LTS: Bài viết sau đây là bài viết thứ ba của Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh nằm trong loạt bài viết về giáo dục đại học nghề nghiệp tại châu Âu.
Trong bài viết này, tác giả tập trung về các hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới tại các trường đại học ứng dụng tại Phần Lan.
Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng bạn đọc.
Chính thức hóa các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Các trường đại học ứng dụng Phần Lan phải đối mặt với thách thức mới khi quá trình chính thức hóa các hoạt động này được hoàn tất vào năm 2000.
Đó là thời điểm chuyển sang giai đoạn 2 của phát triển.
Vấn đề chính lúc này là mở rộng nhiệm vụ cốt lõi của trường đại học ứng dụng và phát triển nội dung liên quan.
Đã có thảo luận về việc mở rộng nhiệm vụ cốt lõi liên quan việc xác định R&D có phải là chức năng cốt lõi của đại học ứng dụng hay không.
Công tác R&D dần dần được coi là nhiệm vụ cốt lõi của nhà trường.
Mặc dù quan niệm rộng hơn về sứ mệnh của trường đại học ứng dụng đã được ủng hộ, nhưng sự thay đổi này không có nghĩa xảy ra ngay tức thời.
Đại học ứng dụng Laurea. (Ảnh: thestudyabroadportal.com) |
Năm 2002 ấn phẩm Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học ứng dụng có nhan đề:
"Trên đường đi riêng của các bạn, vị trí trung tâm của nhiệm vụ giáo dục trong trường Đại học ứng dụng đã được xác định”.
Trong cuốn sách này, Hiệu trưởng Pentti Maljojoki (2002, 239) đã nhấn mạnh công việc đồng nhất này và tuyên bố:
Các cơ sở nền tảng cho giáo dục đại học nghề nghiệp ở Phần Lan |
“Để phát triển và duy trì trường đại học khoa học ứng dụng, việc giảng dạy và nghiên cứu trình độ cao và môi trường học tập phải được chọn là nội dung cốt lõi cho công việc đồng nhất này”.
Thảo luận mở rộng nhiệm vụ cốt lõi cũng tập trung vào mạng lưới vùng.
Phát triển vùng trở thành đề tài trung tâm trong các báo cáo của Hội đồng đánh giá giáo dục đại học Phần Lan (FINHEEC).
Tuy nhiên, khái niệm về hoạt động R&D chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ.
Trong tài liệu thẩm định trường đại học ứng dụng, quan niệm về hoạt động R&D liên quan đến luận văn và đào tạo thực hành theo thói quen.
Trong thẩm định tính hiệu quả vùng của các cơ sở giáo dục đại học, việc nghiên cứu thường được coi như chức năng của trường đại học hơn là hoạt động R&D được tích hợp.
Sự đa dạng hóa chức năng cốt lõi có thể quan sát thấy khi thảo luận về hoạt động R&D mở rộng ra ngoài phạm vi nghiên cứu cá nhân và luận văn.
Chẳng hạn, Kinnunen (2002, 245) đã phân loại R&D là hoạt động phát triển khi sinh viên viết luận văn, là việc nghiên cứu của giáo viên và công tác R&D do cán bộ nhân viên làm trong các dự án khác nhau.
Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục |
Trong một vài bối cảnh, chức năng dịch vụ, tức công việc hướng vào khách hàng và thực hiện dịch vụ, được đặt ngang hàng với R&D.
Giai đoạn 2 phát triển các trường đại học ứng dụng đã đạt tới cực điểm trong Luật 2003.
Theo Luật này, hoạt động R&D được tiếp cận như nhiệm vụ cốt lõi của trường đại học ứng dụng:
Hoạt động trên cơ sở kinh doanh văn hóa, nghệ thuật và nghiên cứu, các trường đại học ứng dụng phải cung cấp giáo dục đại học cho việc làm của chuyên gia chuyên môn dựa theo yêu cầu của đời sống việc làm và phát triển của nó;
Hỗ trợ phát triển chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân;
Tiến hành nghiên cứu ứng dụng và phát triển để phục vụ giáo dục, hỗ trợ thế giới việc làm và phát triển vùng, có chú ý tới cơ cấu công nghiệp của vùng (Act 2003.)
Định nghĩa mới này gắn với phát triển cấu trúc thực chất.
Các trường đại học ứng dụng phác thảo chiến lược R&D, xác định tiêu điểm và chương trình nghiên cứu cụ thể.
Bộ Giáo dục Phần Lan yêu cầu gắn chiến lược này với phát triển vùng và những chương trình phát triển khác:
Trường đại học ứng dụng phải liên kết chiến lược R&D với các chương trình của địa phương, các chương trình cụ thể hóa nhất quán với mục tiêu phát triển vùng như một trung tâm chất lượng cao, đồng thời cũng gắn với các chương trình chính sách cơ cấu và khu vực của Liên minh châu Âu và các mục tiêu chiến lược khác cho khu vực (OPM 2004, 73).
Định nghĩa này kêu gọi chú ý phân chia lao động giữa các Đại học truyền thống và các trường đại học ứng dụng.
Hoạt động R&D của trường đại học ứng dụng được chỉ đạo chủ yếu nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển cụ thể của các công ty riêng lẻ, ở địa phương và trong vùng.
Các hoạt động R&D mở rộng nhanh.
Kinh phí cấp cho R&D được coi là chỉ báo chính; năm 2000-2005 chi phí nghiên cứu ở trường đại học ứng dụng tăng hơn 3 lần (ARENE 2008, 53).
Mặc dầu các hoạt động dự án được nhấn mạnh, các mục tiêu thực được hướng vào công tác phát triển vùng và đối tác chiến lược hơn là các dự án riêng lẻ.
Các nhà quản lý và điều phối hoạt động R&D được thuê từ trường đại học ứng dụng.
Công việc của họ gồm lập kế hoạch hành chính cho toàn bộ tổ chức. Ngoài ra, họ trở thành chủ thể trung tâm của hoạt động cùng với các giảng viên chính chịu trách nhiệm về phát triển lĩnh vực chuyên môn đặc thù.
Phi tập trung hóa và tập trung hóa các hoạt động đã gây ra tranh luận.
Một số trường đại học ứng dụng đã tách riêng các đơn vị R&D ra (ví dụ, Seinäjoki UAS), ngược lại, một số trường khác lại nhấn mạnh tầm quan trọng tích hợp chặt chẽ giảng dạy với R&D.
Ở Trường Đại học ứng dụng Laurea, mô hình học tập bằng phát triển đã được nghĩ ra để tích hợp các chức năng khác nhau của trường đại học ứng dụng.
Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh tích hợp vững chắc các hoạt động dạy học và R&D hơn là tách các đơn vị R&D.
Về phần thực hiện chức năng cốt lõi của trường đại học ứng dụng thì điều cơ bản là thay vì thiết lập các đơn vị nghiên cứu tách khỏi các hoạt động khác với giảng dạy trong cơ sở giáo dục, các trường đại học ứng dụng tổ chức công tác R&D của mình sao cho tương tác với dạy học, đời sống việc làm và phát triển vùng càng liên tục càng tốt (OPM 2004,74).
Tình trạng tiến thoái lưỡng nan trở nên rõ ràng trong các đường lối chính sách chiến lược của Bộ.
Một mặt, các mục tiêu phải nhằm thực hiện những dự án cơ bản phục vụ phát triển vùng, mặt khác, lại có ý định tích hợp chặt chẽ các hoạt động R&D với dạy học.
Đầu những năm 2000 là thời gian tích cực thiết kế nội dung, đòi hỏi phải nhìn sát vào nhiều vấn đề nguyên tắc, cụ thể là mối quan hệ giữa nghiên cứu và phát triển cần được quyết định.
Một số học giả có ý định tăng cường nền tảng hoạt động R&D bằng cách kết hợp tri thức dựa theo nghiên cứu và tri thức thực hành.
Hơn nữa đã tìm ra cơ sở trí thức cho một định nghĩa đúng về hoạt động R&D ở trường đại học ứng dụng.
Đã thử nghiệm tách khỏi truyền thống nghiên cứu hàn lâm bằng việc bàn về 2 loại tri thức khác nhau dựa theo quan điểm của Gibbons et al. (1994):
Tri thức khoa học loại 1 và tri thức thực hành loại 2 xuất hiện từ công tác thực hành.
Về hoạt động R&D, tình hình ở đầu thiên niên kỷ có tính hai mặt:
Một mặt, nhấn mạnh tăng cường trạng thái pháp lý của R&D thông qua soạn thảo các chiến lược trong số các vấn đề khác.
Điều này tạo ra không gian cho các nhà quản lý hành chính. Những nhà quản lý và điều phối nghiên cứu trở thành chủ thể trung tâm xác định R&D.
Mặt khác, việc mở rộng tính nguyên tắc của bản chất hoạt động R&D lại vẫn chưa được giải quyết.
Qui trình kiến tạo hoạt động R&D được tiến triển hoàn toàn mở, không có bất kỳ mục tiêu cụ thể nào.
Các hình thức hoạt động R&D thực sự khá đa dạng.
Các luận văn của sinh viên với hướng đi chiến lược rộng hơn; công tác nghiên cứu hàn lâm do giáo viên thực hiện, và công tác phát triển nặng về thực hành luôn được tranh luận trong các bối cảnh như vậy.
Giảng viên chính có vẻ là những chủ thể cụ thể trong lĩnh vực giáo dục chính cũng với các tác nhân khác.
Tiến tới thiết lập hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới (R&D&I)
Ở giai đoạn 3, địa vị trường đại học ứng dụng với tư cách là cơ sở giáo dục đại học được xác lập hoàn toàn.
Tiến trình Bologna có ý nghĩa cho phát triển trình độ đào tạo thạc sĩ, và các định nghĩa chính xác về chuẩn năng lực được tạo ra qua giáo dục.
Những qui trình này đòi hỏi phân tích sâu các nhu cầu về năng lực của đời sống việc làm cũng như nghiên cứu kỹ về mặt nội dung.
Quan điểm hoạt động R&D giai đoạn 3 đặc biệt chú ý tới thiết kế cấu trúc có nguồn gốc từ Chiến lược Lisbon và sự thúc đẩy tiếp theo về cạnh tranh quốc gia và châu Âu theo chương trình Lisbon (OPM 2007a, 10).
Bức tranh về giáo dục khai phóng dưới góc nhìn của Giáo sư Lâm Quang Thiệp |
Đã có nỗ lực coi hoạt động R&D như một phần của mạng lưới cơ sở giáo dục đại học quốc gia và quốc tế. (OPM 2010, 21).
Cùng với phát triển cấu trúc, tiến trình Bologna đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đánh giá chất lượng trong cơ sở giáo dục đại học nghề nghiệp.
Năm 2005, Hội đồng đánh giá giáo dục đại học Phần Lan bắt đầu kiểm định hệ thống đảm bảo chất lượng trong trường Đại học ứng dụng.
Việc đánh giá hoạt động R&D cũng được bắt đầu cùng với đánh giá giáo dục đại học.
Điều này đã tăng cường chuyển dịch chú ý từ nội dung sang hình thức hoạt động R&D.
Cán bộ quản lý hành chính giám sát qui trình này và các chỉ số này đã tăng cường vị trí của họ như những chủ thể chính.
Những quan điểm mới cũng được nhận thức trong định nghĩa về hoạt động R&D.
Trong kế hoạch phát triển và giáo dục 2007-2012 của Bộ Giáo dục Phần Lan (OPM 2007b), quan niệm về hoạt động R&D bị thay thế bằng quan niệm về hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới (R&D&I).
Năng lực chung của các trình độ văn bằng đạo tạo ở trường Đại học ứng dụng được cập nhật bởi ARENE, có những thay đổi tương ứng về khái niệm như: “năng lực phát triển” được thay thế bằng thuật ngữ “năng lực đổi mới” (ARENE 2010).
Trong hoạt động đổi mới, các chiến dịch quốc tế được chuyển sang phát triển vùng (OPM 2010, 22).
Chẳng hạn, kế hoạch kinh tế và hành động năm 2008 của Bộ Giáo dục Phần Lan xác định mục tiêu đổi mới, nghiên cứu và phát triển như sau:
Mục tiêu là mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trình độ cao tầm quốc tế, có khả năng chất lượng tốt, cung cấp giảng dạy dựa trên nghiên cứu nhằm vào chuyên gia và công tác R&D ở nơi có thể phát triển vùng, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống việc làm trong vùng đó (OPM 2008).
Việt Nam học được gì từ mô hình tự chủ của các trường Đại học Âu – Á? |
Việc nhấn mạnh công tác đổi mới phải đặt vào định hướng theo nhu cầu, người sử dụng và yêu cầu (OPM 2010, 21-22):
Các trường đại học ứng dụng tăng cường hoạt động R&D&I định hướng theo nhu cầu, người sử dụng và yêu cầu cũng như nâng cao chất lượng và hiệu suất của công tác này.
Cụ thể, hoạt động R&D&I liên quan tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động của khu vực công lập, cũng như phát triển dịch vụ đổi mới được tăng lên.
Việc các trường đại học ứng dụng tham gia vào các chương trình Chất lượng cao và hoạt động của cụm năng lực chiến lược hàng đầu được tăng cường.
Sự nhấn mạnh định hướng vào người sử dụng là một trong những thảo luận trung tâm nhất của giai đoạn 3 về nội dung hoạt động R&D.
Hướng vào người sử dụng gắn liền với xu thế mạnh của quốc tế đã lan tỏa vào mọi lĩnh vực giáo dục.
Lúc này, việc tăng cường hệ thống đổi mới và thương mại hóa đổi mới, phát triển hệ thống tài trợ nghiên cứu, thúc đẩy kinh doanh và quốc tế hóa là những chủ đề trung tâm của hoạt động R&D&I.
Mặc dù vậy, khi hoạt động R&D được xác lập như một phần sứ mệnh cơ bản của trường đại học ứng dụng, thì vị trí hàng đầu của quá trình giáo dục làm phức tạp hóa công tác R&D&I thực hành.
Các đối tác hợp tác chỉ biết đến trường đại học ứng dụng chủ yếu như là cơ sở giáo dục, việc lập kế hoạch thời gian biểu của giáo viên theo học kỳ không còn thích hợp với các hoạt động của dự án có tốc độ thực hiện nhanh.
Trong thảo luận giai đoạn 3 vị trí của hoạt động R&D&I được xác lập và mục tiêu của chúng cũng được xác định.
Chủ thể trung tâm nhất là cán bộ quản lý hành chính và điều phối viên hoạt động R&D&I.
Các chiến lược, qui trình và chỉ số đối tượng là trọng tâm cốt lõi của thảo luận này.
Nhiệm vụ phát triển chính thức và bán chính thức đã nổi lên với mô hình hướng vào lập kế hoạch và tính hợp lý.
Các thảo luận chuyển từ bàn luận về tác nhân, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn sang phát triển hướng vào hệ thống nơi mà các tác nhân chính là Đại học ứng dụng với tư cách là cơ sở giáo dục.
Mặt khác, sự cải biến này cũng không hoàn toàn tương đẳng.
Cuộc tranh luận nội dung hoạt động R&D&I ở Đại học ứng dụng vẫn còn đa dạng và khác nhau.
Sự phát triển về nội dung và quan niệm có trong các dự án mạng lưới do Bộ Giáo dục cấp kinh phí, cũng như trong các tạp chí điện tử truy cập mở dành cho giới nghiên cứu hàn lâm.
Những người tham gia tranh luận kêu gọi chú ý tới những vấn đề như bản chất quốc tế của hoạt động R&D, mô hình “phòng thí nghiệm sống”, tính trung tâm của năng lực đánh giá trong hoạt động R&D, phát triển lấy tác nhân và người sử dụng làm trung tâm.