng ngàn nông dân trồng chè trong nước đang “bán đổ, bán tháo” trà Ô long thì Tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam lại đi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc đang thể hiện “sự vô cảm”, “thiếu trách nhiệm” của doanh nghiệp đối người nông dân nói riêng và cả cộng đồng, xã hội nói chung.
Lúc này, người tiêu dùng hoàn toàn đặt ra câu hỏi, Tập đoàn Suntory Pepsico Việt Nam đang “hám của rẻ”, “bất chấp sức khỏe người tiêu dùng” để nhập nguyên liệu từ Trung Quốc hay do một nguyên nhân nào khác?
Vào tháng 12/2012, Công ty Nhật Bản Ito En thông báo đã thu hồi được 400.000 gói trà tàu Ô Long sau khi kết quả khảo sát an toàn thực phẩm tại Nhật phát hiện có hóa chất trừ sâu ở tỷ lệ cao. Theo phát ngôn viên của Ito En thì vào tháng trước, một công ty đồng nghiệp báo động có tìm thấy trên trà nhập khẩu từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc trừ sâu. |
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.