Không có sinh viên nào muốn tốt nghiệp sau bạn cùng lớp

12/12/2016 08:49
Nguyễn Lan Dung
(GDVN) - Việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dạy và người học nên cần phải có một lộ trình chuẩn bị.

LTS: Thời gian giảng dạy bậc đại học sẽ được rút ngắn đang từ 4 - 6 năm sẽ giảm xuống còn 3 - 5 năm.

Việc rút ngắn thời gian đào tạo Đại học sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giảng viên và sinh viên. Nếu không có lộ trình rõ ràng để giảng viên có thời gian chuẩn bị thì sẽ gặp khó trong việc lựa chọn kiến thức để giảng dạy.

Sinh viên cũng gặp khó vì bị đẩy vào tình thế phải học nhanh mà kiến thức trang bị không đủ, không vững. Giảng viên Nguyễn Lan Dung gửi đến Giáo Dục Việt Nam chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này.

Trước thông tin sắp tới thời gian giảng dạy bậc đại học sẽ được rút ngắn. Cụ thể, thời gian đào tạo bậc đại học từ 4 - 6 năm sẽ giảm xuống còn 3 - 5 năm.

Thời gian học cao đẳng thay vì ấn định 3 năm, nay linh động 2 - 3 năm. Bậc cao học trước đây đào tạo 2 năm, nay quy định linh hoạt từ 1 - 2 năm, dù là thạc sĩ định hướng nghiên cứu hay định hướng ứng dụng.

Tôi cho rằng việc thay đổi này là tiến bộ, tuy nhiên cần phải có lộ trình, có sự chuẩn bị chu đáo cả về thể thức lẫn kiến thức.

Giảng viên cần có thời gian để hoạch định

Khi rút ngắn thời gian đào tạo thì người chịu ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên là giảng viên. Vậy phải làm sao để dù rút ngắn thời gian mà vẫn phải đảm bảo khối lượng kiến thức truyền thụ đến cho sinh viên?

Rút ngắn thời gian đào tạo Đại học cần có lộ trình và sự nhất quán. (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Rút ngắn thời gian đào tạo Đại học cần có lộ trình và sự nhất quán. (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Khi rút ngắn thời gian đào tạo thì có hai tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất là sinh viên phải tăng tốc trong quá trình học.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đổi mới chương trình giáo dục nên bắt đầu từ đâu? (GDVN) - Mỗi học sinh chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đổi mới chương trình giáo dục nên bắt đầu từ đâu?

(GDVN) - Mỗi học sinh chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường.

Tình huống thứ hai là khối lượng kiến thức từng môn học, số lượng môn học sẽ giảm. Và cả 2 tình huống này thì giảng viên đều có yếu tố quyết định.

Để phù hợp với sự thay đổi khi rút ngắn thời gian đào tạo thì buộc giảng viên phải biết lựa chọn chương trình giảng dạy, giáo trình cụ thể.

Và đặc biệt là phong cách lẫn phương pháp giảng dạy cũng phải thay đổi để thích nghi với tổng thể kiến thức truyền tải.

Không thể nói rằng trước đây giảng viên dạy tràn lan hay vốn kiến thức giảng viên giảng dạy là dư thừa được.

Vậy nên để thay đổi mà vẫn đảm bảo về chất lượng thì cần có thời gian để giảng viên hoạch định. Người đứng đầu từng bộ môn, từng khoa có tiêu chí để đánh giá sự thay đổi đó là phù hợp hay không?

Sự thay đổi này không phải là một sớm, một chiều. Vì vậy, thiết nghĩ cần có lộ trình và thời gian chuẩn bị, để giảng viên không bị “ngợp” và sẵn sàng cho sự thay đổi trong cả lý thuyết (vốn kiến thức) lẫn thực hành (phương pháp giảng dạy).

Không một sinh viên nào muốn tốt nghiệp sau

Theo các chuyên gia khuyên thì “sinh viên nên cân nhắc kỹ càng, dựa trên khả năng của mình để quyết định học 3 hay 4 năm”.

Như vậy có nghĩa là cùng một chuyên ngành, cùng một trường sinh viên có quyền kéo dài hoặc rút ngắn thời gian học của mình?

Thầy giáo chỉ "đường kiếm sống" cho cử nhân ra trường thất nghiệp (GDVN) - Định nghề, chọn nghiệp là một vấn đề khó trong bối cảnh xã hội có nhiều khó khăn hiện nay. Để giải quyết, cả nhà trường và sinh viên đều cần chủ động thay đổi.

Thầy giáo chỉ "đường kiếm sống" cho cử nhân ra trường thất nghiệp

(GDVN) - Định nghề, chọn nghiệp là một vấn đề khó trong bối cảnh xã hội có nhiều khó khăn hiện nay. Để giải quyết, cả nhà trường và sinh viên đều cần chủ động thay đổi.

Vẫn biết khi bước chân vào giảng đường sinh viên đã trưởng thành và có quyền tự lựa chọn quyết định của bản thân. Tuy nhiên, việc cho sinh viên lựa chọn như vậy sẽ vô tình đẩy các bạn vào tình thế khó.

Bởi không một sinh viên nào muốn tốt nghiệp sau bạn cùng khóa. Như vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng sinh viên “chạy đua” ra trường nên đăng ký học nhanh. Trong khi lượng kiến thức không đủ, thi rớt tốt nghiệp. Từ chỗ nhanh lại thành ra chậm.

Theo tôi, thay vì để sinh viên tự lựa chọn thì nên có sự hoạch định rõ ràng rằng những chuyên ngành nào sẽ học 3 năm, những chuyên ngành nào sẽ học 4 năm.

Việc quy định rõ ràng này sẽ đảm bảo sự nhất quán trong công tác giáo dục và đảm bảo chất lượng chung. Chúng ta hoàn toàn có thể tiên lượng được các ngành học nào cần phải có thời gian đào tạo dài hơn, các ngành nào có thể rút ngắn hơn.

Khi có sự thống nhất ngay từ đầu thì công tác đào tạo cũng sẽ thuận lợi, theo đó chất lượng đào tạo sẽ có sự thống nhất và chất lượng.

Nguyễn Lan Dung