Tại buổi tọa đàm các luật Giáo dục Việt Nam do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức vào ngày 21/9, nhiều đại biểu chỉ ra sự bất cập của hệ thống luật giáo dục hiện nay.
Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách của Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng hiện đang có tình trạng có Luật nhưng rất lộn xộn.
Ông cho rằng, tại sao chỉ được phép sửa Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học còn Luật giáo dục nghề nghiệp để riêng.
Khi sửa luật, chúng ta nên học kinh nghiệm các nước nhưng chúng ta cũng phải dựa vào đặc thù lịch sử, văn hóa, xã hội của nước ta.
Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh Phó trưởng Ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách của Hiệp Hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (ảnh Trinh Phúc). |
Về vấn đề tự chủ đại học công chúng ta tiến sĩ Mai Văn Tỉnh cho rằng: “Vấn đề về tự chủ đại học tôi cho rằng rất cần thiết.
Quá trình doanh nghiệp hóa của đại học nhà nước ở Trung Quốc và Nhật Bản cần thiết để chúng ta phân tích, rút kinh nghiệm.
Ở Trung Quốc, việc tư nhân hóa các trường đại học công được thực hiện năm 1995 còn Nhật Bản tiến hành vào năm 2004, chậm hơn 9 năm so với Trung Quốc.
Nhật Bản đúng ngày 1/ 4/2004, tất cả các trường đại học công chuyển sang doanh nghiệp hóa. Để làm được điều đó, họ đã chuẩn bị rất là công phu quá trình xây dựng các luật.
Trong khi, Trung Quốc tiến hành doanh nghiệp hóa trường công từ năm 1995 cho đến khi Nhật Bản tiến hành thì họ chẳng làm được gì nhiều.
Các trường Đại học của Trung Quốc chẳng tự chủ được bao nhiêu, chỉ mỗi được cái tự chủ quyền giáo viên, quyền giảng vị. Đó là một thất bại của Trung Quốc”.
Bộ sẽ tiếp cận những vấn đề bức xúc nhất và giải quyết được! |
Chuyên gia này nhấn mạnh: Chúng ta phải suy ngẫm về thất bại của Trung Quốc. Bởi, về đời sống chính trị - xã hội nước ta có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, chính vì vậy cần phải suy nghĩ.
Nhật Bản họ thành công vì họ đã có nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ. Trong khi, Trung Quốc ở thời điểm năm 1994, khi tư nhân hóa đại học công thì họ chưa có nền kinh tế tư nhân”.
Một vấn đề nữa mà tiến sĩ Mai Văn Tỉnh có ý kiến, đó là cấu trúc Luật Giáo dục Đại học. Ông cho rằng, Luật Giáo dục Đại học cần xây dựng theo cấu trúc của nền giáo dục mở.
Thế nào là nền giáo dục mở, chuyên gia này lấy ví dụ: “Nền giáo dục mở hiện đại nhất thế giới hiện nay là của bang California – Mỹ. Ngay cả nước Anh cũng muốn học hỏi và theo đuổi mô hình này.
Một nền giáo dục mở tiên tiến như vậy chúng ta có thể học được cái gì, có theo được không?
Tôi ví dụ, năm 2016 -2017 chính quyền bang California đã phê duyệt 48,12 tỷ đô la cho giáo dục đại học. Trong đó, 96,7% ngân sách họ dành cho các trường Cao Đẳng, còn lại 3% mới dành cho đại học nghiên cứu.
Không như ở Việt Nam, chúng ta tập trung đổ tiền vào đại học quốc tế, đại học đẳng cấp thế giới, rồi đại học. Mấy trường đó đến khi tuyển sinh lại vơ bèo vạt tép, tuyển đủ mọi thứ, tuyển cả dạy nghề khiến các trường cao đẳng không tuyển sinh được.
Để xảy ra việc này lỗi thuộc về vài trò điều phố cơ quan quản lý. Luật sau này phải quy định, đại học quốc gia chỉ được tuyển các đối tượng thí sinh nào, luật phải thể hiện được rõ, chi tiết về quy định phân tầng các trường Đại học.
Còn về xếp hạng đại học, tôi có ý kiến là Chính phủ không nên liên quan. Bởi trên thế giới không có Chính phủ nào họ làm việc này”.
Tại sao cứ mãi phân biệt sinh viên trường công với trường tư? |
Liên quan đến vai trò của hội đồng trường nên được quy định như thế nào trong Luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học sắp tới, tiến sĩ Mai Văn Tỉnh chia sẻ: “Các chuyên Tây Ban Nha tiến hành nghiên cứu quá trình tư thục hóa của Đại học ở Thái Lan.
Người ta đã chỉ ra, hội đồng trường hoạt động dựa trên các lý thuyết tổ chức cơ quan, lý thuyết tổ chức kinh tế chính trị, lý thuyết về văn hóa. Họ kết luận, hội đồng trường cũng có khả năng thành tổ chức tham nhũng nếu không được kiểm soát.
Việc sắp tới đây chúng ta dự định sát nhập ông Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch hội đồng trường thành một thì nguy cơ tham nhũng rất cao. Khi quyền lực tập trung vào ông chủ tịch hội đồng trường quá lớn dễ dẫn đến lạm quyền, thích làm gì thì làm. Chúng ta cần có cơ chế khống chế điều đó.
Chúng ta cũng đừng nhầm ông Hiệu trưởng vì ông Hiệu trưởng là cơ quan điều hành, người làm thuê cho hội đồng trường.
Rồi đây nếu kiểm soát không tốt sẽ có tình trạng, tay phải ông là hội đồng trường, tay trái ông điều hành, dưới ông toàn người nhà vì thế nhà trường bỗng chốc bị chi phối bởi quyền lực gia đình trị của ông chủ tịch hội đồng trường.
Vì thế, luật phải khống chế được điều đó mà muốn làm được cần phải có chuyên gia nghiên cứu cho đầy đủ, cho đàng hoàng”.