Có phát nhưng khóa mã
Như báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa trong bài viết: “Mobitv tự ý cắt kênh thiết yếu, nói dối khách hàng” và “MobiTV vẫn cắt sóng kênh thiết yếu quốc gia, lờ quy định pháp luật” về việc khách hàng của MobiTV phản ánh việc họ hết cước nhưng bị cắt toàn bộ sóng của kênh thiết yếu truyền hình quốc gia.
Các kênh thiết yếu bao gồm cả các kênh truyền hình thiết yếu buộc phải phát như ANTV, Vnews và VTC1, VTV1, Nhân Dân…
Sau khi báo phản ánh, công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu (Công ty AVG) đã cử đại diện làm việc với báo điện tử Giáo dục Việt Nam về vụ việc.
Trong buổi làm việc đại diện của công ty AVG cho biết doanh nghiệp đã làm việc với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cũng tại đây, đại diện của AVG cũng thông báo sơ qua buổi làm việc.
AVG có phát kênh thiết yếu nhưng... khóa mã khi khách hàng hết tiền. (Ảnh: LC) |
Đại diện của công ty AVG cũng cho biết: “Theo quy định của nhà nước, tất cả hạ tầng đường dẫn, truyền hình đều phải phát sóng kênh thiết yếu quốc gia ở trong gói kênh cung cấp.
AVG là đơn vị truyền hình trả tiền và đã thực hiện đúng quy định là trong các gói kênh của AVG truyền dẫn đến cho khách hàng là có kênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia.
Thế nhưng vì AVG là đơn vị truyền hình trả tiền nên khi khách hàng hết cước thì toàn bộ gói kênh bị khóa lại và khách hàng không xem được nữa. Muốn xem nữa khách hàng phải đóng tiền lại”. Đại diện của AVG cho biết.
Đại diện của AVG cũng cho biết, trong gói phát sóng của họ luôn có sóng kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, tuy nhiên có sự can thiệp bằng cách khóa mã.
Do đó, AVG cho rằng mình có phát sóng trong các gói kênh và chỉ dùng biện pháp kỹ thuật can thiệp và khóa mã kênh khi khách hàng thiếu tiền.
Khi được hỏi doanh nghiệp hiểu thế nào về quy định tại điểm a, khoản 1, điều 14 trong Nghị định 06/2016/NĐ-CP nêu rõ: “Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia phải cung cấp đến tất cả các thuê bao;...”
Đại diện AVG chỉ cho biết họ đã làm việc với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và Cục cũng đồng ý rằng AVG không sai.
Lỗi do khách hàng không cung cấp thông tin thật
Khi được hỏi quyền lợi của khách hàng được đảm bảo như thế nào khi khách hàng không nhận được hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp.
Đây cũng là nguyên nhân độc giả kiến nghị lên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về việc họ không nhận được hợp đồng và cũng không biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi sử dụng dịch vụ của MobiTV.
Đại diện AVG cho biết, hiện doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật là có hợp đồng mẫu và hợp đồng mẫu đó có thực hiện đăng kỳ với cục quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương và thực hiện đúng thủ tục quy định.
Đại diện của AVG cho biết: “Khi bán hàng ra thị trường, chúng tôi đã có sẵn hợp đồng mẫu đó đi kèm theo mỗi thiết bị để đưa đến tay khách hàng, khách hàng có trách nhiệm điền đầy đủ thông tin và gửi lại cho chúng tôi”.
MobiTV vẫn cắt sóng kênh thiết yếu quốc gia, lờ quy định pháp luật |
Tuy nhiên vị này cũng cho biết vì nhiều lý do nên một số hợp đồng đã không về được với công ty và một số đại lý đã không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ khi không hướng dẫn đầy đủ cho khách hàng.
Vị này viện ra ví lý do: “Đôi khi khách hàng mua hàng không để ý các dịch vụ kèm theo, mặc dù chúng tôi đã khuyến cáo bằng hình thức này hình thức khác thế nhưng khách hàng vẫn không quan tâm.
Đến khi không hài lòng vấn đề này vấn đề kia họ muốn tìm hiểu thêm thì họ mới nghĩ đến cái hợp đồng và họ đi tìm.
Thế nhưng khách khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình của AVG đều phải có thao tác là nhắn tin kích hoạt đầu thu, nhờ có thao tác đó chúng tôi có thông tin khách hàng.”
Đại diện của AVG cho biết đôi khi khách hàng không muốn cung cấp thông tin cho bên chúng tôi vì họ bảo cái này không bắt buộc.
“Đại lý bán hàng cho chúng tôi, những người đến lắp đặt trực tiếp khách cho khách hàng người ta phải hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng là phải khai báo thông tin sau đó sẽ tiếp nhận các hợp đồng mà khách hàng giữ lại một bản và một bản chuyển về cho công ty.
Đồng thời họ phải làm thêm một việc là họ phải nhắn tin kích hoạt cho hệ thống”. Đại diện của AVG nêu.
Việc làm thất lạc hợp đồng là do đại lý và khách hàng không quan tâm? (Ảnh: LC) |
Cũng theo vị đại diện này, do khách hàng cung cấp thông tin sai lệch, địa chỉ khác, tên cũng khác AVG không thể yêu cầu hay bắt buộc khách hàng làm cho đúng được.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng như vậy AVG bán dịch vụ cho ai AVG cũng không cần phải xác định?
Đại diện của AVG cho rằng công ty có động thái xác nhận thông tin khách hàng nhưng không phải lúc nào công ty cũng xác nhận được chính xác thông tin khách hàng.
Đại diện công ty AVG cũng bày tỏ mong muốn khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cho AVG để AVG đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Sắp tới AVG cũng mở rộng các hình thức ký hợp đồng với khách hàng như hợp đồng điện tử, hợp đồng thông qua nhiều dịch vụ thể hiện khác nhau.