Đó là quan điểm của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng về phát triển giáo dục vào đào tạo ngày 14/7 vừa qua.
“Ai chả muốn con mình học đại học”
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nhạ cho biết, các địa phương đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự chọn lựa nghề nghiệp cũng phụ thuộc vào hiệu quả nghề đó mang lại. (Trong ảnh: Thủ tướng đến thăm một sản phẩm cơ khí do sinh viên chế tạo). ảnh: Tấn Tài. |
Trong đó, Bộ cũng đưa ra 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp để nâng cao kỷ cương, chất lượng giáo dục và nhận được nhiều ý kiến thống nhất của các địa phương.
“Để khắc phục cách làm trước đây là việc gì cũng quan trọng nhưng không có việc gì cụ thể.
Chúng tôi đã chuyển đổi sang cách xây dựng nội dung, nhiệm vụ gắn với mục tiêu, giao cho từng địa phương. Sau đó, mới có tổng kết để thực hiện hợp lý”, ông Nhạ cho hay.
Đại học đâu phải là tất cả(GDVN) - “Bố mẹ đừng so sánh con với con nhà người ta. Con biết mình học không tốt, kết quả đó là thực chất chỉ có bố mẹ không chịu thừa nhận nên mới bất ngờ vậy thôi”. |
Phân tích 9 nhiệm vụ, Bộ trưởng chú ý đến nhiệm vụ “phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông”.
Thực tế, đây là nhiệm vụ gian nan cho ngành giáo dục các địa phương. Thống kê của Vụ giáo dục đại học cho thấy, hầu hết người dân đều có mong muốn học lên đại học, thay vì chọn các trường nghề.
Cụ thể như tỷ lệ người dân Thành phố Hồ Chí Minh muốn học lên đại học xếp cao nhất nước (trên 90%), còn Đà Nẵng xếp thứ hai cả nước với 89%.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, địa phương này cũng gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn trong công tác phân luồng sau trung học cơ sở.
Hầu hết, học sinh và phụ huynh đều chọn con đường học lên trung học phổ thông để thi vào đại học, còn hiếm em nào chọn học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.
“Cũng giống như các thành phố lớn khác, chúng ta phải chia sẻ một điều rằng: ai chả muốn con mình học đại học.
Và rõ ràng, học lên đại học là cơ hội tốt hơn, cái đó chúng ta phải thông cảm. Đó là chưa nói đến văn hóa của chúng ta còn trọng bằng cấp. Nhưng chúng ta phải tôn trọng mong muốn đó, không nên quá nặng nề”, ông Nhạ nhìn nhận.
Nên đặt trường nghề trong các doanh nghiệp
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, điều quan trọng là chúng ta chưa tạo được niềm tin, cơ hội để cho các cháu vào những trường khác (trường nghề) phù hợp và tốt hơn (thay vì chọn học lên Đại học).
Học trò cần biết "liệu cơm gắp mắm" khi chọn nghề(GDVN) - Việc cân nhắc, lựa chọn thật kỹ lưỡng, sáng suốt ngành nghề, bậc học gắn với năng lực, hoàn cảnh kinh tế gia đình và nhu cầu lao động xã hội là rất quan trọng. |
“Sắp tới, bên cạnh chương trình giáo dục phổ thông mới thì có những chương trình về tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tăng cường thông tin để các cháu có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp.
Khi giáo dục nghề nghiệp và đặc biệt là các trường nghề phát triển, hoạt động hiệu quả thì đấy mới là quan trọng.
Nếu chúng ta không chú trọng đến việc tạo ra nhiều việc làm và không có nhiều cơ sở đào tạo nghề tốt, trong khi chúng ta cứ bảo các cháu chọn nghề đi thì hơi chủ quan”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng Nhạ phân tích tiếp: "Chúng ta phải chú trọng đầu ra. Đầu ra tốt mới kích hoạt đầu vào.
Không nên quá chú trọng vào phân luồng mà ít quan tâm, đầu tư đến việc tạo cơ hội việc làm, thu nhập tốt cho sinh viên khi chọn trường nghề.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự chọn lựa nghề nghiệp cũng phụ thuộc vào hiệu quả nghề đó mang lại.
Nên khuyến khích các doanh nghiệp mở các trường nghề. Vì trường nghề đặt ở các doanh nghiệp thì thường hiệu quả hơn”.
Để đánh giá việc thực hiện 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành giáo dục, Bộ trưởng Nhạ cho hay, sau 5 năm thực hiện sẽ có “một bản đồ” tổng kết thể hiện việc các địa phương thực hiện những nhiệm vụ này ra sao, chứ không đánh giá mang tính chung chung.