Đó là nhận định của bà Sarah Williver – chuyên gia giáo dục STEM đến từ Mỹ tại chương trình “Triển khai giáo dục STEM ở bậc mầm non, tiểu học” diễn ra ngày 8/8 tại Hệ thống giáo dục Sakura-Olympia (Đà Nẵng) với sự tham gia của nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh trên địa bàn.
Dạy học tích hợp lấy giáo dục STEM làm trọng tâm với các dự án giúp học sinh hứng thú và phát triển tư duy. Ảnh: TT |
Trước khi bước vào buổi hội thảo, bà Sarah Williver đã tổ chức một tiết học mẫu đầy sinh động về việc ứng dụng STEM lồng ghép cả khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học.
Trong đó, tiếng Anh được sử dụng như là phương tiện để chuyển tải kiến thức.
Bà Sarah Williver chia sẻ: “Khi giảng dạy với STEM, chúng tôi tạo ra một môi trường học tập nơi học sinh khám phá và đặt câu hỏi, suy nghĩ, kiểm tra, ghi lại dữ liệu, phân tích dữ liệu và sau đó đánh giá.
Học sinh cấp 3 được khuyến khích học STEM và khởi nghiệp sớm |
Trong một lớp học, quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần. STEM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics).
Trong khi một số trường nghĩ STEM có nghĩa là dạy học sinh kỹ năng máy tính, hoặc cách sử dụng tivi, chúng tôi biết rằng nó còn hơn thế nữa.
Dạy học STEM có nghĩa là tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán vào mỗi bài học, là học tập dựa trên dự án thực tế và sinh động, nơi học sinh phát triển kiến thức của riêng mình, và làm theo niềm đam mê của riêng mình”.
Dẫn ra các số liệu nghiên cứu của Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên của Mỹ, Tiến sĩ Đỗ Văn Tuấn – chuyên gia giáo dục STEM khẳng định, STEM được đánh giá là xu thế không thể đảo ngược khi đến năm 2030, máy tính sẽ thay thế con người trong khoảng 60% công việc.
Lao động STEM sẽ đóng vai trò chi phối khi với chỉ 4% người lao động là nhà khoa học và kỹ sư nhưng đã tạo ra việc làm cho 96% số lao động còn lại.
10 công việc được trả lương cao nhất đều trong các lĩnh vực STEM…
Phát biểu tại chương trình, Phó Giáo sư Lê Quang Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết:
“Ứng dụng giáo dục STEM tại Việt Nam đang còn vấp phải những khó khăn nhất định về mặt con người tổ chức và thực hiện.
Nghĩ “thi gì học nấy” là trở lực lớn khi đưa giáo dục STEM vào nhà trường |
Về dịch chuyển mô hình tư duy cũ sang mô hình tư duy mới, hệ thống đánh giá còn nặng nề, chưa phản ánh được sự đổi mới trong giáo dục.
Việc phát triển giáo dục STEM trong chương trình chính khóa mà nhà trường mạnh dạn triển khai hoàn toàn đi đúng ý tưởng của giáo dục STEM trên thế giới, là ý tưởng mang tính đột phá trọng giáo dục Việt Nam.
Trong đó rõ nét nhất là vai trò của giáo viên không còn áp đặt kiến thức lên người học mà là người bạn.
Người hỗ trợ và khuyến khích học sinh phát triển toàn diện năng lực của trẻ về kiến thức, kỹ năng, ngôn ngữ và nhất là tư duy, sáng tạo”.
Trước băn khoăn về làm thế nào để triển khai giáo dục STEM vào chương trình chính khóa, Tiến sĩ Đỗ Văn Tuấn chỉ ra các giải pháp như:
Dạy học tích hợp lấy giáo dục STEM làm trọng tâm với các dự án giúp học sinh hứng thú và phát triển tư duy;
Đánh giá xác thực học sinh, cá nhân hoá việc giảng dạy và học tập với kết quả đánh giá học sinh dựa trên Rubric và thống kê;
Phương pháp giảng dạy với 7 nguyên lý được hệ thống hóa trong học liệu;
Sử dụng các chương trình đã kiểm định tiêu chuẩn Hoa Kỳ và Nhật Bản như Cambridge, Takasago,… làm nền tảng…
“STEM mở ra mô hình trường học kỹ thuật số với sự quản lý thông minh và những giải pháp dạy và học tương tác.
Giáo dục STEM sẽ đem đến những tư duy và kỹ năng cần thiết nhất cho học sinh trong thế giới của cách mạng công nghệ 4.0” Tiến sĩ Tuấn nhấn mạnh.