Tiếng gà gáy báo hiệu bình minh đến vốn là điều quen thuộc với hàng tỷ người trên thế giới.
Nước Việt mình có lẽ có quá nhiều truân chuyên nên mới có chuyện dân gian về con gà “gáy gở”, ấy là khi Vua An Dương Vương xây Loa Thành, tuy vậy, đó chỉ là truyền thuyết, không có thực khiến cho loài gà bị hàm oan bao nhiêu thế kỷ.
Người Việt chuẩn bị đón năm con Gà, dải đất hình chữ S chuẩn bị đón mùa xuân mới.
Người dân có quyền lạc quan khi nói năm con Gà báo hiệu bình minh đất nước với một Chính phủ kiến tạo, minh bạch, năng động, với một đội ngũ lãnh đạo không ngại phê phán thói bảo thủ, trì trệ của quá khứ, với quyết tâm mạnh mẽ chống tham nhũng, lợi ích nhóm, chuyện con ông cháu cha,…
Người Việt đang đón năm Đinh Dậu 2017, năm con Gà. |
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi hình dáng đất nước (chữ S) cũng là chữ cái bắt đầu của các từ “sản xuất, sáng suốt, sinh sôi, sung sướng,…”.
Tất cả phải bắt đầu từ sản xuất, loài người thoát khỏi đời sống hoang dã nhờ lao động, sản xuất.
Muốn ấm no, thoát nghèo phải sản xuất, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu phải sản xuất, muốn tiếng nói của nhà nước Việt Nam được quốc tế lắng nghe phải sản xuất, sản xuất thật nhiều của cải cho dân giàu, nước mạnh và cũng là để đóng góp vào kho tàng trí tuệ của nhân loại.
Người xưa có hai từ “nghèo hèn” và “giàu sang”, thực ra không phải lúc nào nghèo cũng hèn, không phải cứ giàu là sang.
Nhưng nếu cứ “nghèo cao quý” liệu tiếng nói của nước Việt sẽ có trọng lượng trong một thế giới đầy bất ổn?
Một thế giới mà các cường quốc lúc nào cũng đi đêm trên lưng các nước yếu nhằm chia lại thị phần.
Một thế giới mà bất kỳ nguyên thủ nào cũng đưa ra những lời có cánh song việc làm lại hầu như ngược lại, họ dội bom “vì hòa bình”, họ quân sự hóa biển cả “vì hữu nghị”?
Một thế giới mà nhiều nước trở thành cường quốc không phải do đông dân, càng không phải do suốt ngày phải lo đàm phán vay vốn hay kêu gọi viện trợ.
Hoạt động sản xuất ra của cải không chỉ là phương tiện giúp con người tự hoàn thiện bản thân mà còn thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội theo chiều hướng văn minh.
Vật chất quyết định ý thức, muốn đất nước có nhiều của cải thì phải có một nền công nghiệp, nông nghiệp, khoa học, giáo dục tiên tiến, cùng với đó là một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt.
Mừng xuân, mong ước một mùa vàng và lời tri ân bạn đọc |
Sản xuất mà không “sáng suốt” thì suốt đời chỉ làm người gia công, làm thuê cho người khác, thậm chí còn biến đất nước thành bãi rác công nghiệp cho nước ngoài.
Năm 2016 tổng xuất nhập khẩu cả nước đạt con số ấn tượng 350,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015; nhập khẩu đạt hơn 174,1 tỷ USD, tăng 5,2%, xuất siêu 2,52 tỷ USD.
Sẽ thực sự là niềm vui nếu các doanh nghiệp nhà nước và do người Việt làm chủ chiếm phần lớn trong số 176,63 tỷ đô la hàng xuất khẩu chứ không phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nói thế vì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 28,4% (khoảng 50,04 tỷ USD), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tới 70,22% (khoảng 123,55 tỷ USD). [*]
Vì sao sản phẩm của doanh nghiệp trong nước chiếm chưa đến 30% tổng lượng xuất khẩu, vì chúng ta chưa biết “tự chuyển hóa” nền kinh tế từ phụ thuộc sang tự chủ, chưa thể huy động số vàng, ngoại tệ rất lớn trong dân cho phát triển kinh tế.
Lực không thiếu, tiền trong dân không thiếu, vấn đề là chúng ta có huy động được nguồn sức mạnh đó hay không?
Đảng yêu cầu chống lại “tự chuyển hóa”, đó là “tự chuyển hóa” theo hướng xấu, theo hướng chỉ biết làm giàu cho bản thân, gia đình mà bán rẻ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Những kẻ chuẩn bị sẵn quyển hộ chiếu nước ngoài, thấy động là lên máy bay đi chữa bệnh, tự biến mình thành công dân nước khác chính là những kẻ “tự chuyển hóa” mà số lượng chắc chắn không ít.
Nếu mỗi cá nhân, mỗi gia đình hay rộng hơn là một địa phương, một đất nước không thể tự lực cánh sinh, không thể tự lo cho mình, hễ đói là kêu cứu, thất nghiệp là đứng đường cầu khẩn, đó chính là không biết “tự chuyển hóa”, đó mới là mối lo cho sự tồn vong của dân tộc.
Có những địa phương bao nhiêu năm vẫn là mảnh đất nghèo, dù cần cù, hiếu học, dù rất nhiều người thành đạt song một bộ phận khá lớn dân chúng vẫn lo ăn từng bữa.
Có những người đứng mũi chịu sào chẳng bao giờ biết làm thế nào để “tự chuyển hóa” địa phương mình từ thiếu đói đến đủ ăn, không ít người chẳng bao giờ biết “tự chuyển hóa” từ những người chỉ biết đi họp thành những người biết chỉ đạo làm ra của cải.
Họ luôn xem chuyện đói nghèo là lỗi của thiên nhiên chứ không phải do con người, trách nhiệm của họ với nhân dân luôn là ký công văn xin trung ương hỗ trợ!
Suy cho cùng, “tự chuyển hóa” vốn cũng như quy luật Lượng-Chất, không có sự biến đổi về lượng sẽ không có sự biến đổi về chất.
Sự biến đổi về chất từ trái cây xanh, chát thành trái cây đỏ, ngọt là quá trình chuyển hóa tự nhiên không cần tác động của con người.
Khuyến khích quá trình “tự chuyển hóa” để đất nước trở nên cường thịnh, không lệ thuộc vào nước ngoài chính là chủ trường của Đảng, không thể vin vào chống “tự chuyển hóa” để biện minh cho sự trì trệ, bảo thủ, làm gì cũng sợ, nói gì cũng sợ.
Nói đến “sáng suốt” thì sự sáng suốt trong đường lối, trong chính sách vĩ mô mới chỉ là một nửa của vấn đề, nửa còn lại là làm sao đường lối, chính sách đi vào cuộc sống.
Ai cũng biết tham nhũng là giặc nội xâm, ai cũng muốn chống tham nhũng. Chủ trương, chính sách không thiếu song công cuộc chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước phát động chưa đạt như mong muốn, đó không chỉ là trăn trở của lãnh đạo cấp cao mà cũng là đỏi hỏi của cuộc sống, là nguyện vọng của nhân dân.
Người Việt, Nhất và Bét (3) |
Chính vì sợ “tự chuyển hóa” nên người ta mới nhắc nhau “Hà Nội không vội được đâu”, và sự “không vội” đó khiến Hà Nội phải trả giá, giao thông ùn tắc kinh niên, quy hoạch đô thị bị “băm nát”, cả thành phố là một mạng nhện các loại dây dẫn, hàng lậu bày bán công khai tại bất kỳ ngõ xóm nào,…
Người dân mong muốn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng phải “tự chuyển hóa” để trở thành tấm gương cho cả nước, trở thành đầu tàu kéo theo sự phát triển của ba khu vực trọng điểm là đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Tương tự như các tỉnh, thành phố, người dân mong muốn lãnh đạo 22 bộ và cơ quan ngang bộ cũng phải “tự chuyển hóa” để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành xem đó là tấm gương, vừa noi theo, vừa tự vấn.
Đương nhiên Nhà nước cũng cần có cơ chế vừa khuyến khích vừa bắt buộc các Bộ, các địa phương “tự chuyển hóa”, chấm dứt tình trạng 63 tỉnh thành phố chỉ có hơn chục địa phương tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về trung ương, còn lại là trông chờ vào “chùm khế ngọt” ngân sách.
Sáng suốt trong lãnh đạo, sản xuất ra nhiều của cải chính là tiền đề của sự “sinh sôi”.
Một đất nước với hơn 90 triệu dân, đa số trong tuổi lao động, đó là thời kỳ mà thế giới gọi là thời kỳ vàng về dân số. Quá trình chuyển đổi từ dân số vàng sang già hóa dân số ở Việt Nam sẽ diễn ra rất nhanh và thời kỳ vàng sẽ chỉ còn chừng 20 năm nữa (theo dự báo là đến năm 2040).
Điều cần hiện nay không phải là “sinh sôi” về nhân khẩu mà là sự sinh sôi của vạn vật. Rừng phải được phục hồi, biển phải được làm sạch, không khí, ao hồ, sông ngòi không bị ô nhiễm,…
Chỉ khi nào người Việt được sống trong môi trường tự nhiên không bị nhiễm độc bởi khí thải, bởi công nghệ lạc hậu, bởi văn hóa lai căng, bởi thói “đi tắt, đón đầu” bất chấp kỷ cương thì khi đó sự sinh sôi mới bền vững, và thế hệ hôm nay mới không mắc lỗi với con cháu mai sau.
Có những sai lầm của quá khứ không dễ khắc phục, những công trình thủy điện hạn không có nước tưới, úng lại xả lũ khiến người dân điêu đứng.
Bao nhiêu héc ta ruộng hai vụ lúa bị biến thành nhà máy hoặc bỏ hoang, bao nhiêu héc ta rừng phòng hộ bị tàn phá và đang có nguy cơ tàn phá tiếp (như dự án nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc).
Có ai trong chúng ta thích thú ngắm bình minh lên trên những vạt rừng trơ gốc, trên những cánh đồng cỏ dại, trên bãi biển chỉ có nắng gió mà thiếu vắng những cánh buồm?
“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? |
Điều có thể nhận thấy là quyết tâm của lãnh đạo cao cấp, điều dễ nhận thấy là những cấp gần dân vẫn còn theo thói “hành là chính”.
Và điều cũng dễ nhận thấy là việc xử lý một lãnh đạo cao cấp về hưu khó thế nào qua vụ liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng.
Muốn đưa Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 vào cuộc sống, chỉ dựa vào đội ngũ cán bộ đảng viên là chưa đủ nếu không nói là khó thành công.
Người dân tin vào quyết tâm của Tổng Bí thư, của Thủ tướng song chưa hẳn đã tin hoàn toàn vào đội ngũ thừa hành công vụ, muốn dân tin thì phải nói ít, làm nhiều mà việc cần làm nhiều nhất chính là “nói ít”.
Nếu sản xuất, sáng suốt, sinh sôi “đúng quy trình” thì “sung sướng” tự nhiên sẽ đến, thế nên bàn về “sung sướng” có lẽ là chưa cần thiết nếu thiếu đi hai chữ “S” đầu tiên là “sản xuất và sáng suốt”.
Để có thể sáng suốt trong lãnh đạo và sản xuất của cải vật chất “tự chuyển hóa” bản thân theo hướng trở thành con người văn minh là điều không thể không làm.
Tài liệu tham khảo:
[*] http://baodautu.vn/25-mat-hang-xuat-khau-tren-1-ty-usd-d57192.html