LTS: Trong bài viết này, Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh và nghiên cứu sinh về Quốc tế hóa Giáo dục đại học, Đại học Mason George (Hoa Kỳ) Mary Beth Marklein tiếp tục chia sẻ quá trình tiến hóa với những bước thăng trầm của mô hình Cao đẳng Cộng đồng ở Việt Nam.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Những thoái chí nản lòng về kinh tế
Một số quan chức có ảnh hưởng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo không muốn đồng ý ban hành quy chế chính thức cho trường Cao đẳng Cộng đồng, vì nếu làm như vậy có thể sẽ dẫn tới hạn chế ảnh hưởng cá nhân của họ.
Bởi vì hoạt động hàng ngày của Cao đẳng Cộng đồng nằm trong thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, những quan chức đảng viên trên Bộ có thể mất cơ hội thu vén vào túi của mình theo cái gọi là “cơ chế xin-cho” - thẩm quyền trên thực tế lâu nay của quan chức có quyền hành trao đổi trục lợi cá nhân.
Chẳng hạn, “cơ chế xin-cho” đã giải thích vì sao 54 trường cao đẳng được nâng lên thành các đại học địa phương từ 1998 đến 2008 (Harvard Kennedy School Vietnam program, 2010).
Các thực tế tham nhũng cũng còn tạo ra những thách thức khác.
Ví dụ, sinh viên Cao đẳng Cộng đồng ở tỉnh Lào Cai và Cà Mau sau khi học xong chương trình ngắn hạn về du lịch ở Cao đẳng Cộng đồng phải chạy đôn đáo xin Sở Văn hóa Du lịch của tỉnh nơi có trách nhiệm cấp giấy phép hành nghề du lịch lữ hành và quản lý khách sạn (trao đổi cá nhân với Hiệu trưởng các trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai và Cà Mau ngày 20/9/2016).
Sinh viên tham gia buổi sinh hoạt theo chuyên đề tại giảng đường Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. (Ảnh: baocamau.com.vn) |
Luật lệ mới, thách thức mới
Khi củng cố địa vị của Cao đẳng Cộng đồng, Điều lệ trường Cao đẳng 2015 thậm chí cũng đưa ra những lo ngại mới.
Chẳng hạn, Cao đẳng Cộng đồng được quy định cung cấp "các hoạt động giáo dục và đào tạo đa cấp, đa ngành với kế hoạch đào tạo linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng về học tập và phát triển kinh tế-văn hóa" (Điều lệ cao đẳng, Thông tư 01/2015/TT-BGDĐT ngày15/5/2015).
Nhưng Điều lệ lại không giải thích rõ trách nhiệm giám sát/quản lý cấp Bộ đối với các cao đẳng cộng đồng, cao đẳng chuyên nghiệp khác và cao đẳng nghề.
Theo truyền thống, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về các cao đẳng cộng đồng và các trường cao đẳng chuyên nghiệp như cao đẳng sư phạm v.v..
Trong khi đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ có thẩm quyền đối với đào tạo nghề.
Sự công nhận về pháp lý các Cao đẳng Cộng đồng đưa ra khả năng có nhiều cơ hội đào tạo lực lượng lao động hơn, kể cả các chương trình ngắn hạn cấp chứng chỉ, nhưng theo Điều lệ này, các Cao đẳng Cộng đồng chỉ có thể đào tạo nghề khi có giấy phép của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của tỉnh cấp.
TS. Mai Văn Tỉnh chỉ ra những lợi thế của mô hình Cao đẳng cộng đồng |
Càng đi sâu làm rõ vấn đề quản lý như thế này lại càng thấy rối rắm.
Trước hết, tháng 6/2016, Thủ tướng cũ tuyên bố Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể sẽ chịu trách nhiệm về các chương trình đào tạo nghề khi Chính phủ yêu cầu soạn hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Ba tháng sau, vào tháng 9/2016, Thủ tướng mới lại tuyên bố, trừ các cao đẳng sư phạm nằm trong quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chức năng quản lý nhà nước các trường cao đẳng nghề, chuyên nghiệp giao về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Nghị quyết số 76/ND-CP ngày 03/9/2016).
Về phần mình, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã hứa hẹn giữ nguyên tên gọi “Cao đẳng Cộng đồng" (một lo ngại của VACC) và sẽ mời các Cao đẳng Cộng đồng tham gia thảo luận làm thế nào để duy trì và phát triển chính sách Cao đẳng Cộng đồng (Tý, 2016).
Để tiến tới mô hình tác nghiệp cho Giáo dục Đại học, Điều lệ trường cao đẳng 2015 cũng từ bỏ việc kiểm soát quản trị trường công lập, một thay đổi cho phép các cơ sở giáo dục có thẩm quyền hơn trong xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo riêng (Nghị định 77/2014 và 16/2015).
Nhưng một số thành viên VACC cho biết các biện pháp tự chủ mới còn khá mơ hồ và rất khó thực hiện, bởi vì cùng với quyền tự chủ hơn thì cũng phải tự chịu trách nhiệm về tài chính hơn.
Theo Nghị định số 16/2015, chính quyền các tỉnh cung cấp khoảng 50% kinh phí cho Cao đẳng Cộng đồng (và các đơn vị hành chính sự nghiệp công khác), phần còn lại các trường phải tự xoay sở tìm nguồn kinh phí bằng thu học phí, đầu tư tư nhân (kể cả đầu tư nước ngoài), và các nguồn khác.
Khi mà chính phủ và các cơ sở đào tạo trên khắp thế giới phải chiến đấu với khủng hoảng kinh tế vào những năm cuối thập kỷ 2000 với hậu quả thường là tai hại, thì các Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam hơn thập kỷ qua đã trải qua cắt giảm kinh phí.
Ví dụ, phần đóng góp của chính quyền địa phương cấp cho Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, một trường đóng gần thành phố Hà Nội, bị giảm từ 30 tỷ VND xuống còn hơn 11 tỷ VND/năm chỉ đủ trang trải chi phí thường xuyên kể cả trả lương cho cán bộ nhân viên.
Ở trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng, kinh phí của chính quyền địa phương cấp cho mua sắm thiết bị đã cắt giảm trong 10 năm qua từ 2 tỷ VND/năm xuống còn 400 triệu VND/năm.
Từ 2014, khi công thức mới cấp kinh phí nhấn mạnh hơn vào số lượng tuyển sinh, các Cao đẳng Cộng đồng thấy mình bị thiệt thòi vì có ít danh tiếng hơn.
Và như một cú hích buộc các trường tiến tới tư nhân hóa, năm 2014 Chính phủ bắt đầu tuyên bố kỳ vọng rằng các cơ sở đào tạo có tự chủ hơn có thể sẽ xác định và đảm bảo chất lượng đào tạo, và “phải không được giảm tiếp cận Giáo dục Đại học đối với sinh viên nghèo" (Nghị định số 77/NQ-CP).
Hiện tại, Chính phủ đang tìm kiếm các chiến lược cấp tài chính khác nhau, kể cả thu học phí cao, hỗ trợ sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp để bao cấp trực tiếp thông qua hình thức cho sinh viên vay.
Thảo luận
Tình trạng chính thức hóa của các Cao đẳng Cộng đồng đã đến vào thời điểm Việt Nam từng bước đi theo tiến trình toàn cầu hóa.
Năm 2007, khi Việt Nam tham gia WTO với yêu cầu các nước thành viên tuân thủ hiệp định chung về thương mại trong cung cấp dịch vụ (GATS), công ước gây tranh luận năm 1995, đã giải phóng thương mại quốc tế về Giáo dục Đại học và các dịch vụ khác.
Năm 2015, Việt Nam trở thành thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN để thúc đẩy "hợp tác văn hóa, xã hội-kinh tế và chính trị trong khu vực" (World Economic Forum, 2016).
Năm 2016, cùng 11 nước khu vực Thái Bình Dương, Việt Nam ký kết Hiệp định TPP (hợp tác xuyên Thái Bình Dương) nhằm làm giảm bớt các rào cản về thương mại.
Việt Nam không phải là nước độc đáo duy nhất cố gắng tân trang lại hệ thống Giáo dục Đại học của mình để hoạt động tốt hơn trong nền kinh tế thị trường tự do.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia đã thiết lập mô hình Cao đẳng Cộng đồng làm nền tảng cho các chiến lược quốc gia của họ để phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu.
Những phát triển ở Việt Nam cũng phản ánh tương tự các quá trình và mẫu hình giống các nước khác, như cuộc chiến giữa chính phủ trung ương và các đại học tự chủ, cũng như căng thẳng giữa tính hiệu quả và tiếp cận công bằng trong giáo dục để chống lại sự cào bằng giữa cung và cầu (Mok, 2007; Ngo et al, 2006).
Cũng giống như Việt Nam, Thái Lan đang phải đối mặt với thách thức khi xây dựng hệ thống Cao đẳng Cộng đồng dựa trên quản trị phi tập trung hóa (Intarakumnerd, 2012).
Trung Quốc lục địa cũng phải chiến đấu với sự phân biệt vai trò và trách nhiệm của Chính phủ và khu vực tư nhân (World Bank và Trung tâm nghiên cứu phát triển Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, 2013).
Ấy thế mà những nhân tố đó lại đang thách thức lớn hơn đối với Giáo dục Đại học Việt Nam là làm sao nâng cao được nhận thức của chính quyền địa phương về tiềm năng cho Cao đẳng Cộng đồng thu hút việc làm được trả lương cao, cung cấp khóa đào tạo cử nhân có chất lượng và tăng cường sức cạnh tranh quốc tế.
Trong quỹ đạo hiện nay của mình, Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội thu hút giới chủ đang đi tìm những lao động có kỹ năng mà họ cần.
Singapore, Malaysia và Thái Lan tranh đua tìm kiếm công việc có kỹ năng cao, trong khi các nước còn lại của ASEAN, kể cả Việt Nam, lại chủ yếu thu hút những công việc có kỹ năng thấp hay lao động phổ thông (Lan, 2015).
Những khảo sát năm 2010 của các Hiệp hội liên kết với Chính phủ Việt Nam cho thấy không chỉ các đại học Việt Nam không đào tạo ra lực lượng lao động có trình độ theo yêu cầu của nền kinh tế và xã hội Việt Nam, mà còn "đến 50% sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam không thể tìm được việc làm trong lĩnh vực chuyên môn đã qua đào tạo” (Vallely & Wilkinson, trang. 2, 2008).
Những con số gần đây cho thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp đối với người tốt nghiệp có bằng cử nhân đang tăng lên (Anh, 2016).
Nếu xu thế này cứ tiếp diễn, chẳng hạn, dự kiến đến năm 2020 khoảng 70.000 sinh viên tốt nghiệp các đại học, cao đẳng Sư phạm sẽ không tìm ra chỗ dạy học (VOV 2016; Cafebiz 2016).
Năm 2013 Thủ tướng Việt Nam đã điều chỉnh kế hoạch tổng thể mạng lưới Giáo dục Đại học với mục tiêu vào năm 2020 sẽ có 70% - 80% lượng tuyển sinh vào học chương trình định hướng nghề nghiệp; 20% - 30% vào học chương trình định hướng nghiên cứu.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từ 2009 đã cổ vũ cho mô hình tay ba (triple helix), nhưng mới chỉ dựa trên sự đối tác giữa các trường đại học, cao đẳng và giới kinh doanh công nghiệp cho thiết kế chương trình đào tạo (Tapchi.vnu.edu.vn, 2009).
Trong một đất nước có truyền thống nêu cao giá trị việc học – được minh họa bởi văn bằng hàn lâm – thì tình trạng khó xử thêm là Việt Nam làm thế nào có thể dẫn lưu được nhiều sinh viên hơn vào học các chương trình nhấn mạnh kỹ năng nghề nghiệp mà giới chủ sử dụng lao động đang cần, trong khi vẫn phải quan tâm không giới hạn đến các lựa chọn hướng vào đào tạo hàn lâm có sẵn cho sinh viên, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa cho đối tượng dân tộc thiểu số, thiệt thòi (Brint & Karabel, 1989; Clark, 1960; Raby, 2009).
Các quan chức Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây đã giảm bớt nhiều đề xuất của chính quyền tỉnh muốn nâng cấp cao đẳng thành đại học địa phương.
Năm 2014, ví dụ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai muốn sát nhập trường Cao đẳng Cộng đồng của họ với cao đẳng sư phạm đóng gần đó để phát triển thành đại học của tỉnh, nhưng các nỗ lực của họ đã không thành công.
Trường hợp Kiên Giang
Giáo dục khai phóng sẽ buộc các trường đại học cải tiến chương trình đào tạo |
Châu thổ sông Mê Kông, một trong các vùng nghèo nhất của Việt Nam sau miền núi phía Đông Bắc, đã chỉ ra sự hứa hẹn sớm là nơi các Cao đẳng Cộng đồng có thể tạo ra cả cơ hội giáo dục hàn lâm lẫn đào tạo nghề cho việc làm.
Được hình thành từ tỉnh Rạch Giá năm 2002, Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đã có các khóa đào tạo về an toàn, chế biến và bảo quản thực phẩm để tăng cường năng lực xuất khẩu cung cấp lúa, rau quả và hải sản cho cả vùng (Marklein, 2009).
Trường đã triển khai chương trình đào tạo du lịch cho nhân lực quản lý khách sạn lành nghề tại khu nghỉ dưỡng đảo Phú Quốc.
Sinh viên Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang học các khóa đào tạo hàn lâm về kế toán và công nghệ, được lựa chọn chuyển tiếp học tại Đại học Cần Thơ, một trong các cơ sở Giáo dục Đại học có uy tín nhất của đất nước.
Trong sáu năm đầu phát triển của Cao đẳng Cộng đồng này, con số lao động qua đào tạo trong rổ nhân lực của Kiên Giang đã tăng gần gấp đôi, từ 8.5% năm 2002 lên 15% năm 2008.
Số tuyển sinh trong cùng thời kỳ tăng hơn gấp đôi, từ 3.164 lên 6.500, mặc dầu có mốt số tác nhân góp phần cho đột biến đó (Marklein).
Ông Đỗ Quốc Trung, khi đó là Hiệu trưởng Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang (nghỉ hưu 2009) e ngại rằng thế hệ lãnh đạo mới của trường không cam kết giữ sứ mệnh truyền thống của trường Cao đẳng Cộng đồng – sứ mệnh mà ông đã cho là tối quan trọng để lấp đầy khoảng trống kỹ năng và cung cấp tiếp cận Giáo dục Đại học (trao đổi cá nhân với Đỗ Quốc Trung, 25/5/2016).
Ngày nay, trường này đang đối mặt với sự cạnh tranh hơn về sinh viên, ví dụ đảo Phú Quốc đang cộng tác với một cơ sở đào tạo du lịch của Hàn Quốc.
Và tính mơ hồ không rõ ràng của Điều lệ cao đẳng 2015 đã ném trường này vào tình trạng xáo trộn tiếp theo, với những tranh luận giữa các bên có liên quan rằng liệu trường Cao đẳng Cộng đồng này có quyền đào tạo nữa không.
Ở Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh đang chuẩn bị đề án sát nhập Cao đẳng Cộng đồng này với cao đẳng kinh tế-kỹ thuật của tỉnh.
Cũng còn đang tranh cãi xem sẽ nên đặt tên cho trường mới sát nhập là gì.
Các thành viên VACC muốn bảo tồn chữ “cộng đồng” có truyền thống thương hiệu quốc tế, nhưng chính quyền địa phương lại muốn lấy tên Cao đẳng Kiên Giang (Trao đổi cá nhân với Hiệu phó điều hành Nguyễn Đông Hải, 14/10/ 2016).
Kết luận và các định hướng cho tương lai
Vaira (2004) lập luận rằng sự cải biến cấu trúc Giáo dục Đại học trên toàn cầu là sản phẩm có tính cưỡng bức của các cơ quan siêu quốc gia, gồm UNESCO, World Bank, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế và Liên minh châu Âu.
Cụ thể về Giáo dục đại học (và riêng ở Việt Nam), các khủng hoảng của chính sách tự do kiểu mới cho rằng nền kinh tế thị trường làm xói mòn chức năng hoạt động của trường đại học như thứ hàng hóa công do thị trường đòi hỏi, trong khi lại đối lập với nhu cầu xã hội, đang dẫn lái việc lập kế hoạch (Nguyễn, T.K.Q, 2011) trong bối cảnh Việt Nam tìm cách tiến tới “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Cuối cùng, Du (2016) lập luận rằng "những lỗi sai, khuyết tật của thị trường" là quá nặng so với khía cạnh xã hội, và “đã dẫn tới nhiều vấn đề như bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, lãng phí và băng hoại đạo đức cũng như các xung đột xã hội đang diễn ra ngày càng căng thẳng và nghiêm trọng" (trang. 49).
Để giải quyết tình hình trên, cần chú ý rằng hiện đã bắt đầu có một cuộc cách mạng mới ngay trong lòng Giáo dục Đại học, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và e-Learning 4.0 đang tới gần. (Tinh MV, giaoduc.net.vn, 2016)
Báo cáo năm 2016 do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa 11) chuẩn bị đã nhấn mạnh chất lượng mong muốn chuyển sang chủ nghĩa xã hội:
“Trong khi nỗ lực hết sức để đạt các mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội chủ yếu, như tuyên bố trong Báo cáo Kinh tế-Xã hội, chúng ta phải tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo và quản lý.
Nhấn mạnh tiếp tục cải tiến thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả theo luật của thị trường.
Nhà nước phải sử dụng các thể chế, luật pháp, nguồn lực, công cụ quản lý và chính sách phân phối, tái phân phối để phát triển văn hóa, thực hành dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội” (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016).
Việt Nam sẽ tiến lên như thế nào là vấn đề sẽ còn phải xem.
Nhưng về cải cách Giáo dục Đại học ở Việt Nam, Tran và Marginson et al (2014) nhận xét rằng nhiều thay đổi có vẻ "phảng phất thích hợp với ý thức hệ tự do kiểu mới và các lực tác động toàn cầu", nhưng "chính bản thân nó lại là bản kế hoạch chưa hoàn chỉnh cho một chiến lược rõ ràng minh bạch của Việt Nam để phát triển Giáo dục Đại học" (trang 137).
Họ gợi ý rằng lịch sử đã được chứng minh về tính linh hoạt, mềm dẻo, thích nghi và thực tiễn của Việt Nam giúp cho đất nước này có vị thế tốt để tìm ra giải pháp.
Khi làm được điều đó, Việt Nam có thể sẽ đóng góp một quan niệm đang nổi lên về mô hình Giáo dục Đại học mang tính chất Khổng giáo.
Nhận xét về xu thế này trong các đại học châu Ấ bắt chước theo các quan điểm phương Tây, Yang (2015) lập luận rằng "đã đến lúc phải thừa kế một “ý tưởng về trường đại học” có nét khu biệt kiểu Đông Á”.
Như Tran và Marginson gợi ý, Việt Nam có thể làm tốt điều đó mỗi khi tìm lại câu trả lời có sẵn trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người vẫn tiếp tục là suối nguồn của mọi khát vọng.
Nguồn tham khảo:
(*) Cuốn “Hướng dẫn nghiên cứu so sánh quốc tế về mô hình Cao đẳng Cộng đồng và các đối tác toàn cầu”- được Nhà xuất bản Springer vừa phát hành tháng 1/2018 (International Handbook on Comparative Studies on Community Colleges and Global Counterparts - Springer Publishers) của hai đồng tác giả: Mary Beth Maklein, nguyên phóng viên tờ USD’s Today, hiện đang làm Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ về Giáo dục đại học ở Đại học George Mason, Washington DC; và Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuyên gia Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam, Phó trưởng Ban nghiên cứu và phân tích chính sách của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, thành viên Hiệp hội các đại học, cao đẳng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tài liệu tham khảo
Anh, N., Huyen, Le. (2016) Các trường Cao đẳng: lấy đâu ra sinh viên để dạy?Vietnamnet, 17/8/2016.
Altbach, P.G., & Kelly, G.P. (1978). Education and Colonialism. New York: Longman.
Ashwill, M. (2006). Vietnam Today: Guide to a Nation at a Crossroads. Boston: Intercultural Press.
AVUC (5/7/2016) Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Tờ Trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo lần 2 cấu trúc khung hệ thống Giáo dục và Đào tạo quốc gia của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
de Geoje, P. (2012). With Solidary Greeting – Technical and Scientific aid to Vietnam, 1971- 2011. ( M.V. Tỉnh dịch). Hanoi: VNU.
Brint, S. and Karabel, J. (1989). The Diverted Dream: Community Colleges and the Promise of Educational Opportunity in America, 1900-1985. New York: Oxford University Press.
Clark, B.R. (1960). The 'Cool-ing Out' Function in Higher Education. American Journal of Sociology 65(6): 569-576,
Du, H.T. (2016, Sept. 30). Interpretation of socialist oriented market economy in Vietnam. In Nguyen Trung Hung,
Jeng-Chung Victor Chen (Eds.). Proceedings of the Modern Ideologies in Economic and Governance & The Application for Vietnam after Joining AEC and TPP, 47-50. Ho Chi Minh City
Epperson, C. (2010). An Analysis of the Community College Concept in the Socialist Republic of Viet Nam (Unpublished doctoral dissertation). Retrieved from https://apps.umsl.edu/webapps/weboffice/ETD/query.cfm?id=r4941
Harvard Kennedy School Vietnam Program (2010, July). Beyond the Apex: Toward a SystemLevel Approach to Higher Education Reform in Vietnam. Retrieved from http://www.ash.harvard.edu/extension/ash/docs/beyondtheapex.pdf
Jamieson, N. (1995). Understanding Vietnam. London: University of California Press. Intarakumnerd, T. (2012).
The development of community college system in Thailand. In A. Wiseman, (Ed.) International Perspectives on Education and Society. Emerald Insight. Doi: 10.1108/S1479-3679(2012)0000017018
International Labour Organization (2014, September.) The hole between training and employment causes the inherently low labor quality and capacity more bad. The bulletin of ILO. Hanoi.
ILO and ADB study on ASEAN community (2015). Integration toward better employment andcommon prosperity
Khe, D.B. (1970). The Community College Concept: A Study of its Relevance to Post-war Reconstruction in Vietnam (Doctoral dissertation). Los Angeles: University of Southern California.
Khe, D.B. (1992). The difficult path toward an integrated university and community college system inVietnam. Retrieved from http://www.kieumauthuduc.org/backup/ images/KMTD_Docs/HigherEducation_DoBaKhe.pdf
Lam D.B. and Vi N.H. (2009). The development of the Community CollegeModel in Vietnam in the Time of
Country’s Reorganization and International Integration. In R.L. Raby, E.J. Valeau, Eds.), Community College Models, 91-116 Springer.
Marklein, M.B. (2009, Sept. 24). Vietnam, other nations look to U.S.-style community colleges. USA TODAY. Retrieved from http://usatoday30.usatoday.com/news/education/2009-09-23-vietnam-community-collegeN.htm.
Mok, K. H. (2007). Questing for Internationalization of Universities in Asia: Critical Reflections. Journal of Studies in International Education, 11(3–4), 433–454. http://doi.org/10.1177/1028315306291945
Ngo, T. M., Lingard, B., & Mitchell, J. (2006). The policy cycle and vernacular globalization: a case study of the creation of Vietnam National University—Ho Chi Minh City. Comparative Education, 42(2), 225–242. http://doi.org/10.1080/03050060600628082
Nguyen, T. K. Q. (2011). Globalization and Higher Education in Vietnam. Journal of Interdisciplinary Studies, 23(1/2), 117–136.
Oliver, D. (2009). Globalization of Higher Education and Community Colleges in Vietnam. In R.L. Raby, E.J. Valeau, Eds)., Community College Models, 197-218 Springer.
Raby, R. L. 2008). Defining the Community College Model. C Model. In R.L. Raby, E.J. Valeau, Eds)., Community College Models, 3-20 Springer.
Robinson, C.K.(2016, April 30). Vietnam's Socialist-Oriented Market Economy. Communist Party USA. Retrieved from http://www.cpusa.org/party_voices/video-vietnams-socialist-oriented-market-economy/
Tinh, M.V. (2016). So sánh đối chiếu các hệ thống giáo dục thanh niên trên thế giới trong 100 năm qua. Chương 2 cuốn: Kinh nghiệm nước ngoài trong quốc tế hóa giáo dục đại học - áp dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên.
Tinh, M.V. (2016) Giáo dục sẽ ra sao khi robot xuất hiện cùng trí tuệ nhân tạo? (Giaoduc.net.vn, 30/10/2016 (http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-duc-se-ra-sao-khi-robot-thay-the-con-nguoi-voi-tri-tue-nhan-tao-post171985.gd)
Tran, L.T. and Marginson, S. (2014). Education for Flexibility, Practicality and Mobility. In L.T. Tran, S.
Marginson et al (eds.). Higher Education in Vietnam: Flexibility, Mobility and Practicality in the Global Knowledge Economy. Hampshire, England: Palgrave Macmillan.
Tran, L., Marginson, S., Do, H., Le, T., Nguyen, N., Vu, T., & Pham, T. (2016). Higher Education in Vietnam: Flexibility, Mobility and Practicality in the Global Knowledge Economy. Springer.
Tý, H.X. (2016, Sept. 20). Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam ở Hà Nội.
Shin, J. C. (2013). Higher Education Development in East Asian Countries Focusing on Cultural Tradition and Economic Systems. In D. Neubauer, J. C. Shin, & J. N. Hawkins (Eds.), The Dynamics of Higher Education Development in East Asia (pp. 11–27). Palgrave Macmillan US. https://doi.org/10.1057/9781137347374_2
Socialist Republic of Vietnam. (1995). Report by the Government of Vietnam to the Sectoral Aid Coordination Meeting on Education. Hanoi: author.
Socialist Republic of Vietnam. (2016). Báo cáo chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa 1, Đại hội Đảng XII
Vallely, T., and Wilkinson, B. (2008). Vietnamese Higher Education: Crisis and Response. Memorandum to Higher Education Task Force. Cambridge, Mass. Ash Institute for Democratic Government and Innovation, Harvard Kenny School. Retrieved from http://www.hks.harvard.edu/innovations/asia/Documents/HigherEducationOverview1120 08.pdf
Vaira, M. (2004). Globalization and higher education organizational change: A framework for analysis. Higher education, 48(4), 483-510.
Vietnam Association of Community Colleges. (2016) Báo cáo tổng kết Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam
Vietnam Association of Community Colleges. (n.d.) Retrieved from http://vacc.org.vn/?lang=2
Anh, H. (2016, Sept. 4). Cái đáng báo động nhất là chất lượng của giáo dục bậc ba. Vietnamnet
Vu Lan (2015, Nov. 11). Nguồn nhân lực của Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập. Báo Nhân Dân. Nhandan.org.vn.
World Bank and Development Research Center of the State Council of China (2013).
World Economic Forum. (2016). The ASEAN Economic Community:What you need to know. Retrieved from https://www.weforum.org/agenda/2016/05/asean-economic-community-what-you-need-to-know).
Yang, R. (2016). Cultural Challenges Facing East Asian Higher Education: A Preliminary Assessment. In C.
Collins, M. Lee, J. Hawkins and D. Neubauer (Eds.), Handbook of Asian Higher Education. Palgrave Macmillan (Forthcoming)
Zha, Q., Shi, J., and Wang, X. (2016). Is There an Alternative University Model? The Debate around the Chinese
Model of the University. In James Côté and Andy Furlong (Eds.), Handbook of the Sociology of Higher Education (pp. 273-285). Milton Park, Abingdon: Routledge.